Stakeholder là gì? Phân biệt giữa stakeholder nội bộ và bên ngoài

Chắc hẳn khi tham gia làm việc cùng một nhóm hay trong một doanh nghiệp. Có đôi lần bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Stakeholder nhưng không hiểu. Vậy Stakeholder là gì? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu những thông tin xoay quanh Stakeholder.

Stakeholder là gì?

Khi đề cập đến các dự án của bất cứ tổ chức nào, tất cả những cá thể nội bộ thuộc tổ chức được gọi là Stakeholder. Đó có thể là một hoặc nhiều cá nhân, nhóm và tổ chức chịu những ảnh hưởng liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến dự án.

Cũng có thể hiểu Stakeholder là những bên có liên quan. Những đối tượng stakeholder có thể xuất hiện từ bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. 

Chính vì vậy, người chủ phải có năng lực quản lý từng người trong số họ. Kể cả những người không làm việc trực tiếp cũng cần có phương hướng cụ thể.

Chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm lý để đối phó với đa dạng các tính cách. Như thế mới đảm bảo họ hiểu hoàn toàn mục tiêu của dự án đưa ra. 

Thuật ngữ dùng để chỉ đến những cá nhân hay tổ chức thực hiện dự án

Để làm được điều đó, bạn phải tìm hiểu sâu những khái niệm xoay quanh Stakeholder là gì? 

Một số khái niệm liên quan đến Stakeholder

Thực chất có rất nhiều loại khái niệm về Stakeholder mà người quản lý cần phải biết đến. 

Định nghĩa về Stakeholder theory 

Sau khi tìm hiểu chắc mọi người đã biết stakeholder là gì? Còn về khái niệm của Stakeholder. Nó có nghĩa là quan điểm của chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa doanh nghiệp với một bên khác.

Đó có thể là khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư, những người có cổ phần thuộc doanh nghiệp,… Với học thuyết này nhận định rằng: bất kể doanh nghiệp nào cũng nên quan tâm đến việc tạo ra những giá trị thực cho stakeholder.

Theo đó Stakeholder theory chính là yếu tố quan trọng liên quan đến những nghiên cứu về đạo đức trong kinh doanh. Lâu dần biến thành một nền tảng dành cho những nghiên cứu để sau này phát triển thành bài học của các học giả.

 

Đến nay, nhiều học giả trên thế giới liên tục đặt ra các nghi vấn liên quan đến tính bền vững. Như họ nhận định thì việc tập trung lợi ích của các cổ đông giống như mục tiêu cơ bản trong kinh doanh. 

Rất nhiều những học thuyết stakeholder theory được đưa ra

Từ học thuyết này đã có thêm nhiều những thuyết khác ra đời về vấn đề này được xuất hiện từ những năm 1980. Nói chung, đây chính là khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Thông qua nó nhằm đề cao các giá trị nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp. 

Khái niệm Multi-stakeholder 

Khái niệm này đề cập đến dạng thức hay cấu trúc tổ chức dựa trên quá trình quản trị nhiều Stakeholder. Cũng có thể là quy trình hoạch định ra chính sách. Với mô hình này nhằm hướng đến mục tiêu khuyến khích sự tham gia của các stakeholder.

Phải coi họ như chính các doanh nghiệp, chính phủ, xã hội dân sự, tổ chức nghiên cứu. Cũng đồng nghĩa với việc nó như một tổ chức phi chính phủ cùng hợp tác tham gia đối thoại. Từ đó đưa ra quyết định để thực hiện giải pháp vấn đề mục tiêu chung. 

Mọi người có thể hiểu đây là quá trình phân tích các stakeholder. Khi thực hiện sẽ bao gồm các quá trình xác định stakeholder trước một dự án bất kỳ. 

Một dự án sẽ gồm một hay nhiều các stakeholder cùng tham gia

Mục đích của nó là chia stakeholder thành những nhóm dựa vào mức độ tham gia, tầm ảnh hưởng dự án. Bên cạnh đó phải xác định được cách thức tốt nhất để tất cả các stakeholder giao tiếp và làm việc với nhau suốt dự án. 

Có thể bạn quan tâm:
Mục tiêu là gì? Cách xác định mục tiêu hiệu quả nhất
Thị trường mục tiêu là gì? Vai trò quan trọng của thị trường mục tiêu

Phân biệt stakeholder nội bộ và bên ngoài

Bên cạnh khái niệm stakeholder là gì cần phải biết dạng  này phân loại như thế nào? Hiện tại có thể phân biệt stakeholder thành nội bộ và bên ngoài. 

Stakeholder nội bộ

Stakeholder nội bộ là những cá thể đem lại lợi ích trong một doanh nghiệp thông qua những mối liên hệ trực tiếp. Ví dụ như có việc làm, quyền sở hữu, cổ phần cũng có thể là khoản đầu tư trong doanh nghiệp đó.

Ngược lại thì các stakeholder bên ngoài thuộc những người không chịu bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào nhưng lại gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Nó có thể ảnh hưởng theo cách nào đó bằng hành động kết quả kinh doanh. 

Những nhà đầu tư là điểm hình của stakeholder nội bộ và chịu ảnh hưởng lớn từ bởi kết quả kinh doanh. Ví dụ khi nhà đầu tư quyết định đầu tư với mức 10 triệu vào một công ty khởi nghiệp để đổi lấy 10% cổ phần một năm. 

Stakeholder nội bộ có thể là cổ đông đem đến lợi ích cho doanh nghiệp

Lúc đó nhà đầu tư chính thức trở thành một stakeholder nội bộ. Lợi nhuận của nguồn đầu tư xuất ra hoàn toàn phụ thuộc đến sự thành công hoặc thất bại của công ty đó. 

Stakeholder bên ngoài 

Những stakeholder bên ngoài thuộc những cá thể không có bất cứ mối liên hệ trực tiếp nào với doanh nghiệp. Thay vào đó các stakeholder này thuộc một người hoặc nhóm người hay tổ chức nào đó trực tiếp chịu ảnh hưởng của các hoạt động của doanh nghiệp. 

Có thể hiểu đơn giản như một doanh nghiệp bắt đầu vượt quá giới hạn lượng khí thải carbon cho phép. Những người dân sinh sống quanh khu vực doanh nghiệp hoạt động là những stakeholder bên ngoài. Vì họ đã chịu những ảnh hưởng xấu từ những hoạt động ô nhiễm. 

Những stakeholder bên ngoài đôi khi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Thế nhưng không trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp hay đơn vị đó.

Một trong những stakeholder cho nội dung này là chính phủ. Bởi mỗi một quyết định hay chính sách mà chính phủ đưa ra đều vào từng thời điểm. Nó sẽ tạo ảnh hưởng từ việc nhỏ đến lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. 

Tầm quan trọng của Stakeholder đến thành bại của dự án

Chỉ là một cá nhân nhưng lại tác động trực tiếp đến doanh nghiệp

Với những gì đã phân tích bên trên thì stakeholder chính là nền móng cho thành công của dự án. Những kế hoạch thực hiện, yếu tố của nhu cầu đầu vào, cách thức giải quyết đầu ra… Đều thuộc những mắt xích khá quan trọng. Có lợi cho việc liên kết lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoàn thiện dự án. 

Việc có được một nhóm stakeholder giống như đang có cả nguồn lực mạnh. Điều này tỷ lệ với sự thành công của dự án rất cao. Cũng có nghĩa là yếu tố chính duy trì hoạt động trên bất cứ lĩnh vực nào. Nó được coi như nguồn lực tài chính giúp nuôi dưỡng. Đồng thời làm đòn bẩy cho sự án doanh nghiệp thành công hơn. 

Trường hợp thực hiện đơn phương thì tỷ lệ thành công cũng có nhưng chiếm khá ít. Do đó khi lên ý tưởng thực hiện dự án, hãy kêu gọi stakeholder hợp tác lại với nhau. Sẽ có khó khăn xảy đến nhưng sẽ đem lại hiệu quả hơn việc thực hiện một mình. 

Phải có sự kết nối giữa các stakeholder thì dự án mới thành công

Ví dụ tác động tiêu cực đến các stakeholder có khi công ty cần phải cắt giảm nguồn chi phí. Khi đó cần  lên kế hoạch sa thải nhân viên. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người lao động.

Đồng thời tác động tiêu cực đến kinh tế tại khu vực đó. Stakeholder sẽ là tác động tích cực đế chủ sở hữu cổ phần. Tuy nhiên phải đảm bảo trong doanh nghiệp phát hành ra sản phẩm mới. Và sản phẩm này khiến gia tăng lợi nhuận cũng như bảo vệ môi trường. 

Qua nội dung bài viết,  mọi người đã hiểu rõ hơn stakeholder là gì? Bên cạnh đó những thông tin liên quan và tầm quan trọng của stakeholder trong doanh nghiệp cũng được camnangdienmay.net đề cập. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức kinh doanh bổ ích dành cho doanh nghiệp của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *