Viễn thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị tật viễn thị

Viễn thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ được các vật ở gần nhưng lại thấy rõ các vật ở xa, đây là một tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em. Vậy viễn thị là gì? Làm sao để nhận biết mắt bị viễn thị từ sớm? Người bị viễn thị phải điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua các nội dung sau đây!

Tìm hiểu về tật viễn thị

Viễn thị là gì?

Tật viễn thị là tình trạng mắt người không nhìn rõ được các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật ở xa. Thông thường, mắt bị viễn thị là do nhãn cầu ngắn hơn giới hạn bình thường dẫn đến khó khăn trong việc nhìn các vật thể ở gần.

Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào? Tật viễn thị ở mắt thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Hiện nay, có không ít trẻ em được chẩn đoán mắc phải loại tật mắt này.

Nguyên nhân mắt bị viễn thị là gì?

– Nguyên nhân chủ yếu gây ra tật viễn thị ở mắt là do trục của mắt ngắn. Ở trẻ sơ sinh, gần như tất cả các bé đều đang viễn thị từ 2 – 3 độ. Cùng với thời gian lớn lên, chiều dài mắt sẽ lớn dần ra và mắt sẽ hoàn toàn hết viễn thị ở tuổi thanh niên. Ở một số người, sự phát triển này không diễn ra trọn vẹn mới xảy ra tình trạng bị viễn thị.

– Một số trường hợp mắt viễn thị do yếu tố di truyền từ cha / mẹ.

– Bên cạnh đó, viễn thị có thể xảy ra do một số nguyên nhân: độ cong của giác mạc giảm, chỉ số khúc xạ trên thủy tinh thể giảm xuống.

viễn thị là gì
Tật viễn thị là gì? Tại sao trẻ nhỏ lại bị viễn thị?

Triệu chứng của mắt viễn thị là gì?

Bị viễn thị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh hoạt, chất lượng đời sống của con trẻ. Vậy làm sao để phát hiện và điều trị tật viễn thị từ sớm?

Một số triệu chứng sau đây là dấu hiệu mắt bị viễn thị:

– Tầm nhìn bị mờ mỗi khi đọc sách hoặc nhìn các vật thể ở gần, phải nheo mắt để nhìn rõ hơn, có cảm giác bị đau hoặc rát xung quanh mắt.

– Dễ bị đau đầu khi tập trung nhìn liên tục vào điểm nhìn nào đó ở gần.

Biến chứng

Biến chứng của viễn thị là gì? Có nguy hiểm không? – Một trong các biến chứng thường gặp nhất của mắt viễn thị là bị lé và nhược thị (tình trạng tình trạng giảm thị lực không thể cải thiện được bằng đeo kính).

– Trẻ có mắt bị viễn thị đáng kể thường có nguy cơ tiến triển thành lé (lé vào trong), nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa điều tiết và quy tụ.

– Trẻ bị viễn thị nặng không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhược thị, khi đó mắt không thấy được gì mà cũng không điều trị được. Đây là một biến chứng nguy hiểm nhất của tật viễn thị ở mắt.

Mối nguy hiểm khôn lường khi trẻ bị viễn thị không được phát hiện và điều trị sớm
Mối nguy hiểm khôn lường khi trẻ bị viễn thị không được phát hiện và điều trị sớm

Viễn thị và cách khắc phục

Tất nhiên, để nắm được cách điều trị viễn thị là gì thì cần đưa trẻ đi khám mắt từ sớm.

  • Phương pháp điều trị viễn thị thường gặp nhất vẫn là mang kính gọng hoặc dùng kính áp tròng.
  • Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật khúc xạ LASIK giúp điều trị viễn thị cũng rất được nhiều người lựa chọn, tuy vậy chi phí sẽ khá cao.

Mắt viễn thị đeo kính gì?

Kính viễn thị thực chất là một thấu kính hội tụ, nó giúp đưa điểm ảnh từ sau võng mạc vào đúng tâm võng mạc, làm cho mắt nhìn rõ được khi đeo kính. Đeo kính gọng để điều trị viễn thị là biện pháp phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.

Viễn thị đeo kính gì tưởng chừng là câu hỏi rất đơn giản nhưng rất nhiều người đang có sự lầm lẫn.

Hiện nay, phổ biến có 3 loại kính viễn là:

  • Kính viễn 1 tròng
  • Kính viễn 2 tròng
  • Kính viễn đa tròng

– Trong đó, kính 2 tròng và đa tròng chỉ sử dụng cho người bị lão thị, người gặp khó khăn khi nhìn xa, người bị viễn thị nhưng từ tuổi 40 sẽ khó khăn khi nhìn cả xa và gần.

– Đối với người bị viễn thị thì chỉ dùng kính 1 tròng (duy nhất 1 tròng kính hội tụ).

Sự khác nhau giữa viễn thị và lão thị là gì?

Cùng gặp khó khăn về vấn đề nhìn các vật ở gần nhưng viễn thị và lão thị không phải là một. Chúng ta cần nắm được khác biệt cơ bản giữa chúng để hiểu rõ hơn tật viễn thị là gì cũng như lựa chọn kính viễn sao cho phù hợp.

Viễn thị Lão thị
Bản chất Trục nhãn cầu ngắn / giác mạc quá dẹt Suy giảm khả năng điều tiết của mắt
Nguyên nhân Di truyền bẩm sinh

Bị các bệnh lý về mắt

Lão hóa tự nhiên
Triệu chứng Nhìn gần không rõ, khi bị viễn nặng có thể nhìn cả xa cả gần đều không rõ Nhìn gần không rõ

Nhìn cả xa cả gần không rõ

Đối tượng Mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em Thường sau tuổi 40
Đeo kính Thấu kính hội tụ – kính 1 tròng (đeo khi nhìn cả xa và gần) Thấu kính hội tụ – kính 1 tròng (chỉ đeo khi nhìn gần)

Đeo kính 2 tròng/đa tròng (tròng nhìn xa và tròng nhìn gần có độ khác nhau)

Phân biệt viễn thị và lão thị

Ngoài ra, ta cũng có thể phân biệt viễn thị với các tật khác của mắt như:

– Sự khác nhau giữa viễn thị và cận thị: Cận thị là tình trạng mắt nhìn rõ vật ở gần nhưng không nhìn rõ vật ở xa, ngược lại viễn thị nhìn rõ vật ở xa nhưng không nhìn rõ vật ở gần.

– Sự khác nhau giữa viễn thị và loạn thị: Viễn thị xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt không tập trung ở võng mạc mà ở phía sau mô. Loạn thị xảy do các sóng có trong võng mạc làm ánh sáng bị phản xạ tại các điểm khác nhau trong võng mạc, giác mạc, từ đó làm hỏng độ cong đồng nhất của nó.

Viễn thị với lão thị có giống nhau không
Viễn thị là gì? Viễn thị với lão thị có giống nhau không?

Cách phòng ngừa / giảm viễn thị là gì?

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ bị viễn thị nhưng có nhiều phương pháp hiệu quả giúp làm giảm thiểu tật viễn thị hiệu quả như:

– Kiểm tra mắt định kỳ: phát hiện sớm các vấn đề về mắt giúp điều trị nhanh và hiệu quả khi tật ở mắt còn nhẹ.

– Kiểm soát sức khỏe: các bệnh tiểu đường và huyết áp có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn nếu không được phát hiện và điều trị tốt.

– Nhận biết các triệu chứng: Nắm được các dấu hiệu của viễn thị là gì nói riêng cũng như các bệnh lý khác về mắt sẽ giúp phát hiện kịp thời và theo dõi được tình trạng bệnh tốt hơn.

– Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng: Đeo kính mát sẽ giúp chặn tia cực tím (UV) bức xạ ảnh hưởng xấu cho mắt.

– Dùng đồ ăn lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống khoa học, nhiều trái cây và rau quả nhất là thực phẩm chứa vitamin A và Beta Carotene.

– Không nên hút thuốc: Khói thuốc không chỉ có hại cho các bộ phận hô hấp trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.

– Sử dụng kính viễn phù hợp.

– Làm việc trong môi trường ánh sáng tốt, chuyển loại đèn có thể cải thiện độ tương phản để mắt nhìn rõ hơn.

Trên đây là những thông tin tổng quan về tật viễn thị ở mắt. Mong rằng bài viết này của camnangdienmay.net có thể giúp các bạn hiểu rõ viễn thị là gì, cách phát hiện sớm và điều trị viễn thị phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *