Định nghĩa “bit là gì?” Các khái niệm liên quan đến bit

Hầu hết những người tiếp xúc với máy tính đều nghe đến thuật ngữ bit. Khái niệm này được sử dụng trong lĩnh vực truyền thông, dữ liệu máy tính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu “bit là gì?”. Bài viết này sẽ thông tin chi tiết đến quý bạn đọc về thuật ngữ đặc biệt này. 

Bit là gì? 

Bit là cụm từ viết tắt của Binary Digit dùng để đo tốc độ truyền tải của thông tin qua mạng viễn thông. Đây là đơn vị cơ bản của thông tin, được tính theo cơ số nhị phân là (0,1).

Trên thực tế, bit là đơn vị nhỏ nhất được dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính. Thêm vào đó, hệ số nhị phân đã trở thành một phần kiến tạo căn bản trong máy tính ngày nay. Đồng thời ngôn ngữ giao tiếp cấp thấp vẫn sử dụng hệ đếm cơ số hai này. 

Khái niệm bit là gì?
Bit là gì?

Định nghĩa byte là gì? 

Byte là đơn vị lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính. Nếu xét về thông tin trong máy tính, bit là đơn vị nhỏ nhất còn byte là đơn vị bộ nhớ nhỏ nhất trong việc xử lý thông tin. Byte được dùng để mô tả dãy số bit cố định, do Werner Buchholz đưa ra trong thời gian đầu thiết kế. Một byte có 8 bit, biểu thị dưới 256 giá trị khác nhau từ (2^8)=256) hoặc số có dấu từ -128 đến 127. 

Tuy nhiên, một số máy tính cũ hơn như IBM 1401 chỉ dùng 6 bit trong một byte cho đến cuối năm 1956, quy chuẩn về byte 8 bit mới được thiết lập

1 byte bằng bao nhiêu bit?

1 byte =8 bit. Dưới đây sẽ là bảng liên hệ giữa bit và byte

Bảng chuyển đổi dữ liệu giữa bit và byte
Bảng chuyển đổi dữ liệu giữa bit và byte

Xem thêm: [Giải đáp] Làm sao biết máy tính bao nhiêu bit?

Khi vào sử dụng byte và bit? 

Thông thường, byte được dùng chỉ biểu thị dung lượng của thiết bị lưu trữ. Ngược lại bit chủ yếu dùng để mô tả tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị lưu trữ và trong mạng viễn thông. Bên cạnh đó, bit còn dùng để chỉ khả năng tính toán của CPU và một số dữ liệu khác. 

Byte được ký hiệu là “B” trong khi “b” chính là ký hiệu của bit và 8 bit ghép thành 1 byte. Muốn đổi từ bit sang byte thì chỉ cần chia giá trị đó cho 8. Có thể lấy ví dụ như sau 1 Gb (gigabit) = 0,125 GB (gigabyte) = 125 MB. 

Ngoài ra, người ta còn dùng các thông số khác như mega, tera, peta,…để biểu diễn các đơn vị lớn hơn của bit và byte. Trên thực tế 1 byte = 8 bits, do đó 1 file có dung lượng là 10MB, chỉ mất 1 giây để truyền từ máy A sang máy B. Khi đó chúng ta sẽ thấy đường truyền từ máy A sang máy B có tốc độ là 80 Mbps (10 MB x 8 = 80 Mbps). 

Thêm một ví dụ thực tế, mạng 4G LTF Cat 6 hiện của Hàn Quốc đạt tốc độ 300 Mbps, tức là về lý thuyết thông lượng tối đa có mạng có thể truyền tải là 37,5 (megabyte mỗi giây). 

Các tiền tố được ghép vào chỉ để những đơn vị lớn hơn của bit và byte như kilo, mega (M), giga(G), tera(T), peta (P), exa (E), zetta (Z) và yotta (Y). Riêng với kilo, trong hệ thập phân sẽ sử dụng ký hiệu “k” và hệ nhị phân là “K”.

1GB bằng bao nhiêu MB? Những lưu ý về lưu lượng khi chọn điện thoại

Trong trường hợp cần chuyển đổi đơn vị, bạn đọc cần phân biệt giữa hai phân hệ là thập phân (Decimal) và nhị phân (Binary). Để tránh gây nhầm lẫn, một số tổ chức tiêu chuẩn như JEDEC, IEC và ISO đưa ra việc sử dụng thuật ngữ thay thế là kibibyte (KiB), mebibyte (MiB), gibibyte (GiB), tebibyte (TiB) trong đo lường dữ liệu số máy tính theo hệ nhị phân. 

Cụ thể nếu 1 KB = 1000 byte còn 1 KiB = 1024 byte, 1 MB = 1000 KB = 1.000.000 byte còn 1 MiB= 1024 KiB= 1.048.576 byte. Hầu hết các đơn vị KiB, MiB,….chỉ được hỗ trợ trên các hệ thống mới nhất, còn hệ thống cũ thì vẫn dùng KB, MB,…

Sự khác biệt giữa Bit và Byte
Sự khác biệt giữa Bit và Byte

Các khái niệm liên quan 

Tốc độ truyền dữ liệu 

Thuật ngữ tốc độ truyền dữ liệu có nguồn gốc từ sự ra đời của chuẩn giao tiếp SATA được giới thiệu vào lần đầu năm 2001. Hiện tại chuẩn phổ biến dùng cho các thiết bị lưu trữ gắn trong ổ cứng, SSD và ổ quang.

SATA đã phát triển qua nhiều thế hệ với tốc độ truyền dẫn thay đổi ngày càng nhanh hơn. Bao gồm SATA 1.0 có tốc độ 1,5 Gb/s, SATA 2.0 có tốc độ là 3 Gb/s và cuối cùng SATA 3.0 có tốc độ truyền dữ liệu lên đến 6 Gb/s. 

Khi chuyển đổi từ Gb/s (gigabit mỗi giây) sang MB/s (megabyte mỗi giây) thì tốc độ truyền dữ liệu của các SATA sẽ có tốc độ lần lượt là 192, 384 và 768, MB/s. Nhưng trên thực tế, việc chuyển đổi có trường hợp một số website ghi tốc độ SATA 1.0 là 150 MB/s, SATA 2.0 là 300 MB/s và SATA 3.0 là 600 MB/s. 

Thực tế có sự khác biệt do phương thức truyền dữ liệu. Người ta sử dụng SATA- dùng kỹ thuật mã hóa 8b/10b. Đây là sự sắp xếp mã theo byte, mỗi byte dữ liệu được cộng thêm 1 hoặc 2 bit. Hầu hết các thông tin truyền nhận sẽ bao gồm tất cả các dữ liệu thực tế. 

Hầu hết các thông tin xác thực, đảm bảo sự an toàn vẹn dữ liệu khi truyền dẫn. Chính vì vậy, khi loại bỏ số bit của các thông tin gán thêm, tốc độ truyền tải thực tế của dữ liệu theo chuẩn SATA 1.0, SATA 2.0, SATA 3.0 tương ứng với tốc độ truyền lần lượt là 150MB/s

Tương tự như chuẩn SATA, chuẩn giao tiếp PCI Express thế hệ 1.0 và 2.0 sử dụng kỹ thuật mật mã hóa 8b/10b. Ngược lại PCI Express 3.0 sử dụng kỹ thuật Scrambling, tức dùng hàm nhị phân để hiện thị luồng dữ liệu.

Nhờ thế, PCI Express 3.0 có hiệu năng gấp đôi so với PCI Express 2.0, trong khi đó chỉ cần tốc độ bit 8GT/s thay vì cần đến lượng dung lượng nhiều hơn trước là 10GT. 

Có thể bạn quan tâm:
Test keyboard online & offline miễn phí cho laptop, PC

Sự khác nhau giữa bit và byte 

Hầu hết đa số tốc độ truyền tải thông tin được đo bởi 2 loại đó là Mbps (megabit trên giây) và MBps (megabyte trên giây). Các bạn lưu ý Mb chính là Megabit, MB chính là Megabyte. Hai đơn vị đo tốc độ truyền tải này đều khác nhau. 

Về lý thuyết, chúng có vẻ không có gì khác biệt tuy nhiên khi áp dụng vào tính toán những thứ như tốc độ của Internet, dung lượng ổ cứng hoặc một tập tin, thư mục,….thì chúng lại khác nhau nhiều. Mb được dùng để nói về lưu trữ số, Mbps thường được dùng để nói về tốc độ truyền dữ liệu số. 

Với bit là đơn vị đo đường truyền qua mạng, đơn vị đo là Kbps, Mbps, Gbps. Ngược lại, byte dùng để đo dung lượng của file lưu trữ, đơn vị KB, MB, GB

Hiện nay hầu hết các máy tính đều sử dụng một trong hai loại dữ liệu là 32 bit và 64 bit
Hiện nay hầu hết các máy tính đều sử dụng một trong hai loại dữ liệu là 32 bit và 64 bit

Dung lượng ổ cứng 

Cùng tìm hiểu các đơn vị đo dung lượng ổ cứng như MB, KB, GB,…Cụ thể là 

MB là từ viết tắt của Megabyte, khác hoàn toàn với Mb như phần trên đã trình bày. Đây là cụm từ viết tắt của megabit- đơn vị dùng để đo tốc độ upload và download dữ liệu.

Nó được đặt tên vào năm 1970. Megabyte là đơn vị thông tin, dung lượng tin học, tùy vào từng ngữ cảnh mà 1 MB sẽ tương đương với 10002 byte hoặc 10242 byte. 

KB là từ viết tắt của từ KiloByte. Đây là những đơn vị để tính dung lượng ổ cứng, USB, thẻ nhớ trong, thẻ nhớ ngoài, RAM,…hoặc các đơn vị liên quan khác đên máy tính hay phần mềm. 

Đơn vị KB được quy đổi như: 

1 KB (Kilobyte) = 1024 B

1 MB (Megabyte) = 1024 KB

GB là từ viết tắt của cụm từ Gigabyte – đây là bội số đơn vị Byte. Đơn vị này được dùng để đo lường khả năng lưu trữ thông tin của bộ nhớ. Thông số này được xuất hiện trên các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại,…

1GB= 1024 MB = 1048576 KB. Chính vì vậy bạn sẽ rất dễ dàng biết bộ nhớ của điện thoại có bao nhiêu MB và có sức chứa được bao nhiêu ứng dụng.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến định nghĩa “bit là gì?”. Bài viết đã mang đến cái nhìn tổng quan về đơn vị đo tốc độ truyền dữ liệu là bit và byte. Vì vậy, rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống. Đừng quên truy cập camnangdienmay.net để nắm được những thông tin thú vị và cập nhật nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *