Mood là gì? Nguyên nhân và cách tránh tụt mood ở giới trẻ

Trên các trang mạng xã hội hay trong giao tiếp hàng ngày của giới trẻ không ít lần bạn nghe thấy cụm từ “tụt mood”. Vậy mood là gì? Nguyên nhân tụt mood và cách tránh tụt mood ở giới trẻ như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng camnangdienmay.net để tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Mood là gì? 

Mood là một từ trong tiếng Anh thường được sử dụng để chỉ tâm trạng của con người. Cụ thể từ này biểu thị những cung bậc cảm xúc khác nhau không quá mãnh liệt của con người như vui, buồn, giận hờn. Mood sẽ chỉ diễn ra trong khoảng thời điểm nhất định, không kéo dài lâu. 

Mood là một từ tiếng Anh chỉ tâm trạng con người
Mood là một từ tiếng Anh chỉ tâm trạng con người

“Tụt mood” hiện tượng phổ biến sử dụng nhiều trong giới trẻ

Tụt mood là một từ ghép để diễn tả tình trạng cảm xúc buồn rầu, chán nản của một người. Tụt mood là khi một người chẳng còn năng lượng hay sức lực để làm việc gì cả. Mặc dù cùng một nghĩa với tụt feeling, thế nhưng tụt mood lại được giới trẻ sử dụng phổ biến hơn bởi nó nghe vần hơn và dễ nói hơn.

Ngoài việc diễn tả cảm xúc thay đổi thì tụt mood còn có thể bày tỏ về một quan điểm nào đó. Thế nhưng nghĩa này thường ít khi được sử dụng hơn. 

Một nguyên nhân khác giúp tụt mood phổ biến hơn ở trong giới trẻ là nhờ vào ý nghĩa thú vị hài hước của nó. Đây được coi như một từ lóng với ý nghĩa thú vị và tính tượng hình cao. Đặc biệt khi bạn dịch tụt mood trong bất cứ trường hợp nào cũng thấy có ý nghĩa. 

Bạn chỉ nên sử dụng tụt mood trong cuộc sống hàng ngày và cần tránh sử dụng trong các trường hợp nói chuyện với người lớn, khiến họ khó hiểu. 

Nguyên nhân dẫn đến tụt mood

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt mood ở giới trẻ hiện nay. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:

Những nguyên nhân dẫn đến tụt mood thường gặp nhất
Những nguyên nhân dẫn đến tụt mood thường gặp nhất

Quá nhạy cảm

Nhạy cảm có thể là một phần tính cách cảm xúc của con người. Thực tế có những người bẩm sinh đã có tâm hồn nhạy cảm hơn người khác. Họ dễ xúc động, dễ tổn thương hay tự ái.

Những điều tiêu cực dù chỉ là một chút thôi cũng sẽ ảnh hưởng tệ đến cảm xúc của họ, khiến họ tự ái và ở trong tình trạng cạn kiệt năng lượng, chán nản không muốn làm gì cả. 

Họ sẽ cảm thấy công việc khó khăn hơn, làm qua loa, chẳng muốn làm mặc kệ cho ai la mắng, thích ẩn dật, thích an toàn và thích làm những việc tự do không bị ai sai khiến hay chỉ trích. 

Luôn cho mình là người kém cỏi

Trái ngược lại với những người mạnh mẽ luôn muốn tự thử sức mình để biết được khả năng của bản thân đến đâu, những người thường xuyen tụt mood luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi, dù cso làm gì thì cũng chẳng thành công.

Vì thế mà họ bắt đầu thu mình lại hơn, cảm thấy xung quanh chưa đủ an toàn nên cứ đứng yên một chỗ. Họ mặc cảm tự ti và cảm thấy tụt moodk, thấy mình nhỏ bé.

Đố kỵ với người khác

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tụt mood là thay vì ngưỡng mộ họ lại luôn đố kỵ với thành công của người khác. Điều này càng khiến họ tự ti nghĩ rằng cái gì người ta cũng làm được còn mình chẳng làm được gì. Họ cho rằng bản thân không bằng người khác, có cố gắng cũng chẳng đi đến đâu. Dần dần họ mất động lực để cố gắng.

Áp lực công việc và cuộc sống

Áp lực luôn là một trong những nguyên nhân khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ hơn. Cảm nhận của con người trở nên phức tạp và thường xuyên thay đổi. Họ luôn có những vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống hàng ngày. 

Áp lực công việc khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ và tụt mood

Những áp lực của cuộc sống, khó khăn trong công việc như lượng công việc quá nhiều, ôn thi căng thẳng, tình yêu không tốt, gia đình không ổn định khiến cho họ chỉ muốn chạy trốn, buông xuôi tất cả. 

Thiếu tình cảm

Có nhiều người đang sống trong xã hội này nhưng cảm thấy mất đi tình cảm xung quanh. Có thể họ thiếu đi tình thương gia đình, thiếu bạn bè để chia sẻ tâm sự những vấn đề trong cuộc sống. 

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng họ trở nên khép kín không tin tưởng vào bất cứ ai và trở nên nhạy cảm hơn. Tâm trạng của họ thay đổi vì không có chỗ dựa tinh thần. Đó là lý do mà tình trạng tụt mood dễ xảy ra đối với những người này. 

Mất định hướng

Cuộc sống ngày nay áp lực, muôn vàn ngã rẽ khiến con người tụt mood, mất định hướng. Đây là một dạng tụt mood rất hay gặp ở những bạn trẻ mới chập chững bước vào đời. Họ nhận ra được cuộc sống không pahri màu hồng như trước đây mình từng nghĩ, họ thất vọng và tụt mood.

Các bạn trẻ trở nên lo lắng sợ hãi cho tương lai của bản thân. Họ không biết làm gì tiếp theo và ngày càng trở nên thất vọng về chính bản thân, tâm trạng trở đi xuống trầm trọng. 

Cách tránh để bản thân tụt mood 

Có thể thấy được tụt mood xảy ra khiến cho con người cảm thấy tồi tệ hơn rất nhiều. Một số cách để có thể tránh tụt mood như sau:

Luôn luôn lạc quan vào cuộc sống

Một lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn trẻ đó chính là nếu gặp khó khăn hãy nghĩ về những điều tốt đẹp hơn. Giữ cho bản thân mình một tinh thần sảng khoái, một sự sáng suốt, bình tĩnh thì mọi vấn đề gặp phải sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. 

Lạc quan vào cuộc sống giúp tinh thần con người thoải mái, khắc phục tình trạng tụt mood

Thay vì luôn nghĩ đến những điều tiêu cực khiến bản thân tụt mood hãy suy nghĩ đến điều tốt hơn của một vấn đề. Từ đó bình tĩnh giải quyết nút thắt của vấn đề. Hãy đón nhận lời khuyên, sự an ủi từ những người có kinh nghiệm đi trước, những người thân thiết với bạn để cảm thấy rằng bạn không cô đơn, không một mình. 

Tự nhìn nhận lại sự thay đổi trong cảm xúc của bản thân

Hãy chú ý tới bản thân mình nhiều hơn, tinh tế một chút và cảm nhận sự thay đổi của chính bản thân mỗi ngày. Cố gắng theo dõi tâm trạng mình qua các hoạt động như ăn, làm việc, ngủ, đi chơi. 

Biết được khi nào bạn vui nhất, những điều gì thường làm bạn khó chịu. Từ đó hãy đánh giá tìm ra cách giải quyết cho tình trạng tụt mood của mình.

Có những mối quan hệ lành mạnh

Con người chúng ta không nên chỉ biết sống cho bản thân và cô đơn. Có thêm những mối quan hệ tốt, có người thân bạn bè bên cạnh sẽ giúp bạn giảm bớt cô đơn, cùng bạn chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.

Khi bị tụt Mood, tâm trạng thay đổi, thay vì tự mình chịu đựng hãy tâm sự, hãy chia sẻ để giải tỏa cảm xúc của bản thân. Áp lực của bạn sẽ được giải quyết, giúp bạn bớt căng thẳng, tích cực hơn và nhanh chóng lấy lại sự cân bằng trong cảm xúc của mình. 

Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi thư giãn

Thay vì luôn cố gắng làm việc học tập hết sức quên đi tình trạng của bản thân, hãy cho bản thân thời gian riêng để thư giãn nghỉ ngơi. Đây là một cách nhanh chóng nhất giải quyết tình trạng tụt mood. 

Thư giãn nạp năng lượng cho bản thân, tránh để bản thân quá áp lực và tụt mood
Thư giãn nạp năng lượng cho bản thân, tránh để bản thân quá áp lực và tụt mood

Làm những điều bản thân thích, đi ra ngoài mở rộng tầm nhìn từ đó cũng giúp suy nghĩ của bạn trở nên tích cực hơn. Nếu làm việc quá căng thẳng hãy dừng lại nghe một bản nhạc vui, đọc sách hay xem những bộ phim bạn yêu thích hay đơn giản là ngủ một giấc thật ngon lấy lại sự cân bằng. 

Xây dựng thói quen sống lành mạnh

Tâm trạng thất thường cũng có thể là do thói quen xấu ảnh hưởng đến bạn. Tạo cho bản thân một lối sống khỏe mạnh, ăn uống điều hòa đúng bữa, đủ chất kết hợp với tập luyện và ngủ nghỉ đúng giờ. Một thân thể khỏe mạnh giúp cho bạn trở nên lạc quan hơn rất nhiều.

Trên đây là thông kiến thức liên quan đến mood và tụt mood. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu được tình trạng tụt mood, nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này hiệu quả giúp bản thân luôn được thoải mái và lạc quan nhất.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *