Hiệp sĩ John Tenniel là ai? Vì sao ông có danh xưng “hiệp sĩ”

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 200 năm của hiệp sĩ John Tenniel, Google Doodle đã vinh danh hình ảnh của ông trên trang chủ chính. Vậy hiệp sĩ John Tenniel là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của vị hiệp sĩ tài ba này? 

Tiểu sử về hiệp sĩ John Tenniel

John Tenniel sinh ngày 28/02/1820, tại London nước Anh. Ông là họa sĩ minh họa và châm biếm tài ba của xứ sở sương mù. John Tenniel là con trai của một vũ công và là người hướng dẫn đấu kiếm. 

Ông theo học tại các trường thuộc học viện Hoàng gia. Vào năm 1836, ông đã gửi bức ảnh đầu tiên của mình đến với triển lãm của hội nghệ sĩ Anh. 

Năm 1840, trong buổi đấu kiếm lúc đang ở độ tuổi 20, ông đã bị mất đi một mắt. Tai nạn này không thể ngăn được niềm đam mê với hội họa. Tenniel vẫn tiếp tục vẽ, tiếp tục với niềm đam mê lớn nhất cuộc đời mình. 

Năm 1845, ông đã đóng góp bức hoạt hình 12m cho cuộc thi thiết kế tranh tường của Cung điện Westminster mới. Thù lao cho tác phẩm đầu tiên của mình nhận được đó là 100 bảng và hoa hồng cho bức bích họa ở Phòng Khánh tiết bên trong tòa Quốc hội Anh.

Tiểu sử và cuộc đời của danh họa John Tenniel
Tiểu sử và cuộc đời của danh họa John Tenniel

Năm 1850, John Tenniel được mời kế nhiệm Richard Doyle với tư cách là họa sĩ truyện tranh cùng hợp tác với John Leech cho Punch. Đây là một trong những tạp chí danh tiếng, nơi mà Tenniel làm việc trong phần lớn cuộc đời của ông. Thời gian sau, ông được giao toàn quyền sáng tác về các bản vẽ hàng tuần về chính trị. 

Hàng loạt các bức vẽ được cho ra đời như Alice’s Adventures in Wonderland (1865) và Through the Looking Glass (1872). Các bức vẽ của mình trên Punch, Tenniel cho thấy các giá trị về ảnh hoạt hình chính trị. Tác phẩm hoạt hình nổi tiếng nhất của ông chính là “Dropping the Pilot” (1890). 

Sau khi kết hôn được 2 năm thì vợ ông – bà Julia Giani đột ngột qua đời. Sau khoảng thời gian vợ ông mất, ông không tái hôn mà chọn sống cuộc đời cô độc. Ông được sự giúp đỡ của mẹ vợ và em gái vợ. Đến ngày 25/2/ 1914, ông qua đời tại Luân Đôn và hưởng thọ 94 tuổi. 

Tại sao có danh xưng “Hiệp sĩ John Tenniel”?

Danh xưng “Hiệp sĩ John Tenniel” được phong tước bởi Nữ hoàng Anh Elizabeth vào năm 1893. Cả cuộc đời ông dành phần lớn thời gian để minh họa nhiều cuốn sách. Và những bức vẽ của ông cho Alice’s Adventures in Wonderland và Through the Looking Glass vô cùng tinh tế. Chính nhờ những tác phẩm minh họa của mình mà tên tuổi của ông đã vang xa, mang tầm ảnh hưởng quốc tế.

Nhờ vào tài năng của mình ông đã được phong tước hiệp sĩ
Nhờ vào tài năng của mình ông đã được phong tước hiệp sĩ

Phong cách nghệ thuật của John Tenniel là gì?

Hiệp sĩ John Tenniel phát triển nuôi dưỡng niềm đam mê của mình bằng nhiều phong cách khác nhau. Cụ thể:

Phong cách sáng tác ảnh hưởng từ Đức Nazarenes

Đây được xem là phong cách sáng tác chủ yếu trong các tác phẩm của John Tenniel. Thời đó, phong trào Nazarenes đã làm ảnh hưởng lớn đến nhiều nghệ sĩ của thế kỷ XIX. Những nét vẽ đường viền nhân vật, đường viền bóng mờ và vật thể được nhấn thêm về độ dày. Điều này giúp cho tác giả tạo được nét đặc biệt của của bức tranh. 

Phong cách Nazarenes Shaded Outline được John Tenniel áp dụng nhiều vào các tác phẩm của mình. Cụ thể hơn là nó giúp ông phác thảo nhân vật một cách chân thực và chi tiết nhất. Những chi tiết khắc họa nhân vật giúp chúng nổi bật lên trên bố cục.

Những bức họa tinh tế từng chi tiết, từng nét phác thảo của John Tenniel
Những bức họa tinh tế từng chi tiết, từng nét phác thảo của John Tenniel

Tác phẩm phản ánh sự tinh tế của tác giả

Cái tài của Tenniel là biến những thứ tưởng chừng như rất nhỏ, vô hình lại trở lên rõ ràng và đặc biệt hơn cả. Điều khiến Tenniel trở nên đặc biệt hơn những nét vẽ chi tiết kết hợp với các nét phác thảo độc đáo, kỳ quặc và trở lên bí ẩn. Cách vẽ của Tenniel không giống với bất cứ tác giả nào. Không có điểm chung của bất cứ thứ gì trong thế giới thực tại. Tuy nhiên nó lại vô cùng hợp với những tác phẩm có phần tưởng tượng, thế giới siêu thực kỳ ảo.

John Tenniel đã thay đổi và biến những bức họa đơn giản trở nên chân thực và gần gũi nhất. Các nhân vật sẽ được phóng đại và trở lên logic hơn thông qua trí tưởng tượng của bậc thầy hiệp sĩ John Tenniel. 

Theo nhiều đánh giá của các nhà phê bình, các bức tranh minh họa trong tác phẩm Alice’s Adventures in Wonderland và Through the Looking Glass có sự chính xác và logic hơn về giải phẫu lẫn quy luật phối cảnh xa gần. Đó là nhờ tài quan sát tinh tế và khả năng thiên bẩm của vị hiệp sĩ John Tenniel.

Khả năng phác họa của John Tenniel có sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật thế giới
Khả năng phác họa của John Tenniel có sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật thế giới

Những tác phẩm nổi bật của John Tenniel

Samuel Carter Hall

Năm 1842, John Tenniel đã cho ra đời tác phẩm đầu tiên của mình đó là Samuel Carter Hall của The Book of British Ballads. Sau đó ông thực hiện minh họa cuốn sách đầu tiên của mình giữa lúc có nhiều cuộc thi về hội họa diễn ra tại London.

Có thể nói, việc tổ chức các cuộc thi cũng chính là cách mà chính phủ Anh có thể chống lại sự ảnh hưởng của Germanic Nazarene. Nó cũng trở thành xu hướng quảng bá của trường nghệ thuật quốc gia Anh ở thời điểm lúc bấy giờ. 

Alice in wonderland illustrations

Đây được xem là bức tranh nổi tiếng của danh họa nổi tiếng này. Năng 1865, John Tenniel là người đã vẽ tranh minh họa cho “Alice in the wonderland illusions”. Hiện nay các bản vẽ gốc của danh họa này về nhân vật Alice đều rất được yêu mến. Bên cạnh những bức tranh minh họa về Alice thì ông cũng đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm trong “Punch”. 

John Tenniel đã tham gia vào hơn 2000 dự án phim hoạt hình cho Punch. Những tác phẩm này đều phản ánh được tâm trạng của công chúng Victoria trong sự thay đổi của xã hội tự do. Và trong những thước phim hoạt hình này chính là đại diện cho người dân nước Anh.

Nổi tiếng với các bức họa về Alice
Nổi tiếng với các bức họa về Alice

Through the Looking Glass

Năm 1972, ông tiếp tục vẽ tranh minh họa cho tác phẩm “Through the Looking Glass”. Nó được coi là những tác phẩm nổi tiếng của ông và đưa tên tuổi ông vươn xa ra thế giới. 

Trận đấu không cân sức

Bản vẽ về tác phẩm “Trận đấu không cân sức” được xuất bản vào ngày 8/10/1881. Trong bản vẽ này mô tả về 1 sĩ quan cảnh sát chiến đấu với tên tội phạm chỉ với 1 cây dùi cui. Bức tranh muốn gửi gắm đến công chúng rằng, cần phải thay đổi phương pháp trị an. Mỗi tác phẩm của John Tenniel đều mang thông điệp rất nhân văn. 

Có thể bạn quan tâm:
Giáo sư Rapee Sagarik – Cái duyên với danh xưng “Cha đẻ hoa Lan Thái Lan”
Else Lasker-Schüler – Google Doodle vinh danh Bà vì sao?

Tại sao Google Doodle lại vinh danh hiệp sĩ John Tenniel?

Vào ngày 28/2/2021, trên trang chủ của Google Doodle đã vinh danh hiệp sĩ John Tenniel bằng bức tranh về Alice. Hình ảnh Alice đang ngước nhìn con mèo Cheshire thay thế chữ “L”. Đây là bức hình được tái hiện qua những nét vẽ bằng bút chì và mực truyền thống. 

Nhờ những nét vẽ phác họa này chúng ta có thể nhận ra ngay nó đang đề cập đến phong cách phác thảo bóng mờ tỉ mỉ. Là nét đặc trưng trong phong cách phác thảo của danh họa John Tenniel. Vinh danh vị danh họa tài ba này chính là cách để biết ơn một người nghệ sĩ đã cống hiến hết cuộc đời cho nghệ thuật hội họa.

Google Doodle vinh danh hiệp sĩ John Tenniel
Google Doodle vinh danh hiệp sĩ John Tenniel

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiệp sĩ John Tenniel– danh họa tài ba nước Anh. Đối với nhiều người có thể không biết đến tên tuổi của ông nhưng các tác phẩm của ông để lại còn mang nhiều giá trị lớn. Hy vọng với phần chia sẻ này camnangdienmay.net đã mang đến những thông tin bổ ích nhất cho bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *