Nhật thực – một trong những hiện tượng thiên văn nhận được sự quan tâm rất lớn từ mọi người và bạn có thể quan sát được từ Trái Đất. Vậy hiện tượng nhật thực là gì? Có những loại nhật thực nào? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu những điều thú vị này ngay sau đây nhé!
Contents
Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực diễn ra lúc nào?
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất. Khi bạn quan sát từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời hoặc cũng có thể là che khuất một phần Mặt Trời.
Cụ thể: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trong khi Mặt Trăng lại chuyển động quanh Trái Đất. Với mỗi một chu kỳ của mình, Mặt Trăng đi vào vị trí nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời một lần. Do hai quỹ đạo lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào Mặt Trăng cũng sẽ đi cắt qua đường nối giữa Trái Đất và Mặt Trời. Hay nói cách khác, có rất nhiều lần mặt trăng đi vào giữa thời điểm “trăng mới” (new moon). Đêm không trăng mới có một lần 3 thiên thể là Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng với nhau.
Phân loại nhật thực
Dựa vào vùng bóng tối của Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất mà nhật thực được phân ra thành 4 loại như sau:
Nhật thực toàn phần
Hiện tượng này chỉ diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo và Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Lúc này các vùng bóng tối và bóng nửa tối sẽ hình thành trên bề mặt Trái Đất.
Nếu như bạn muốn quan sát được nhật thực toàn phần thì cần phải đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Nếu như bạn đứng ở vùng bóng nửa tối thì chỉ có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.
Có thể bạn chưa biết: Giải thích hiện tượng nguyệt thực toàn phần là gì?
Nhật thực một phần
Hiện tượng này xảy ra khi đĩa của Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất hoàn toàn. Lúc này sẽ xuất hiện vùng nửa bóng tối ở trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực hình khuyên
Hiện tượng thiên văn thú vị này xảy ra khi trung tâm của đĩa Mặt Trời bị đĩa của Mặt Trăng che khuất; Mặt Trăng ở xung quanh viễn điểm quỹ đạo.
Lúc này, bạn sẽ thấy các phần rìa bên ngoài của Mặt Trời sẽ bị lộ ra, trông giống như một chiếc nhẫn.
Nhật thực lai
Hiện tượng nhật thực lai này được coi là rất hiếm khi xảy ra. Hiện tượng này thường xảy ra khi nhật thực hình khuyên chuyển sang nhật thực toàn phần.
Cách quan sát nhật thực
Sau khi đã hiểu rõ nhật thực là gì thì bạn phải biết rằng: việc quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp bằng mắt thường mà không thông qua bất kỳ thiết bị nào có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt. Vì vậy khi quan sát bạn phải hết sức cẩn thận và cần lưu ý những điều sau:
– Không quan sát nhật thực với một chiếc kính râm (kính đen), phim chụp X-quang, ruột đĩa mềm, băng video. Những loại này chỉ có tác dụng giảm độ sáng chứ không hề ngăn được các tia bức xạ có hại.
– Nên quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như: kính bảo hộ thợ hàn mã số 14, kính lọc Mặt Trời từ các Câu lạc bộ Thiên văn học….
– Bạn cũng có thể sử dụng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ. Hoặc bạn cũng có thể khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời thông qua lỗ tròn đó.
Hiện tượng nhật thực nổi tiếng trong lịch sử
Thời xa xưa người ta xem hiện tượng nhật thực chính là điềm báo từ trời cao. Có thể là có một phép lạ chuẩn bị xảy ra; cơn thịnh nộ của Thượng đế; ngày tàn của một triều đại… Chính vì không hiểu rõ nguyên lý của nhật thực mà hiện tượng tuyệt vời của tự nhiên này bị cho là điềm gở, không may mắn.
Những hiện tượng nhật thực đầu tiên đã được người xưa ghi nhận và truyền đến ngày nay thông qua các tấm bảng bằng đất sét. Dưới đây là một số hiện tượng nhật thực nổi tiếng trong lịch sử:
Nhật thực Ugarit
Đây chính là một trong những hiện tượng nhật thực được ghi nhận sớm nhất. Nhật thực Ugarit kéo dài 2 phút 7 giây vào ngày 3/5/1375 trước Công nguyên (theo như kết quả phân tích một bảng đất sét được tìm thấy vào năm 1948).
Tuy nhiên, sau đó báo cáo trên chuyên san Nature vào năm 1989 lại cho rằng hiện tượng này được diễn ra vào ngày 5/3/1223 trước Công nguyên. Hiện nay Ugarit là thành phố cảng ở miền Bắc của Syria.
Nhật thực Assyria
Vào năm 763 trước Công nguyên, đế quốc Assyria kiểm soát khu vực mà hiện giờ là Iraq. Nhật thực đã diễn ra và nó kéo dài trong 5 phút. Lúc đó mọi người cho rằng đây là điềm báo về cuộc nổi dậy ở thành Ashur (hiện là Qal’at Sherqat, Iraq).
Nhật thực ở Trung Quốc
Vào năm 1302 trước Công nguyên, các sử gia Trung Quốc ghi nhận một hiện tượng gây chấn động lúc bấy giờ đó chính là nhật thực toàn phần kéo dài 6 phút 25 giây.
Theo như quan niệm người xưa thì Mặt Trời chính là biểu tượng của Hoàng đế. Họ coi đây hiện tượng tự nhiên này là lời cảnh báo nhằm vào nhà vua. Chính vì vậy mà sau khi nhật thực kết thúc, vị vua này đã phải ăn chay nhiều ngày; thực hiện các nghi thức với mục đích giải cứu Mặt Trời. Số liệu này được ghi nhận theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomical History and Heritage vào năm 2003.
Vụ hành hình Chúa Jesus
Theo như kinh thánh của đạo Thiên Chúa giáo có ghi lại: bầu trời lúc đó tối sầm trong nhiều giờ liền sau khi Chúa Jesus phải chịu khổ nạn trên thập tự giá. Sau đó, các nhà sử gia đã sử dụng dữ liệu thiên văn học từ hiện tượng này để xác định được thời điểm Chúa Jesus ly thế.
Một số sử gia liên hệ vụ hành hình này với thời điểm xảy ra nhật thực toàn phần vào năm 29 của thế kỷ thứ nhất và nó kéo dài 1 phút 59 giây. Những người khác thì lại liên kết với sự kiện nhật thực thứ hai, kéo dài 4 phút 6 giây vào năm 33 với cái chết của Chúa Jesus.
Sự ra đời của nhà tiên tri Mohammed
Kinh Koran đề cập đến một sự kiện nhật thực được diễn ra trước khi nhà tiên tri Mohammed chào đời. Các nhà sử gia sau đó cho rằng đó chính là hiện tượng nhật thực toàn phần vào năm 569, kéo dài 3 phút 17 giây.
Sau này, cái chết của con trai nhà tiên tri Mohammed là Ibrahim thì mặt trời cũng biến mất 1 phút 40 giây.
Nhật thực và vua Henry
Vào năm 1133, vua Henry I của Anh qua đời. Trùng hợp là nhật thực toàn phần cũng đã xảy ra và nó kéo dài 4 phút 38 giây. Đặc biệt sau khi vị vua này qua đời thì nước Anh đã rơi vào cảnh tranh giành quyền lực. Đất nước chìm vào các cuộc khủng hoảng và nội chiến dữ dội.
Nhật thực của Einstein
Nếu như người xưa thường coi nhật thực là những hiện tượng siêu nhiên, mang theo điềm báo của Thượng đế thì các nhà vật lý học lại xem sự kiện vào năm 1919 là chiến thắng của khoa học.
Vào năm đó, trong quá trình Mặt Trăng che Mặt Trời khiến Mặt Trời biến mất 6 phút 51 giây thì các nhà nghiên cứu tiến hành đo đạc hiện tượng ánh sáng từ các ngôi sao bị bẻ gãy trong lúc di chuyển gần Mặt Trời.
Phát hiện thu được này đã xác nhận thuyết tương đối rộng của thiên tài Albert Einstein. Theo đó đã mô tả bản chất của lực hấp dẫn chính là sự uốn cong của không gian và thời gian.
Như vậy camnangdienmay.net đã giúp bạn hiểu rõ hơn nhật thực là gì cùng với một hiện tượng nhật thực vô cùng nổi tiếng trong lịch sử. Hy vọng rằng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích.