Quan niệm huyết nguyệt là ngày tận thế đúng hay sai?

Mặt trăng máu là một hiện tượng đặc biệt trong thiên nhiên đối với những người yêu thiên văn. Tuy nhiên, đối với một số tôn giáo thì đây lại là “điềm xấu”. Vậy, trăng máu là gì? Hãy cùng camnangdienmay.net khám phá hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này nhé!

Mặt Trăng máu là gì?

Trăng máu hay huyết nguyệt là loại hiện tượng nguyệt thực có tên gọi khác của nguyệt thực toàn phần trong thiên văn tự nhiên. Hiện tượng huyết nguyệt xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất che đi ánh sáng từ Mặt Trời.

Hiện tượng Mặt Trăng máu là gì?
Hiện tượng Mặt Trăng máu là gì?

Ánh sáng khúc xạ từ Mặt Trăng đi xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất khiến cho Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam. Khi nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng trông tối hơn bình thường và có màu đỏ như máu. Lúc này, vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng sẽ cùng nằm trên một đường thẳng.

Ý nghĩa của răng máu là gì?

Ý nghĩa của huyết nguyệt trong tôn giáo

Từ xa xưa, các tôn giáo cho rằng, huyết nguyệt xuất hiện lúc nửa đêm là điềm báo cho ngày tận thế sắp đến. Cụ thể:

  • Trong “Kinh Cựu Ước” tiết 1 của chương 7 có ghi thông tin trước ngày tận thế thì Mặt Trăng sẽ đỏ như máu.
  • Trong Thánh Kinh – “Khải huyền” tiết 12 của chương 6 có nói rằng: Khi Chiên con mở ấn thứ 6, một trận động đất khủng khiếp đã diễn ra, Mặt Trời tối đen, Mặt Trăng trở nên đỏ như máu.
  • Trong “Đại tàng chính kinh” của Phật giáo có nhắc đến: Nếu nhật nguyệt bạc thực xảy ra thì đây là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành hoặc dính đến binh đao.
Hiện tượng huyết nguyệt (Trăng máu) có ý nghĩa gì?
Hiện tượng huyết nguyệt (Trăng máu) có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của huyết nguyệt trong thiên văn học

Khi thiên văn học ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu và lý giải Mặt Trăng máu là hiện tượng rất bình thường trong tự nhiên. Các nhà khoa học cho của NASA cho rằng, họ chưa thấy điều xấu nào đến với Trái Đất khi hiện tượng Trăng máu xảy ra.

Do đó, quan niệm khi huyết nguyệt xảy ra sẽ dẫn đến tận thế là sai lầm. Những ý kiến như vậy chỉ càng làm cho hiện tượng thiên nhiên này trở thành một điều gì đó huyễn hoặc hơn.

Vì vậy, ý nghĩa của Mặt Trăng máu không phải là lời cảnh báo, nhắn nhủ từ đấng tối cao nào đó. Đây chỉ là một hiện tượng bình thường xảy ra trong tự nhiên. Một hiện tượng mà con người có thể quan sát được bằng mắt thường.

Một số hiện tượng thú vị khác của Mặt trăng

Bên cạnh Mặt Trăng máu, các bạn có thể đã từng nghe về hiện tượng Trăng xanh, Trăng đen, Nhật thực hay siêu Trăng. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ lý giải cụ thể về các hiện tượng đặc biệt này của Mặt Trăng.

Hiện tượng trăng xanh

Hiện tượng Trăng xanh là gì?
Hiện tượng Trăng xanh là gì?

Tương tự thắc mắc về Mặt Trăng máu, nhiều người cũng đưa ra câu hỏi Trăng xanh là gì? Trăng xanh là một khái niệm để chỉ hiện tượng trăng tròn xuất hiện lần thứ 2 trong cùng 1 tháng dương lịch. Sự kiện này còn có tên gọi khác là trăng tròn đỏ, trăng tròn cá tầm,…

Mặc dù được gọi là Trăng xanh nhưng Mặt Trăng không hề chuyển thành màu xanh đâu bạn nhé! Cái tên này chỉ nhằm ám chỉ về một hiện tượng hiếm hoi mà thôi. Trên thực tế, Trăng xanh còn có thể có màu đỏ nhạt.

Thông thường, mỗi tháng sẽ có 1 lần trăng tròn, như vậy trong 1 năm sẽ có 12. Tuy nhiên, sau 2 – 3 năm thì sẽ có nhiều hơn 1 lần trăng tròn trong năm. Tên gọi Trăng xanh dùng để chỉ kỳ Mặt trăng dư thừa này trong năm. Nói một cách chính xác thì khoảng 2,7 năm sẽ có Trăng xanh một lần.

Hiện tượng trăng đen

Hiện tượng Trăng đen
Hiện tượng Trăng đen

Trăng đen là thuật ngữ dùng để gọi hiện tượng trăng non lần thứ 2 trong một tháng. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, khi các phần được Mặt Trăng chiếu sáng rơi vào bóng của Trái Đất thì hiện tượng này sẽ xảy ra. Khi đó, mắt người sẽ không thể quan sát được.

Trong một năm, mỗi mùa sẽ có 3 kỳ Trăng non. Tuy nhiên, vào mùa hè 2020, tại Bắc Bán cầu lại xảy ra 4 mùa Trăng non. Lúc này, Mặt Trăng là một màu đen hoàn toàn nên đây là dịp thuận lợi để các nhà thiên văn học quan sát các chòm sao, ngôi sao, tìm kiếm dải ngân hà,…

Hiện tượng Nhật thực

Nhật thực là gì? Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển đến giữa Mặt Trời và Trái Đất. Khi đó 3 hành tinh nói trên sẽ thẳng hàng với nhau. Vì thế, khi chúng ta quan sát từ Trái Đất thì sẽ thấy Mặt Trăng che đi Mặt Trời. Khi xảy ra Nhật thực toàn phần thì Mặt Trời sẽ bị che khuất hoàn toàn.

Hiện tượng Nhật thực

Nhật thực là hiện tượng thiên văn trái ngược với Nguyệt thực. Khi xảy ra sự kiện Nguyệt thực thì Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Còn khi Nhật thực xảy ra thì Mặt trăng nằm giữa hai đối tượng còn lại.

Siêu trăng là gì?

Hiện tượng siêu Trăng xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển tới gần Trái Đất. Mặt trăng quay quanh Trái Đất với quỹ đạo hình oval, khi hai hành tinh này có vị trí gần nhau, Mặt Trăng sẽ có kích thước lớn hơn khi quan sát từ Trái Đất.

Siêu trăng (hay Siêu Mặt trăng) có thể có kích thước lớn hơn 14% và sáng hơn hơn tới 30%. Số liệu này được so sánh với lúc Mặt Trăng ở vị trí cách xa Trái Đất nhất.

Mong rằng, những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về mặt Trăng máu. Ngoài huyết nguyệt thì Mặt Trăng còn có một số hiện tượng đặc biệt khác camnangdienmay.net đã giới thiệu trong bài viết. Cảm ơn các bạn đã đọc tin!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *