Bệnh tự luyến là gì? Những biểu hiện của người tự luyến

Tự luyến là một trong những tính cách của con người, song cũng được xem là loại bệnh rối loạn đa nhân cách đáng báo động ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Vậy, bệnh tự luyến là gì, tự luyến là sao, những người tự luyến thường có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết sau để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như cách khắc phục cùng camnangdienmay.net nhé!

Tự luyến là gì?

Tự luyến được hiểu là một dạng tính cách của của con người. Những người tự luyến thường quá đề cao bản thân mình, luôn cho bản thân là giỏi giang, vượt trội và nổi bật hơn người khác, thậm chí là luôn bị ám ảnh bởi tài năng của bản thân.

Tự luyến có nghĩa là gì?
Tự luyến có nghĩa là gì?

Với xã hội hiện đại, việc con người tin vào năng lực bản thân mình là điều nên làm. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, sự tự tin và tự luyến là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu con người không biết tiết chế và chừng mực thì rất dễ mắc phải căn bệnh tự luyến.

Bệnh tự luyến là gì?

Theo các bác sĩ đánh giá, tự luyến là một chứng bệnh có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng khác thua gì những bệnh lý về tâm thần khác. Và một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh này đó chính là lạm dụng mạng xã hội. 

Bệnh tự luyến trong tiếng Trung là gì? Bệnh này có nghĩa là 自恋

Bệnh tự luyến tiếng Anh có nghĩa là gì? Bệnh tự luyến, tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder là tên khoa học của chứng bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Đây cũng là một chứng bệnh rối loạn nhân cách. Những người mắc phải bệnh này có xu hướng là  ” thổi phồng” tầm quan trọng của bản thân đối với mọi người, luôn cho mình là nhất, là cái rốn của vũ trụ.

Ich kỉ cao ngạo là hai tính từ đúng nhất để chỉ những kẻ tự luyến.

Tự luyến trong tình yêu là gì?
Tự luyến trong tình yêu là gì?

Vậy tự luyến trong tình yêu là gì? Hiểu một cách đơn giản là họ chỉ yêu chính bản thân mình, họ luôn tỏ ra yêu đối phương nhưng thực chất họ luôn chỉ nghĩ cho mình, luôn nghĩ mình là hoàn hảo nhất, không quan tâm đến cảm xúc, hay tình trạng của đối phương.

Tham khảo thêm:

Red flag trong tình yêu là gì? Dấu hiệu bạn đang trong mối quan hệ red flag?

Theo nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Stuart C. Yanofsky tại trường Đại học Baylor College of Medicine, người mắc chứng bệnh tự luyến thường nghĩ bản thân là hoàn hảo 100% mặc dù họ có những khiếm khuyết nghiêm trọng về tính cách.

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tự luyến

Cho tới nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh tự luyến là gì. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu và giả thuyết đưa ra thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh tự luyến, cụ thể như sau:

  • Do gen di truyền: gen di truyền góp phần hình thành tính tự luyến của con người.
  • Do tâm lý: do được nuông chiều, khen ngợi và tâng bốc quá độ ngay từ khi còn bé hoặc bị bỏ bể, ngược đãi.
  • Do ảnh hưởng của môi trường, văn hóa bên ngoài: những yếu tố này đã tác động lớn đến tâm lý con người.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tác động làm chứng tự luyến của con người ngày càng cao đó là gia đình, bạn bè, người thân đánh giá quá cao con mình, luôn đưa ra toàn những lời khen ngợi mà hoàn toàn không có sự chê trách.

Các biểu hiện thường thấy của người mắc chứng bệnh tự luyến

Các đặc điểm thường thấy của người tự luyến là gì? Thông qua giao tiếp, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra đối phương có phải là người mắc bệnh tự luyến hay không. Biểu hiện cơ bản và thường gặp của người tự luyến đó là quá đề cao bản thân trước mặt mọi người, có tính cách thất thường và không có sự quan tâm đến những người xung quanh. 

Biểu hiện của người tự luyến
Biểu hiện của người tự luyến

 Những biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh tự luyến như sau:

  • Luôn muốn được người khác khen ngợi, tán dương và ngưỡng mộ
  • Luôn cho bản thân là nhất, đẹp, độc nhất và vượt trội hơn người
  • Rất hay nói về bản thân, cho rằng, mọi điều tốt đẹp đang diễn ra với mình là điều hiển nhiên
  • Luôn có cảm giác không hài lòng khi không được người khác ủng hộ, thậm chí có những phản ứng gay gắt khi ai đó đưa ra lời nhận xét không tốt về mình.
  • Có thái độ phớt lờ suy nghĩ, quan điểm của người khác
  • Lợi dụng người khác chỉ để nhằm đạt được mục đích cá nhân
  • Thích khoe khoang trên mạng xã hội.
  • Không bao giờ nhìn nhận lỗi sai của bản thân.
  • Lúc nào cũng chỉ biết nghĩ cho bản thân và sẵn sàng làm hại người khác để mang lợi cho mình.

Bệnh tự luyến nguy hiểm như thế nào?

Theo nghiên cứu, chứng tự luyến bản thân hay rối loạn nhân cách ái kỷ thường gặp ở những người trưởng thành. Lý do là trẻ em hay thanh thiếu niên vẫn đang trong quá trình phát triển tâm lý và cải thiện nhân cách nên khó gặp tình trạng này.

Bởi vì những người ” yêu bản thân mình quá mức” luôn muốn được người khác tán dương và tâng bốc mình nên luôn tự cho bản thân là hoàn hảo và hơn hẳn người khác. Chính vì lẽ đó, họ thường có xu hướng nổi nóng, tức giận, thậm chí nói những lời lẽ không hay nếu như không nhận được ủng hộ, thừa nhận hoặc cho rằng người khác không coi trọng mình.

Tác hại của bệnh tự luyến là gì?
Tác hại của bệnh tự luyến là gì?

Cũng vì lẽ đó mà người tự luyến thường được đánh giá cao khi mới tiếp xúc lần đầu, bởi vì họ biết PR cho bản thân vô cùng tốt. Tuy nhiên, thực chất họ là những người ” thùng rỗng kêu to” lại vô cùng cô đơn vì không biết cách kiềm chế bản thân và luôn cho bản thân nổi bật hơn người.

Chính vì quá đề cao bản thân nên những người mắc bệnh tự luyến thường dễ bị tổn thương, đố kỵ khi thấy người khác giỏi hơn mình. Vào những lúc như vậy thì họ thường có xu hướng phê phán, chà đạp bản thân nhiều hơn vì muốn bản thân phải vượt trội và thỏa mãn được cái tôi quá lớn của bản thân. Cũng có thể đây là lý do mà người mắc chứng bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ thường rất khó để tìm được mối quan hệ thân thiết hay là tri kỷ cho cuộc đời mình.

Mặt khác, những người mắc bệnh tự luyến có nguy cơ cao mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm. Lý do nếu họ không nhận được sự coi trọng hay tán dương thì sẽ dễ bị tổn thương, thu mình lại với xã hội và luôn sống trong cảm giác lo lắng, đơn độc.

Cách điều trị bệnh tự luyến hiệu quả nhất

Không giống như các bệnh liên quan đến tâm lý khác, những người mắc bệnh tự luyến vốn không nhiều và bệnh này cũng không quá nghiêm trọng. Những người mắc bệnh này đa phần đều là trường hợp nhẹ hoặc ở mức độ không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, việc khắc phục bệnh tự luyến lại không hề đơn giản vì đây là chứng bệnh tâm lý. Hầu hết những người mắc bệnh này đều không nghĩ mình bị bệnh nên cũng không tìm đến sự tư vấn hay điều trị tư các bác sĩ hay các chuyên gia tâm lý.

Một phương pháp điều trị bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ phổ biến nhất đó là dựa vào cách nói chuyện rồi dần tiếp cận với tiềm thức người bệnh để có thể tìm ra lý do giúp cho họ có suy nghĩ tích cực và cởi mở hơn. Liệu pháp tâm lý chính là phương pháp tốt nhất để chữa trị bệnh tự luyến ái kỷ. 

Tránh xa mạng xã hội là cách điều trị bệnh tự luyến hiệu quả
Tránh xa mạng xã hội là cách điều trị bệnh tự luyến hiệu quả

Tuy nhiên, để chữa bệnh thành công và nhanh chóng thì cần phải có sự phối hợp với gia đình, những người thân thuộc với bệnh nhân để trò chuyện hay đơn giản là tạo thêm mối quan hệ tốt đẹp, tin tưởng và bền chặt. Bên cạnh đó, người bệnh nên tích cực xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập yoga, thiền và tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội.

Tự luyến meme

Một số meme về hành động hoặc lời nói tự luyến chính bản thân mình mà các bạn có thể tham khảo:

Tự luyến meme
Tự luyến meme
Tự luyến meme
Tự luyến meme
Tự luyến meme
Tự luyến meme

 

Vừa rồi, Đội ngũ Cẩm Nang Điện Máy đã giải đáp cho các bạn kiến thức xoay quanh câu hỏi tự luyến là bệnh gì, đặc điểm của bệnh tâm lý này. Hy vọng, với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi dưỡng tâm lý tốt, tích cực hơn trong cuộc sống.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *