Người bị bệnh gút kiêng và nên ăn thực phẩm gì?

Bệnh gút là căn bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Bởi vậy, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì? Câu trả lời sẽ được camnangdienmay.net giải đáp ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu sơ lược về bệnh gút

Bệnh gout (thường gọi là gút) là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến vấn đề dinh dưỡng do nồng độ axit uric tăng cao trong huyết tương. Điều này khiến cho các tinh thể urat (muối của axit uric) lắng đọng tại các khớp gây sưng, viêm và các cơn đau dữ dội cho người bệnh; lâu ngày dẫn đến cứng khớp. 

Bệnh gút là bệnh gì?
Bệnh gút là bệnh gì?

Đại đa số các trường hợp bị gút xảy ra tại ngón chân cái. Một số ít ở cổ tay, ngón tay, gót chân và đầu gối. Nếu các tinh thể axit urat lắng đọng tại thận sẽ gây ra các bệnh về thận do urat như sỏi thận, viêm thận kẽ,… Căn bệnh này thường gặp nhiều ở nam giới trên 40 tuổi và xảy ra chủ yếu vào ban đêm. 

Bệnh gút thường xuất hiện ở các đối tượng sau: 

  • Sử dụng các chất kích thích (bia, rượu) trong thời gian dài
  • Nạp quá nhiều đạm, hải sản
  • Béo phì
  • Nạp nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao. 

Bản chất của gút là do sự lắng đọng quá nhiều axit uric hoặc tinh thể muối urat. Những thành phần này được nạp vào cơ thể thông qua các khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy nên, một chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế nạp đạm vào cơ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế và điều trị bệnh gút. 

Không để các bạn phải chờ đợi lâu hơn nữa, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì trong phần chia sẻ tiếp theo nhé!

Người bệnh gút kiêng ăn gì?

Những loại thực phẩm chứa nhiều purin sẽ làm tăng nguy xuất hiện các cơn đau gút. Vì vậy, những người bệnh gút nên hạn chế nạp các thực phẩm chứa nhiều purin trong chế độ ăn thường ngày. Đó là các thực phẩm:

  • Các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt ngan, thịt ngỗng,…): Các loại thịt này chứa rất nhiều đạm – nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh gút. Người bệnh không cần kiêng tuyệt đối thịt nhưng phải bổ sung với hàm lượng vừa phải (khoảng 2 – 3 lần/ tuần, không quá 100g/ ngày). Nên ưu tiên chế biến dưới dạng luộc, hấp thay vì chiên xào, kho để hạn chế lượng mỡ nạp vào cơ thể. 
  • Nội tạng động vật (bao tủ, thận, tim, gan,…): Mặc dù các loại thực phẩm này ăn rất ngon nhưng chính chúng là tác nhân làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh diễn biến trầm trọng hơn. 
  • Các loại hải sản (các loại cá biển, tôm, cua, ốc, ghẹ, sò, hến,…): Hàm lượng đạm trong hải sản khá cao nên người bệnh gút cần phải hạn chế ăn. 
  • Một số loại rau: Rau củ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, một số loại rau củ có hàm lượng purin cao nên người bệnh cần phải kiêng như cải xoăn, đậu lăng, đậu hà lan, đậu đen, đậu xanh, măng tây, nấm, rau bina, su hào, bắp cải,… 
Mắc bệnh gút nên kiêng ăn thực phẩm nào
Mắc bệnh gút nên kiêng ăn thực phẩm nào
  • Một số loại thực phẩm chứa nhiều fructose như siro, mật ong, các loại quả như nho, đào, táo, lê,… 
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp/ chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, gà rán,… 
  • Các loại hoa quả chua, đồ lên men như dưa muối, nem chua, măng, các loại nấm, giá đỗ,… 
  • Hạn chế uống bia, rượu, các loại nước ngọt có gas, nước ngọt,… vì chúng có thể làm tăng axit uric trong gan và ngăn cản quá trình đào thải axit uric của thận. 

Bạn có thể tham khảo

Kẽm có trong thực phẩm nào? Tác dụng của kẽm với cơ thể

Bệnh gút nên ăn gì?

Để giảm bớt các cơn đau gút, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm chứa ít purin như: 

  • Các loại thịt trắng (thịt cá sông, ức gà,…): Vì các trong các loại thực phẩm này chứa ít purin mà vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể. 
  • Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao (ổi, súp lơ, ớt chuông, dứa,…): Vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, chống viêm, giảm nồng độ axit uric trong máu. Nên bổ sung với hàm lượng vừa phải để hạn chế các tác dụng phụ như ợ nóng, buồn nôn,… 
  • Dầu o-liu, dầu thực vật: Đây đều là các loại chất béo tốt, có tác dụng giảm sưng đau, chống viêm khớp và giảm bớt hàm lượng axit uric trong cơ thể. Lưu ý, cần bổ sung với hàm lượng vừa phải, không nên nạp quá nhiều. 
  • Các loại rau củ và trái cây tươi: Hàm lượng vitamin và các khoáng chất có trong hoa quả rất tốt cho sức khỏe người bệnh. 
  • Các loại ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, gạo lứt, yến mạch,….  
  • Các chế phẩm từ trứng, sữa và đậu nành như bơ, sữa chua, váng sữa,…
Thực phẩm tốt cho người bệnh gút
Thực phẩm tốt cho người bệnh gút

Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Đừng quên xây dựng cho bản thân lối sống khoa học bằng cách ngủ nghỉ đúng giờ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. 

Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên của camnangdienmay.net sẽ giúp các bạn hiểu rõ căn bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì. Một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh gút đạt hiệu quả tốt nhất!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *