Vạch kẻ đường là gì? Ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường

Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ gì với các vạch kẻ đường. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ tất cả các loại vạch kẻ đường. Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng camnangdienmay.net để biết được vạch kẻ đường là gì và tìm hiểu ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường nhé!

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng biển giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông giúp nâng cao an toàn và giúp lưu thông xe thuận lợi cho người tham gia giao thông. 

Vạch kẻ đường là một dạng biển báo giao thông nhằm nâng cao an toàn và lưu thông xe thuận lợi
Vạch kẻ đường là một dạng biển báo giao thông nhằm nâng cao an toàn và lưu thông xe thuận lợi

Vạch kẻ đường có thể sử dụng độc lập hoặc cũng có thể kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu hay điều khiển giao thông để nâng cao an toàn và đảm bảo khả năng lưu thông xe thuận lợi nhất. 

Ý nghĩa từng loại vạch kẻ đường

Có nhiều người cảm thấy khó phân biệt và không nhớ được vạch nào xe máy và vạch nào thì ô tô được hay không được đi lên. Trong trường hợp này cần chú ý đến màu sắc vạch kẻ đường và hiểu được ý nghĩa của chúng. Dưới đây là ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường mà bạn cần phải nắm được. 

Ý nghĩa vạch kẻ đường màu vàng

  • Hai vạch đứt song song màu vàng

Vạch này sử dụng để xác định ranh giới các làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Cụ thể hướng của xe chạy cùng một thời điểm trên làn đường đó có thể đổi chiều nếu có biển báo, người điều khiển giao thông hay các tín hiệu khác phù hợp. 

Vạch kẻ đường có hai vạch đứt song song màu vàng để xác định ranh giới các làn đường
Vạch kẻ đường có hai vạch đứt song song màu vàng để xác định ranh giới các làn đường
  • Vạch một đứt 1 liền màu vàng

Sử dụng phân chia 2 chiều xe chạy cho đường không có các dải phân cách 2 chiều xe chạy, những đường có từ 2 làn xe trở lên, dùng ở các đoạn cần thiết buộc phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo hướng xe chạy để đảm bảo an toàn. 

Theo đó xe sẽ không được phép cắt qua vạch khi trên làn đường tiếp giáp với vạch nét liền và được cắt qua vạch khi xe chạy trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt. 

  • Vạch liền đôi màu vàng

Để phân chia 2 chiều xe chạy đối với những đường không có giải phân cách, có từ 4 làn xe trở lên và xe di chuyển không được phép đè lên vạch cũng không được lấn làn. 

Hình ảnh vạch kẻ đường liền đôi màu vàng
Hình ảnh vạch kẻ đường liền đôi màu vàng

Vạch này thường được sử dụng tại đoạn đường có nguy cơ tai nạn giao thông, đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe hoặc tại một số vị trí cần thiết khác.

  • Vạch đơn vàng nét liền

Đây là vạch phân chia 2 chiều xe chạy. Nó là dạng vạch đơn, nét liền. Xe di chuyển không được lấn làn hay đè lên vạch. Vạch này sử dụng tại những đoạn đường có nguy cơ tai nạn lớn, đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn.

  • Vạch đơn vàng nét đứt

Vạch này có ý nghĩa tương tự như vạch nét liền nhưng nó ở dưới dạng vạch đơn và nét đứt. Nó thường được sử dụng để phân chia 2 chiều xe ngực với chiều ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Xe cũng được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều đối với cả hai phía. 

Ý nghĩa các loại vạch màu trắng

  • Vạch đơn trắng nét liền (vạch 2.2)

Đây là vạch sử dụng để phân chia các làn xe khác nhau có cùng chiều trong trường hợp không cho phép các xe sử dụng làn khác hoặc chuyển làn. Xe cũng không được đè lên vạch và không được lấn làn.

  • Vạch đơn trắng nét đứt (Vạch 2.1)

Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều khác nhau. Xe được phép chuyển làn đường qua vạch trong trường hợp này. Đối với những đoạn đường có khoảng cách các nét đứt càng dài có nghĩa là tốc độ được phép lưu thông càng cao.

Hình ảnh vạch kẻ đường trắng nét đứt đơn
Hình ảnh vạch kẻ đường trắng nét đứt đơn
  • Vạch đôi trắng nét liền

Có thể nhận biết vạch này qua dạng vạch đôi màu trắng và có chiều rộng bằng nhau. Đây là vạch cho phép phân chia 2 dòng phương tiện giao thông ngược chiều nhau trên những đường 4 làn xe trở lên. Các xe di chuyển không được đè lên vạch này. 

Một số vạch kẻ đường khác

  • Vạch kẻ đường con thoi màu trắng

Đây được xem như một dạng biển báo giao thông, có chức năng thông báo cho những người tham gia giao thông biết được gần đến đường dành riêng cho người đi bộ rồi. Theo như quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ thì đây là vạch 7.6. 

Khi chúng ta nhìn thấy thông báo vạch hình thoi này trên đường, người điều khiển giao thông cần điều chỉnh tốc độ chậm hơn để đảm bảo an toàn cho người đi bộ.

Tuy nhiên cần lưu ý đối với những chỗ được bố trí vạch đi bộ qua đường nối giữa hai nút để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện cần nhường đường cho người đi bộ băng qua đường.

  • Vạch xương cá hình chữ V

Đây là một loại vạch kênh hóa dòng xe theo quy chuẩn 41/2016, nghĩa là được dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi khác nhau. Trừ trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ thì các phương tiện di chuyển mới được phép lấn vạch hay cắt qua vùng này. Còn lại không được phép đi vào vùng này. 

Vạch kẻ đường xương cá hình chữ V là loại vạch kênh hóa dòng xe
Vạch kẻ đường xương cá hình chữ V là loại vạch kênh hóa dòng xe

Ví dụ như một hướng đường đi dưới cầu vượt một hướng đi lên trên cầu vượt. 

  • Vạch mắt võng tại ngã tư

Căn cứ theo quy định tại Điểm e vạch 4.4 Quy chuẩn 41/2019 được bộ GTVT ban hành, có hiệu lực được thi hành kể từ 1/7. Vạch kẻ kiểu mắt võng sẽ được sử dụng nhằm báo hiệu cho người tham gia giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi mặt đường có vạch nhằm tránh tắc nghẽn giao thông. 

Vạch kẻ đường mắt võng báo hiệu người tham gia giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi đường này
Vạch kẻ đường mắt võng báo hiệu người tham gia giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi đường này

Thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất là hình ảnh và giúp cho người lái xe phân biệt rõ hơn, đi kèm với nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải (đồng nghĩa với việc đây sẽ là làn đường dành riêng cho rẽ phải).

Nếu xe đi thẳng mà chạy qua làn đường này kể cả đèn xanh hay đèn đỏ thì cũng vi phạm lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ được”. 

Do đó mà vạch kẻ mắt võng xuất hiện, người tham gia giao thông không được dừng tại vạch này. Trong trường hợp trong vạch mắt võng không có mũi tên chỉ đường, mà đèn đỏ dừng tại vạch này cũng bị xem là vi phạm, còn đèn xanh bạn đi thẳng qua vạch mắt võng thì không bị vi phạm pháp luật. 

  • Vạch làn chờ rẽ trái tại nút giao

Đây là vạch được dùng tạo không gian dừng cho những phương tiện rẽ trái sau khi vượt qua vạch dừng trên nhánh dẫn của nút giao, có sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển nhưng lại không thể vượt qua nút giao trong thời gian đèn tín hiệu cho phép rẽ trái

Có thể bạn quan tâm:

Đất xám bạc màu | Nguyên nhân, tính chất và biện pháp cải tạo

Tuổi thọ của đèn ống huỳnh quang khoảng bao nhiêu lâu? 

Trên đây, camnangdienmay. net đã cùng các bạn đi tìm hiểu về vạch kẻ đường là gì và ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường. Hy vọng thông qua bài viết trên đã mang đến những kiến thức hữu ích giúp bạn nắm được vạch kẻ đường quan trọng từ đó tuân thủ đúng luật giao thông, tham gia giao thông an toàn nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *