Vì sao phải cải tạo đất? 6 cách cải tạo đất phổ biến

Đất nghèo nàn chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Đó là lý do vì sao phải cải tạo đất trong nông nghiệp? Vậy có những cách cải tạo đất nào phổ biến? Đừng bỡ bài viết chia sẻ dưới đây của camnangdienmay.net nhé!

Cải tạo đất là gì? 

Cải tạo đất là hoạt động nhằm cải thiệncân đối lại giá trị dinh dưỡng cho đất trồng. Công việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp; giúp đất thông thoáng, tơi xốp, cân bằng độ pH để cây trồng có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng. Nhờ đó mà chất lượng và số lượng nông sản được tăng cao. 

Không chỉ vậy, cải tạo đất còn giúp cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đất để có thể kiểm soát nấm cũng như các mầm bệnh do đất. 

Cải tạo đất là gì? 
Cải tạo đất là gì?

Vì sao phải cải tạo đất?

Chương trình công nghệ lớp 7 đã đưa ra câu hỏi mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn: “Vì sao phải cải tạo đất trồng?”.  Nguyên do là bởi: 

  • Đất là môi trường tổng hợp và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển. Tuy nhiên, một vùng đất bị trồng trọt liên tiếp trong thời gian dài, sử dụng phân bón, trồng độc canh, thuốc bảo vệ thực vật,…. đã “vắt kiệt sức lao động” của đất, khiến đất bị bạc màu và suy thoái, không thể đáp ứng yêu cầu về chất dinh dưỡng cho cây trồng vào mùa vụ tiếp theo. Đó là lý do vì sao phải cải tạo đất bạc màu, nghèo nàn chất dinh dưỡng. 
  • Do điều kiện môi trường tự nhiên khiến đất bị chua, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Điều này khiến cây trồng bị còi cọc, chậm phát triển và cho năng suất thấp. Lý do này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi vì sao phải cải tạo đất phèn đất mặn. 

Như chúng ta biết, ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) có diện tích đất phèn và đất mặn rất lớn. Nếu như chúng ta không tiến hành cải tạo đất, thực hiện các biện pháp rửa mặn, rửa chua và lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của khu vực. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân nói chung. 

Đất nhiễm mặn khiến cây trồng không thể phát triển
Đất nhiễm mặn khiến cây trồng không thể phát triển
  • Do sự biến đổi của khí hậu/ thời tiết, của tính chất môi trường cũng như các hoạt động canh tác của con người khiến sâu bệnh và các loại nấm gây hại phát triển mạnh. Điều này khiến cho cây trồng chậm phát triển, thậm chí là không thể lớn được. 
  • Sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng lớn. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp ngày càng suy thoái trầm trọng. Đây là “hồi chuông báo động” nghiêm trọng, thôi thúc chúng ta cần phải bảo vệ và cải tạo đất nông nghiệp. 

Đến đây chắc hẳn bạn cũng đã nắm được lý do vì sao cần phải cải tạo đất trồng rồi phải không? Cải tạo đất là cải tạo sự sống, cải tạo hệ sinh thái cho đất. Nhờ đó mà cây trồng được bổ sung đầy đủ các chất hữu cơ cần thiết, có thể phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. 

Các cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, nhiễm mặn/ phèn

Tùy theo tình trạng của đất mà chúng ta có các cách cải tạo đất khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp cải tạo được nhiều nhà nông sử dụng: 

  • Cày xới cẩn thận sau mỗi vụ canh tác, giúp cải tạo không khí trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển mạnh mẽ hơn. 
  • Sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Đồng thời giúp tăng sự màu mỡ và tơi xốp cho đất. 
  • Trồng luân canh, xen canh để tăng độ che phủ và độ phì nhiêu cho đất, điều hòa chất dinh dưỡng, tăng thêm sản phẩm thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Dùng vôi để cải tạo những vùng đất bị chua, nhiễm phèn để cân bằng độ pH trong đất, giảm bớt tác hại cho cây trồng. 
  • Đối với những vùng đất thường xuyên bị nhiễm mặn/ nhiễm phèn, có thể tận dụng thủy lợi hoặc lượng nước mưa để rửa mặn. Đồng thời lựa chọn các giống cây trồng có khả năng chịu mặn để tăng gia sản xuất. 
  • Hạn chế các dòng nước chảy để tránh tình trạng xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là tại các khu vực canh tác có độ dốc cao. 
Cải tạo đất bằng vôi sống để khử chua
Cải tạo đất bằng vôi sống để khử chua

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên của Đội ngũ Cẩm nang Điện máy sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao phải cải tạo đất và một số biện pháp cải tạo đất. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hay góp ý về bài viết thì hãy để lại bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *