Charles Michèle De l’epée – Mang “con chữ” cho người khiếm thính

Vào ngày 28/11/2018, trên trang chủ chính thức của Google có cập nhật hình ảnh của Charles Michèle De l’epée. Đây được vinh danh là “cha đẻ của người khiếm thính”. Vậy Charles Michèle de L’epée đã có những đóng góp to lớn gì cho nhân loại? Hãy cùng với camnangdienmay.net tìm hiểu về nhân vật này nhé!

Tiểu sử của Charles Michèle de l’Epée

Charles Michèle De l’epée có tên đầy đủ là Abbé Charles-Michel de l’Épée. Ông sinh ngày 24/11/1712, tại Versaillers. Ông là một nhà giáo từ thiện nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ 18. Bởi cuộc đời ông đã cống hiến cả đời để phát triển bảng chữ cái đầu tiên trên thế giới cho người khiếm thính. 

Charles sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có tại Versailles. Đây là trụ sở quyền lực chính trị hùng mạnh nhất châu Âu vào thời điểm đó. Cha ông là một kiến trúc sư dưới thời vua Louis XIV.

Charles Michèle de L’epée là "Người có công to lớn với nhân loại"
Charles Michèle de L’epée là “Người có công to lớn với nhân loại”

Thời ấu thơ, Charles từng theo đuổi ước mơ làm mục sư. Chính vì vậy, ông đã chăm chỉ nghiên cứu thần học. Tuy nhiên, thời điểm đó người Công giáo Pháp đấu tranh với phong trào cải cách Jansenism.

Chính vì vậy, tổng giám mục Paris mới từ chối phong chức cho ông. Sau đó cái duyên dẫn ông đến với ngành luật và sinh sống chủ yếu tại Paris. 

Năm 1760, Charles Michèle De l’epée sáng lập nên trường công lập đầu tiên dành cho người khiếm thính bằng toàn bộ số tiền thừa kế của mình. Thời điểm này, xã hội Pháp còn khắt khe với việc dạy ngôn ngữ cho người khiếm thính. 

Ông phát triển ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính trên toàn thế giới. Ngày nay người đời thường gọi ông là “Cha đẻ của người khiếm thính”. 

Sau gần 30 năm dành tình yêu thương của mình đến những mảnh đời khó khăn, đặc biệt là người khiếm thính Charles Michel de l’Épée đã từ giã cuộc đời vào 23/12/1789 tại Paris. Phần mộ của ông hiện tại ở nhà thờ Saint Roch.

Hai năm sau ngày mất của ông vào năm 1791 Quốc hội Pháp công nhận ông chính là “Người có công với nhân loại”. Đồng thời tuyên bố rằng người điếc có quyền của con người và công dân. 

Charles Michèle de l’Epée dành cả cuộc đời cho người khiếm thính

Vào năm 1760 chính là bước ngoặt của cuộc đời ông. Khi ông tận mắt chứng kiến hai chị em sinh đôi khiếm thính đang giao tiếp với nhau bằng thủ ngữ tại một khu ổ chuột nghèo nàn tại Paris hoa lệ. Lúc bấy giờ, định kiến của người Pháp rất khắt khe với nhiều sắc lệnh cấm với người khiếm thính.

Đặc biệt trong việc học tập, kết hôn thậm chí là việc sở hữu tài sản. Nếu may mắn, người khiếm thính được sinh ra trong gia đình thượng lưu thì các em mới có cơ hội được đọc và viết. 

Chính những rào cản về sự phân biệt định kiến với người khiếm thính, Charles Michèle De l’epée đã bất chấp định kiến đó để dạy cho cặp sinh đôi này. Ông dạy cho những đứa trẻ đó các giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tay thay vì phát âm mỗi chữ cái. Ngay sau đó, ông đã nhanh chóng đạt được thành công.

Có nhiều thông tin cho rằng Charles Michèle De l’epée được dạy bởi người điếc. Từ đó ông đã phân loại và ghi lại ngôn ngữ người Pháp để chúng có thể được dạy cho những người khác. Từ đó, phương pháp dạy của ông được dạy cho nhiều người và là tư liệu quý trong giáo dục đặc biệt là về đức tin Kito giáo.

Charles Michèle de L’epée dành cả cuộc đời của mình cho người khiếm thính
Charles Michèle de L’epée dành cả cuộc đời của mình cho người khiếm thính

Cùng năm 1760, ông đã sử dụng tài sản kế thừa của mình để lập Tổ chức Quốc gia des Sourds- Muets à Paris. Đây là tên ngôi trường dành cho trẻ khiếm thính không quy định mức học phí. May mắn hơn, trường học của ông được sự hỗ trợ từ phía vua Louis. 

Cuối cùng, bằng những thành quả giảng dạy và sáng tạo ra bảng chữ cái cùng hệ thống ngôn ngữ cho người khiếm thính. Charles Michèle De l’epée là người đã phá vỡ thành kiến và quan niệm sai lầm của người Pháp về những người khiếm thính. Đồng thời ông đã làm thay đổi số phận của nhiều người đang bị phân biệt đối xử.

Năm 1789 ông qua đời tại Paris. Để tưởng nhớ ông, người dân Pháp đã đúc một bức tượng đài bằng đồng đứng trên mộ ông vào năm 1838. Lúc này xã hội có nhiều thay đổi về người khiếm thính được đối xử bình đẳng và có nhiều đặc quyền về con người.

Năm 1791, ngôi trường mà Charles đã được thành lập và được chính phủ tài trợ. Ngôi trường dành cho những người khiếm thính của Charles Michele de I’Epee thành lập năm xưa vẫn còn tồn tại tới bây giờ. Ngày nay, ngôi trường đó có tên là Institut National de Jeunes Sourds de Paris. 

Có thể bạn quan tâm:
Rainer Maria Rilke: Cuộc đời và sự nghiệp của thi ca người Áo
Hiệp sĩ John Tenniel – Vì sao ông có danh xưng “hiệp sĩ”

Tại sao Google Doodle vinh danh Charles Michèle de l’Epée?

Gần nửa cuộc đời cống hiến vì người khiếm thính của Charles Michèle De l’epée và sự phổ biến của ngôn ngữ ký hiệu của ông. Dành hết tâm huyết của mình để giúp đỡ cho những mảnh đời kém may mắn và giành lại quyền được đối xử bình đẳng cho họ.

Chính vì vậy để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, vào ngày 24/11/2018 trang chủ Google Doodle đã thay đổi biểu tượng của mình thành hình ảnh sang những hình ảnh về trẻ em khiếm thính với dấu “Google”.

Charles Michèle de L’epée được trang chủ Google Doodle vinh danh
Charles Michèle de L’epée được trang chủ Google Doodle vinh danh

Với hình ảnh 6 đứa trẻ bao gồm cả trai và gái đang đưa ra những ký hiệu ngôn ngữ bằng tay. Hình ảnh này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện thế giới của người khiếm thính vô cùng lạc quan và nhiều màu sắc. Đồng thời thể hiện sự trân trọng biết ơn của nhân loại về vị “Cha đẻ của người khiếm thính”- Charles Michèle De l’epée

Như vậy, bài viết trên đã mang đến những thông tin bổ ích về Charles Michèle de l’Epée. Người đã giúp đỡ và phát triển ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính. Đến nay những đóng góp to lớn của ông đã giúp ích rất nhiều cho cộng đồng những người khiếm thính. Hy vọng thông qua bài viết này của camnangdienmay.net đã mang đến những thông tin thực sự hữu ích dành cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *