Chia sẻ cách vệ sinh xe máy cho từng bộ phận chuẩn như thợ

Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để tự vệ sinh xe máy theo từng bộ phận ngay tại nhà thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của camnangdienmay.net. Chắc chắn chiếc xe của bạn sẽ nhanh chóng được làm sạch như khi mang ra ngoài cửa hàng bảo dưỡng xe.

Vệ sinh sên xe máy

Sên là bộ phận đảm nhận vai trò dẫn động chính trên xe máy; bộ phận này cần được bảo dưỡng, làm sạch định kỳ để tránh bị gỉ sét, hao mòn do ma sát với các bộ phận.

Bạn cần nắm được phương pháp vệ sinh sên xe máy đúng cách bởi việc làm sạch sai cách, dùng dung dịch tẩy rửa không phù hợp còn khiến sên xe nhanh hỏng, giảm hiệu quả hoạt động.

Vệ sinh sên xe máy với dung dịch chuyên dụng
Vệ sinh sên xe máy với dung dịch chuyên dụng

Để vệ sinh sên xe máy, bạn cần chuẩn bị:

  • Khăn vải sạch
  • Dung dịch làm sạch sên xe máy chuyên dụng, dung dịch bôi trơn
  • Bàn chải 3 mặt
  • Chậu chứa chất bẩn (nếu có)

Sau khi đã chuẩn bị các dụng cụ, dung dịch hỗ trợ vệ sinh sên xe máy thì bạn tiến hành thao tác theo các bước sau:

  • Bước 1: Xịt dung dịch làm sạch lên bề mặt sên và đĩa xe, xịt đều mặt ngoài, mặt giữa, mặt sau sên, sau đó để nguyên 10 đến 15 phút để dung dịch ngấm vào tự xử lý vết bẩn. Đối với phần nhông xe nằm sâu bên trong khó làm sạch thì bạn xịt tối đa dung dịch vào và để chúng tự làm sạch.
  • Bước 2: Dùng bàn chải 3 mặt đánh đều lên cả 4 mặt sên và mặt dĩa. Vừa thao tác vừa xoay tròn bánh xe để chà sạch được tất cả các chi tiết.
  • Bước 3: Mở chai nước khoáng và rửa sạch lại phần sên, dĩa xe.
  • Bước 4: Dùng khăn vải sạch đã chuẩn bị để lau khô lại tất cả các chi tiết.
  • Bước 5: Xịt đều dung dịch bôi trơn sên chuyên dụng lên hai mặt trong và ngoài sên, vừa làm vừa quay bánh xe để dung dịch ngấm đều lên các mắt sên. Bạn cần chú ý dùng dung dịch bôi trơn sên chuyên dụng, tránh dùng dung dịch bôi trơn khác thay thế như mỡ bò,…

Sau khi thực hiện công việc vệ sinh sên xe máy thì tốt nhất bạn nên chờ 1-2 tiếng hoặc qua một đêm rồi hãy vận hành xe để đảm bảo dung dịch bôi trơn bám đều vào các mắt xích, tăng độ bền cho sên xe.

Vệ sinh xe máy – Vệ sinh bộ phận lọc gió

Lọc gió xe máy là bộ phận vô cùng quan trọng của xe, được ví như “lá phổi” của động cơ bởi nó có vai trò lọc không khí từ môi trường bên ngoài vào trong xe, đảm bảo luồng khí trước khi đưa vào buồng đốt là khí sạch, không lẫn bụi bẩn.

Bởi vậy, nếu để lọc gió bẩn thì sẽ gây ra nhiều tác hại như: giảm lượng gió lưu thông vào trong động cơ khiến lượng nhiên liệu và gió bị đốt giảm dẫn tới giảm công suất, máy tốn nhiên liệu hơn, nhanh nóng máy, tạo muội than làm cho đầu bugi bẩn, giảm hiệu quả đánh lửa và khiến xe giật, rung,…

Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh lọc gió xe máy định kỳ hoặc thay lọc gió mới cho xe. Để vệ sinh lọc gió xe, bạn cần tiến hành các công việc sau:

  • Bước 1: Bạn tìm vị trí lọc gió để mở hộp lọc gió. Thông thường với xe ga thì lọc gió nằm ở trên lốc nồi. Bạn có thể tìm đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe khi mua cũng sẽ có thông tin vị trí từng bộ phận, nó sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được chính xác vị trí lọc gió.
  • Bước 2: Sử dụng một chiếc tua vít chuyên dụng để mở hộp lọc gió, tháo tấm lọc ra.
  • Bước 3: Sử dụng khí nén để thổi sạch bụi bẩn cho lọc gió. Bạn có thể sử dụng một chiếc máy nén khí mini, súng xịt, dây lò xo để hỗ trợ cho việc này. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị được những dụng cụ, thiết bị này thì bạn có thể tháo ra và mang ra cửa hàng sửa, bảo dưỡng hoặc rửa xe để xịt nhờ.
Vệ sinh lọc gió xe máy bằng khí nén
Vệ sinh lọc gió xe máy bằng khí nén

Nếu tự xịt thì bạn cần chú ý hướng vòi xịt vào lọc gió theo góc nghiêng với áp lực vừa đủ, tránh xịt thẳng trực tiếp vào vì nó sẽ tạo áp lực mạnh, có thể gây rách lọc gió hoặc làm bụi bay tứ tung bẩn cả mặt trong lọc gió.

Bước 4: Lắp lại lọc gió vào vị trí ban đầu, chú ý siết chặt ốc.

Bạn cần chú ý chỉ vệ sinh lọc gió xe máy bằng khí nén áp suất vừa đủ, xịt từ trong ra ngoài; tuyệt đối không rửa lọc gió bằng nước, vệ sinh bằng xăng dầu. Tuy nhiên, giá thành của lọc gió cũng không phải quá đắt, do đó bạn có thể thay mới sau 1-2 lần vệ sinh để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất cho bộ phận này.

Tham khảo: Rửa xe nhiều có tốt không? Tần suất rửa xe như thế nào là phù hợp?

Vệ sinh buồng đốt xe máy

Vệ sinh buồng đốt xe máy định kỳ sẽ giúp giảm tình trạng muội carbon bám đầy đầu buồng đốt khiến động cơ giảm hiệu suất hoạt động, và giảm nguy cơ sinh ra khí lượng khí thải CO, HO lớn; gây ô nhiễm môi trường.

Với bộ phận này thì tốt nhất bạn nên mang xe ra cửa hàng bảo dưỡng để vệ sinh bởi việc làm sạch đòi hỏi phải sử dụng thiết bị chuyên dụng như máy sục rửa, vệ sinh buồng đốt. Nếu bạn muốn tự thực hiện và có đầy đủ thiết bị thì có thể tham khảo cách thao tác như sau:

  • Bước 1: Tháo lọc gió xe máy
  • Bước 2: Đưa ống dẫn khí vào sâu trong động cơ xe.
  • Bước 3: Nối dây kẹp rung chấn cảm ứng với sendo xe máy, kẹp dây kẹp rung chấn vào biển số xe.
  • Bước 3: Khởi động xe máy xác nhận máy ga cầm chừng mức bình thường.
  • Bước 4: Nhấn công tắc đóng-mở sản sinh khí 1-2 giây, đèn báo tín hiệu sản sinh khí sẽ phát sáng. Máy sẽ tự động tính số lần tẩy rửa sau mỗi lần ấn công tắc đóng-mở khí. Khi máy đang thực hiện công việc tẩy rửa thì bạn tuyệt đối không được lên ga xe.
  • Bước 5: Khi máy thực hiện xong công việc vệ sinh buồng đốt thì bạn rút dây khí ra khỏi xe và từ từ khởi động dò ga.
  • Bước 6: Nối ráp bộ khí như hiện trạng ban đầu, kết thúc quá trình tẩy rửa. Vệ sinh buồng đốt xe máy định kỳ sẽ giúp xe vận hành bền bỉ, hiệu quả.
Máy vệ sinh buồng đốt xe máy
Máy vệ sinh buồng đốt xe máy

Trong trường hợp ví dụ mất điện gây gián đoạn quá trình tẩy rửa động cơ thì máy vệ sinh buồng đốt xe sẽ dừng sản sinh khí cho tới khi động cơ máy vận hành lại, máy sẽ sản sinh như trạng thái lúc đầu.

Máy vệ sinh buồng đốt sẽ tự động nghỉ sau khoảng 20 phút tẩy rửa, lúc này công tắc cũng như đèn báo tín hiệu sẽ tự động tắt, dòng điện về 0.

Vệ sinh nồi xe tay ga

Nồi xe tay ga hay còn gọi là côn xe là bộ phận đảm nhận vai trò truyền động giữa động cơ ra tải bên ngoài để xe vận hành trơn tru.

Sau một thời gian dài hoạt động, nồi xe tay ga sẽ bám nhiều bụi bẩn, bề mặt côn bị trượt, bám bụi; xe chạy tốn xăng hơn trước, xe lên ga rất chậm,…Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh, làm sạch nồi xe tay ga định kỳ; cách vệ sinh như sau:

Vệ sinh nồi trước xe

Công đoạn này bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra, vệ sinh chén bi; nếu bi nồi trong tình trạng mòn, móp thì tốt nhất bạn nên thay mới.
  • Kiểm tra, vệ sinh bộ 6 viên bi.
  • Kiểm tra, vệ sinh ắc nồi.
  • Kiểm tra xem kẹt trượt nồi có bị lỏng không, vệ sinh kẹp trượt.
Vệ sinh nồi xe tay ga
Cách vệ sinh nồi xe tay ga

Vệ sinh nồi sau xe

Công đoạn này bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra, vệ sinh búa 3 càng: Trong trường hợp búa bị hao mòn nhiều thì bạn cần thay mới để xe làm việc tốt hơn.
  • Kiểm tra, vệ sinh chuông nồi sau: Nếu chuông nồi sau bị cháy hoặc xước nhiều thì bạn cần thay mới để búa 3 càng bắt tốt hơn, giảm tình trạng hao xăng.
  • Kiểm tra, vệ sinh lò xo 3 càng
  • Kiểm tra, vệ sinh lò xo đế: nếu kiểm tra lò xo đế thấy bị nhão thì nên thay mới để xe vận hành khỏe hơn.

Thông thường, nồi xe tay ga sẽ được vệ sinh sau 1000 km đầu tiên xe chạy, sau đó những lần tiếp theo bạn nên vệ sinh nồi xe tay ga sau mỗi 2000km xe chạy.

Vệ sinh pô xe máy

Nếu bạn thấy tiếng nổ pô xe máy không được êm hoặc pô xe máy bị thủng thì rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc pô xe máy không được vệ sinh định kỳ.

Sau một thời gian hoạt động, bên trong pô xe máy sẽ bám dính nhiều bụi bẩn, dẫn tới tình trạng oxy hóa, có thể gây hỏng pô nếu không được vệ sinh. Để vệ sinh pô xe máy thì bạn có thể hoàn toàn tự thực hiện tại nhà với các dụng cụ sau:

  • Bộ tháo lắp xe máy
  • Chậu nhựa
  • Dung dịch xịt vệ sinh xe máy chuyên dụng

Các bước thực hiện vệ sinh pô xe máy như sau:

  • Bước 1: Bạn sử dụng dụng cụ tháo lắp xe máy chuyên dụng để tháo ống pô xe ra khỏi thân xe. Bạn quan sát sẽ thấy có hai ốc ở đáy cổ pô và bạn có thể dùng dụng cụ tháo lắp để tháo ốc ra dễ dàng. Sau đó lần lượt tháo các ốc cố định ở phần thân bầu pô, nhấc phần pô xe máy ra ngoài.
  • Bước 2: Sử dụng 1 lít xăng đã chuẩn bị đổ vào ống pô và đặt ống pô nằm ngàng xuống nền nhà.
  • Bước 3: Bịt đầu lỗ thoát ở ống pô bằng túi nilon đã chuẩn bị, ngăn hơi xăng bốc ra ngoài.
Bịt đầu lỗ thoát ống pô xe để ngăn hơi xăng thoát ra ngoài
Bịt đầu lỗ thoát ống pô xe để ngăn hơi xăng thoát ra ngoài
  • Bước 4: Lắc đều ống pô để xăng lan ra các vị trí trong ống pô, làm sạch muội, bụi bẩn. Lắc nhiều lần và để qua đêm.
  • Bước 5: Sau khi đã để qua đêm, bạn tháo túi nilon ở các vị trí ra và đổ xăng ngâm trong ống pô.
  • Bước 6: Dựng pô lên theo chiều thẳng đứng để xăng chảy hết ra ngoài.
  • Bước 7: Xịt dung dịch vệ sinh xe máy vào ống pô, để nguyên trong khoảng 5 phút để dung dịch ngấm.
  • Bước 8: Dùng vòi xịt nước rửa sạch phía trong pô xe và để khô.
  • Bước 9: Sau khi đã khô thì bạn lắp lại pô để hoàn thành công việc vệ sinh pô xe máy.
 

Có thể thấy việc vệ sinh pô xe máy cũng không quá phức tạp đúng không?. Do đó, bạn hãy nhớ thực hiện việc vệ sinh pô xe định kỳ hoặc mang xe tới các cửa hàng bảo dưỡng để thợ hỗ trợ công việc vệ sinh xe máy nhé!.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể thực hiện việc vệ sinh xe máy chuyên nghiệp như thợ, đảm bảo xe luôn vận hành bền bỉ theo thời gian. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *