Mỗi loài sinh vật sẽ có đặc tính sinh học và giới hạn sinh thái khác nhau. Vậy giới hạn sinh thái là gì? Có những thành phần nào trong giới hạn sinh thái? Bài viết này của camnangdienmay.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ
Nhắc đến giới hạn, ta có thể hiểu ngay là mức độ hay hạn định trong một phạm vi cho phép. Các đối tượng không được pháp vượt qua giới hạn đó.
Như vậy, giới hạn sinh học là ngưỡng, khả năng chịu đựng một nhân tố sinh thái nhất định trong môi trường của sinh vật. Tức là trong khoảng giá trị giới hạn đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Vượt qua ngưỡng giới hạn đó, sinh vật sẽ yếu dần và chết. Tuy nhiên, cũng có những vật sinh tồn tại được khi vượt qua giới hạn nhưng số lượng cực kỳ hiếm.
Có 2 nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của các loài sinh vật. Đó là:
- Nhân tố vô sinh: Đó là các yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, không khí, ánh sáng,…
- Nhân tố hữu sinh: Là các cơ thể sống khác tác động trực tiếp/ gián tiếp lên cơ thể sinh vật như nấm, vi khuẩn, động vật, thực vật và cả con người.
Mỗi loài sinh vật sẽ có khoảng giới hạn sinh thái riêng. Những loài có giới hạn sinh thái lớn với nhiều nhân tố thường có phạm vi phân bố rộng. Ngược lại, các loài có giới hạn sinh thái nhỏ với nhiều nhân tố sẽ có phạm vi phân bố hẹp. Đối với cơ thể con non hoặc đã trưởng thành nhưng bị thay đổi trạng thái sinh lý thì giới hạn sinh thái với nhiều nhân tố cũng bị thu hẹp lại.
Ví dụ về giới hạn sinh thái:
- Cá rô nước ngọt có khả năng phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 5.6 – 42 độ C, khoảng nhiệt độ thuận lợi nhất là 20 – 35 độ C.
- Xương rồng sa mạc sống được trong khoảng nhiệt độ từ 22 – 42 độ C, thuận lợi nhất là khoảng 32 độ C
- Cây mắm biển có thể sống và phát triển trong độ mặn từ 0.36g – 0.5g
- Vi khuẩn suối nước sống sống được trong điều kiện từ 0 – 90 độ C. Nếu vượt quá ngưỡng giới hạn này (thấp hơn 0 độ C hoặc cao hơn 90 độ C) thì chúng sẽ không thể tồn tại được.
Giới hạn sinh thái gồm có những thành phần nào?
Khái niệm giới hạn sinh thái là gì đã được mình giải thích rất rõ ở trên và lấy ví dụ minh họa. Vậy chúng có những thành phần nào?
Trong giới sinh thái của sinh vật có các thành phần sau:
- Khoảng thuận lợi: Đây là giai đoạn vàng, các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển tốt nhất.
- Khoảng chống chịu: Đây là khoảng giá trị mà các nhân tố sinh thái ức chế, kìm hãm sự phát triển của sinh vật. Trong giai đoạn này, sinh vật phải chống chịu với nhiều nhân tố và thường là chúng sẽ chết.
- Điểm giới hạn trên: Hay còn gọi là điểm max, vượt qua con số này thì sinh vật sẽ chết.
- Điểm giới hạn dưới: Hay còn gọi là điểm giá trị min, vượt qua giá trị này thì sinh vật cũng sẽ chết.
Ví dụ: Theo biểu đồ giới hạn sinh thái của cá rô Việt Nam, ta có thể thấy được:
- Giới hạn sinh thái của cá rô là 5 – 42 độ C.
- Điểm giới hạn trên là 42 độ C và điểm giới hạn dưới là 5 độ C. Vượt qua hai điểm giới hạn này thì cá rô sẽ chết.
- Khoảng thuận lợi để cá rô sinh trưởng và phát triển tốt nhất là 23 – 37 độ C.
- Khoảng chống chịu của cá rô là 5 – 23 độ C và từ 37 – 42 độ C. Những con cá rô sinh sống trong khoảng chống chịu kém phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất nuôi.
Ý nghĩa của giới hạn sinh thái là gì?
- Thông qua giới hạn sinh thái, chúng ta có tìm hiểu về đặc tính của loài và ứng dụng vào hoạt động chăn nuôi, sản xuất để gia tăng hiệu quả kinh tế.
- Phân tích tác động của các nhân tố sinh thái đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Vượt qua điểm giới hạn trên hoặc dưới thì sinh vật không thể sống sót được.
- Giới hạn sinh thái có tính chất ổn định. Tức là sinh vật sống trong khoảng nào phải thích nghi với điều kiện sống của khoảng đó. Điều này đòi hỏi sinh vật phải có sự tiến hóa, nếu không sẽ bị đào thải.
- Những kiến thức về giới hạn sinh thái được ứng dụng để nghiên cứu, chăm sóc và bảo tồn các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học.
Ổ sinh thái là gì?
Ổ sinh thái của một loài là không gian sinh thái mà trong đó các nhân tố sinh thái môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái, tạo điều kiện cho loài đó sinh trưởng và phát triển lâu dài.
Sự thích nghi với các nhân tố sinh thái khác nhau tạo nên ổ sinh thái riêng biệt cho loài đó. Ví dụ, trong ổ sinh thái về nơi sinh sống có loài trên cao, loài sống dưới đất,… Ổ sinh thái về giới hạn ánh sáng có loài cây ưa bóng và ưa sáng. Ổ sinh thái về thời gian có loài hoạt động ban ngày, có loài hoạt động ban đêm,…
Trong tự nhiên, các loài có ổ sinh thái không giao nhau hoặc giao nhau. Với những loài có ổ sinh thái giao nhau, chúng có sự cạnh tranh khốc liệt để tranh giành nguồn thức ăn. Các loài bị thua cuộc buộc phải rời đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt. Vì vậy, những loài có cùng nguồn gốc sinh sống trong một phân cảnh và dùng chung nguồn thức ăn thường có xu hướng phân ly để cạnh tranh.
Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cùng sinh sống trong một phân cảnh nhưng chúng không cạnh tranh bởi chúng có ổ sinh thái khác nhau. Ví dụ, trên một tán cây có nhiều loài chim trú ngụ và chung sống hòa bình với nhau. Vì mỗi loài có ổ sinh thái riêng như loài hút mật, loài ăn thịt, loài ăn hạt loài ăn sâu bộ,…. Tuy nhiên, nếu phạm vi sinh sông quá hẹp mà số lượng lớn thì chắc chắn sự cạnh tranh sẽ xảy ra.
Trong các ổ sinh thái, ổ sinh thái dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất bởi nó chi phối gần như tất cả các chức năng.
Trên đây là bài viết chia sẻ ổ sinh thái, giới hạn sinh thái là gì và một số kiến thức liên quan. Mong rằng sẽ cung cấp cho bạn đọc nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu!