Nhuộm răng đen ngày xưa bằng gì? Ý nghĩa phong tục này

Nhuộm răng đen là một phong tục vô cùng phổ biến của người Việt xưa. Tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về phong tục này hay chưa? Hãy cùng camnangdienmay.net tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được người xưa nhuộm răng đen bằng gì và ý nghĩa của phong tục này nhé!

Giới thiệu về tục nhuộm răng đen của người Việt

Phong tục nhuộm răng đen của người Việt rất phổ biến ngày xưa, bởi theo quan niệm xưa thì hàm răng đen được coi chính là chuẩn mực của cái đẹp. Tục lệ nhuộm răng đen với lý do trực tiếp dẫn đến tục nhuộm răng, bởi người xưa thường xuyên nhai trầu và sẽ làm ố đen răng, nên phải nhuộm đen. 

Phong tục nhuộm đen răng vô cùng phổ biến ở người Việt ngày xưa
Phong tục nhuộm đen răng vô cùng phổ biến ở người Việt ngày xưa

Nhuộm răng đen có thể tạo được vẻ đẹp thẩm mỹ duyên dáng cho hàm răng. “Da trắng, răng đen” chính là chuẩn mực cái đẹp của người xưa, bởi nó như tạo sự tương phản cao và đầy tính nghệ thuật thu hút ánh nhìn của nhiều chàng trai. 

Có rất nhiều cô gái dù không ăn trầu nhưng vẫn lựa chọn nhuộm đen răng tạo sự duyên dáng thu hút người khác giới. Thậm chí, tục nhuộm đen răng còn được lan sang cả một số ít đàn ông. 

Nguồn gốc của tục nhuộm răng đen

Nhuộm răng đen là một tục cổ của người dân Việt Nam xưa, đã được xuất hiện từ thời vua Hùng. Ở thời đó tục ăn trầu trở thành một nét văn hóa vô cùng đặc trưng của người Việt, sử dụng để phân biệt được với các sắc dân khác nhau. 

Ở trong cuốn “Đại Việt Sử Ký toàn thư, tại trang 133 có ghi lại lời của vua hùng về tục xăm mình chứ không xuất hiện tục nhuộm răng. Tuy nhiên, khi được hỏi thì sứ thần Văn Lang đã trả lời vua nhà Chu về tục ăn trầu rằng “Chúng tôi ăn trầu là để khử đi những mùi ô uế và nhuộm đen răng”. 

Không chỉ người Việt mới có tục nhuộm đen răng mà một vài dân tộc khác như Mường, Thái, Si La cũng đã có tục này. Tuy nhiên mỗi nơi thì tục nhuộm đen răng lại mang một ý nghĩa khác nhau và chất liệu sử dụng, cách nhuộm răng cũng sẽ khác nhau. 

Tục nhuộm đen răng của người Việt xuất hiện rất lâu trước đây
Tục nhuộm đen răng của người Việt xuất hiện rất lâu trước đây

Theo truyền thuyết xưa thì tục nhuộm đen răng ở người Việt cũng có từ rất xa xưa, từ thời cổ đại. Đi cùng với tục nhuộm răng đó chính là tục xăm mình và ăn trầu. Trải qua một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa thì dù kẻ thống trị bắt người Việt ta ăn mặc theo phong tục phương Bắc, học theo những phong tục tập quán của phương Bắc. 

Thế nhưng, người Việt vẫn giữ được những tập tục xưa và họ coi việc nhuộm răng như là một văn hóa tốt đẹp phân biệt với những dân tộc khác nữa. 

Cho đến cuối thế kỉ trước, khi mà người Việt bị pháp đô hộ, dù tiếp xúc nhiều với người Pháp, thể nhưng người Việt vẫn không từ bỏ sự tự hào về tục răng đen của mình. Cho tới thế kỷ 20, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Việt Nam mới chính thức bước vào một thời kỳ biến đổi xã hội sâu sắc. 

Vào những năm đầu thế kỷ này, nhiều phụ nữ đã cạo đi hàm răng đen của mình để trở thành người phụ nữ hiện đại mới, bắt đầu tham gia cải cách xã hội với các phong trào đòi lại nữ quyền và giải phóng đất nước.  

Ý nghĩa tục nhuộm răng đen của người Việt

Đối với những người Việt Nam thời xưa, nhuộm đen răng không những có tác dụng bảo vệ răng khỏi bị sâu răng mà còn mang ý nghĩa như một cột mốc đánh dấu tuổi trưởng thành của bản thân. Bên cạnh đó, nhuộm đen răng cũng thể hiện được lòng tự tôn dân tộc.

Đối với người xưa nhuộm đen răng làm tăng tính thẩm mỹ
Đối với người xưa nhuộm đen răng làm tăng tính thẩm mỹ

Bởi xã hội xưa kia thường sẽ đánh giá tính cách con người qua vẻ bề ngoài rất nhiều. Họ đã cho rằng chỉ những người đoàng hoàng, những người đã trưởng thành mời có thể nhuộm răng. 

Ngoài ra, nhuộm răng đen còn giúp người Việt phân biệt chính xác với người Tàu. Từ bậc vua chúa cho tới những người dân đen đều sẽ phải thực hiện phong tục này. 

Quy trình nhuộm răng đen của người xưa 

Ở nước ta thời xưa, mỗi dân tộc đều sẽ có một cách nhuộm răng đen khác nhau. Trong đó nổi bật nhất đó chính là cách nhuộm răng đen của người dân tộc Thái và người Kinh. 

Cách nhuộm răng đen của người dân tộc Thái

Để nhuộm được răng đen, người Thái sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có thể dễ dàng tìm thấy trong rừng hoặc cây trồng trong vườn nhà mình. Trong đó 2 chất liệu phổ biến được sử dụng nhiều nhất đó chính là quả mè và bồ hóng. 

Muốn có được một hàm răng đen bóng như mong ước cần chuẩn bị tất cả nguyên liệu trong vòng từ 8-10 ngày và thực hiện theo cách pha chế như sau:

– Đầu tiên là lấy quả mè non, có độ chát rất dính răng đem đồ lên sau đó bóc lấy vỏ của nó.

– Giã nhỏ vỏ mè vừa thu được phơi khô lên các vật dụng chất liệu sắt như là cuốc, xẻng để chúng tăng được độ đen bóng hơn nữa. 

Người Thái sử dụng quả mè và bồ hóng nhuộm đen răng
Người Thái sử dụng quả mè và bồ hóng nhuộm đen răng

– Sau khi vỏ mè được phơi khô lại thì cho lại vào nước ngâm cho tới khi mềm rồi sẽ bọc lại bằng lá chuối khô. 

– Bắt đầu nướng và giã vỏ mè đó cho tới khi vỏ mịn thành bột. 

– Trộn bồ hóng (là một loại bụi thường bám trên ống nứa ở gác bếp) với vỏ mè để tạo nên hỗn hợp sệt sau đó bôi lên kín răng.

– Giữ hỗn hợp qua đêm, sau đó lại tiếp tục bôi lặp lại 3-5 đêm như thế cho tới khi đạt được màu răng ưng ý. 

Mỗi lần thực hiện nhuộm răng đen như trên thì răng thường sẽ có cảm giác ê buốt và nhức răng. Tuy nhiên để có được một màu đen bóng thường phải nhuộm lại sau 3 tháng. 

Cách nhuộm răng đen của người Kinh 

Khác với người Thái, người Kinh sử dụng nguyên liệu để nhuộm răng đen bằng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh và nhựa của gáo dừa.

Để nhuộm răng đen, người Kinh làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

– 3 ngày đầu tiên sử dụng vỏ cau trộn đều với bột muối và bột than mỗi khi chải răng hay xỉa răng.

– Trước khi nhuộm 1 ngày: Dùng nước chanh hòa với rượu trắng sau đó ngậm hoặc súc miệng để làm cho men răng mòn đi, giúp tăng hiệu quả của thuốc nhuộm.

Thông thường ở bước này sẽ làm cho răng ê buốt và đau nhức. Thậm chí trường hợp nặng sẽ bị hôi miệng, môi và lưỡi hay vòm họng sẽ bị sưng tấy lên. 

Người Kinh nhuộm răng đen bằng chanh và nhựa của gáo dừa
Người Kinh nhuộm răng đen bằng chanh và nhựa của gáo dừa

Bước 2: Tiến hành nhuộm răng

– Thuốc nhuộm thường được mọi người chế từ 7-10 ngày trước tuân theo một tỉ lệ nhất định. Sau đó cho lá chuối hoặc lá dừa áp lên vùng răng cần nhuộm.

– Thích hợp nhất để có thể nhuộm màu đen cho răng là vào sau bữa ăn tối. Đến nửa đêm sẽ bắt đầu thay một lớp nhuộm khác cho đến sáng. Trong cả quá trình này người Kinh phải ngậm chặt miệng, chỉ được nuốt chửng thức ăn chứ không được nhai. 

– Cho đến sáng hôm sau người nhuộm cần súc miệng lại bằng nước mắm loại bỏ chất độc từ thuốc độc còn sót lại ở trên răng.

Bước 3: Nhuộm đen và đánh bóng

– Khi mà răng đã chuyển sang màu đỏ gì như màu cánh kiến thì lúc này người ta sẽ phết hỗn hợp được bào chế từ phèn đen cùng với nhựa cánh kiến lên trên răng. Đây chính là bước nhuộm đen cho răng.

– Sau đó, nhựa của gáo dừa được nấu trên lửa lớn, khi nguội sẽ để đánh bóng lên răng.

Khác với phương pháp nhuộm đen của người Thái, phường pháp của người Kinh giữ được lâu hơn. Để giữ được màu đen bóng chỉ phải nhuộm lại một năm 1 lần. Nếu như không nhuộm lại có khả năng răng sẽ có loang lổ và mất thẩm mỹ. 

Tục nhuộm răng đen của người Việt biến mất khi nào?

Vào những năm 1862, khi mà nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam mạnh mẽ thì cũng là lúc tục nhuộm răng đen bắt đầu lụi tàn. Bởi người phụ nữ bắt đầu cạo trắng răng và họ cho rằng nhuộm răng đen là cổ hủ, kém văn minh. 

Tục nhuộm răng đen biến mất và dần không được ưa chuộng
Tục nhuộm răng đen biến mất và dần không được ưa chuộng

Ngoài ra, khi được tiếp xúc lâu với những người phụ nữ phương Tây sở hữu bộ răng trắng cũng làm cho người Việt thay đổi dần tư tưởng của mình. Họ bắt đầu cảm thấy một hàm răng trắng trông đẹp hơn và có thẩm mỹ cao hơn. Do đó tục nhuộm răng đen dần mai một và biến mất. 

Tóm lại, dù đã không còn nhưng tục nhuộm răng đen như là một nét độc đáo trong bản sắc dân tộc đã ăn sâu và tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam xưa. Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về tục nhuộm răng đen của người Việt xưa và hiểu về những truyền thống, phong tục xưa của ông cha ta. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *