Kích thủy lực? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý kích thủy lực

Kích thủy lực hay con đội ô tô là một thiết bị hỗ trợ sửa chữa xe cùng như dùng trong sản xuất cơ khí. Để sử dụng kích thủy lực một cách an toàn và hiệu quả nhất, người dùng cần nắm được những thông tin về đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý của loại thiết bị này. Ngay sau đây, Cẩm nang điện máy sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến kích nâng thủy lực. Hãy cùng tìm hiểu!

Kích thủy lực là gì?

kích thủy lực
Kích thủy lực / con đội ô tô chuyên dùng trong nâng hạ xe ô tô

Kích thủy lực hay còn gọi là con đội ô tô / con đội thủy lực, là một thiết bị cơ khí được dùng để nâng đỡ các vật nặng tải trọng lớn và cồng kềnh. Kích thủy lực được sử dụng phổ biến trong ngành nghề sửa chữa ô tô và lĩnh vực cơ khí.

Con đội thủy lực được tạo ra từ áp lực và cơ chế hoạt động của piston nên cũng được gọi là kích thủy lực piston.

Bài viết tham khảo: Xi lanh thủy lực là gì? Công dụng của xi lanh trong cầu nâng

Cấu tạo kích thủy lực

Cấu tạo của kích thủy lực khá đơn giản, bao gồm các bộ phận chính là van, piston, khóa và bính chất lỏng công tác. Chi tiết như sau:

kích thủy lực
Tìm hiểu cấu tạo của kích nâng thủy lực / cấu tạo con đội ô tô

1/ Van: Bộ phận van đảm nhiệm chức năng đóng hoặc mở piston để đưa hơi nén đi vào trong đường ống. Nếu ta đóng van thì phần piston sẽ được đẩy lên, ngược lại khi ta mở (xả) van thì piston sẽ đi xuống.

2/ Piston: Đây là phần trụ giống như cầu nâng hạ xe ô tô và xe máy. Dưới tác dụng của dung môi thì piston sẽ đẩy được đồ vật có khối lượng lớn lên.

3/ Khóa: Bộ phận dùng để khóa chết khích ở độ cao phù hợp, giúp người thợ sửa chữa dễ dàng tiến hành công việc sửa chữa lắp ráp, đồng thời đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình sử dụng kích thủy lực.

4/ Bình chất lỏng công tác: Bình chứa dung môi chuyên dụng để hỗ trợ đẩy piston lên giúp nâng được các vật thể tải trọng lớn giống như là xe cộ.

Tìm hiểu nguyên lý làm việc của kích thủy lực

kích thủy lực
Nguyên lý của kích thủy lực

Dựa vào sơ đồ trên, ta có thể thấy được nguyên lý hoạt động của kích thủy lực diễn ra như sau:

1/ Cơ chế đẩy lên:

  • Khi piston số 2 (nén) dịch chuyển dần về phía dưới của khoảng L1 => van số 3 sẽ đóng lại.
  • Chất lỏng trong bình công tác 1 đi vào xilanh => được nâng qua van một chiều số 4.
  • Piston số 6 cùng vật tải F2 sẽ được nâng lên một khoảng bằng L2.

2/ Cơ chế hạ xuống:

  • Piston số 2 dịch chuyển về phía trên khoảng L1 => van một chiều số 4 đóng lại => Piston số 2 hạ xuống một khoảng bằng L2
  • Để hạ piston kích thủy lực số 6 cùng vật tải F2 xuống thì => cần phải hạ khóa số 5 để tiến hành nối thông xilanh và bình chứa với nhau.

Các loại kích thủy lực

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kích nâng thủy lực khác nhau, tùy vào tiêu chí phân loại có thể chia chúng thành các dòng chính như sau:

Phân loại theo chiều nâng

1/ Kích thủy lực một chiều: Đây là dòng con đội thủy lực phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm loại này chuyên được dùng để nâng và hạ các vật tải trọng lớn theo chiều đứng (dọc).

Con đội một chiều hoạt động dựa vào máy bơm tay hoặc điện thủy lực 1 vòi dầu. Nó cho khả năng nâng hạ các vật nhanh chóng và độ xác cao ở các thiết bị nặng.

2/ Kích thủy lực hai chiều: Đây là dòng con đội thủy lực hoạt động theo cả hai chiều dọc / ngang, nhưng chủ yếu nhất vẫn là theo chiều ngang. Cách thức hoạt động của nó tương tự với loại kích 1 chiều.

Sản phẩm loại này chuyên dùng cho việc nâng và hạ các thiết bị tải trọng từ vài tấn tới vài trăm tấn. Một hành trình nâng hạ của con đội thủy lực hai chiều trung bình từ 50mm – 300mm. Để thiết bị hoạt động được thì phải dùng đến sự hỗ trợ của bơm điện thủy lực 2 vòi dầu.

con đội ô tô
Các loại kích thủy lực

Phân loại theo hình thức

1/ Kích thủy lực thường: Loại kích 1 chiều thông thường, được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

2/ Kích thủy lực móc: Loại kích có khả năng nâng sát dưới mặt đất và còn có thể nâng phía trên đầu vật nặng. Thiết bị được thiết kế thêm 2 chiếc lò xo để định vị cũng như kéo đầu đội và móc về vị trí nhanh hơn thông qua thao rác xả van đóng mở dầu.

Kích nâng dạng móc này thích hợp dùng trong những điều kiện không gian rất nhỏ và hẹp, thường dùng để kết hợp cùng con rùa đẩy hàng.

3/ Kích thủy lực rùa đẩy hàng: Thiết bị chuyên dùng để nâng hạ và di chuyển các máy móc nặng, khối lượng lớn trong phạm vi di chuyển nhỏ. Kích nâng con rùa chuyên dùng để di chuyển các thiết bị cơ khí, máy móc công nghiệp hay hàng hóa siêu trọng trường…

4/ Kích thủy lực kê: Thiết kế sản phẩm dạng hình tháp, được dùng phổ biến trong các phân xưởng sản xuất lốp ô tô. Kích nâng thủy lực kiểu kê hoạt động dựa trên cơ chế nâng – kê an toàn. Cụ thể là sau khi xe được kích nâng lên, con độ sẽ kê trực tiếp vào trục nhằm cẩu xe từ đó đảm bảo tính an toàn trong quá trình tháo lắp lốp.

5/ Kích cá sấu: Được dùng để nâng và hạ các vật nặng trong các ngành sửa chữa, sản xuất lốp ô tô, xe du lịch,… Thiết kế của loại kích này nằm sát xuống sàn để tiện cho quá trình luồn vào gầm xe con.

Những sản phẩm kích nâng thủy lực cá sấu có thiết kế chung là chân dài. Phần xi lanh khi đang nâng sẽ ở tư thế gần vuông góc với thân kích.

6/ Con đội ô tô lùn / kích nâng thủy lực lùn:  Không khác biệt nhiều với dòng kích nâng thông thường, tuy nhiên thiết kế hình dáng sẽ “lùn” hơn rất nhiều.

Ứng dụng của kích nâng thủy lực – công dụng của con đội ô tô

Cùng với sự phát triển nở rộ của các ngành công nghiệp ô tô và cơ khí, kích nâng thủy lực ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho nhiều công việc từ sản xuất, sửa chữa máy móc cho đến thiết bị công nghiệp.

Con đội ô tô có thể được sử dụng trực tiếp hoặc lắp đặt cùng các hệ thống thiết bị máy móc khác, gián tiếp thực hiện nhiều công việc quan trọng khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của sản phẩm kích nâng thủy lực:

  • Kết hợp cùng các thiết bị cầu nâng ô tô để hỗ trợ cho quá trình nâng hạ xe.
  • Sử dụng để nâng hạ vật tải trọng lớn trong quá trình sửa chữa – lắp đặt máy móc.
  • Hỗ trợ tháo lắp các cụm chi tiết thiết bị nhanh chóng, dễ dàng.
  • Sử dụng kích thủy lực để tháo lắp bánh răng, vòng bi, puly đai răng, nâng hạ – kích cầu đường để tiến hành quá trình thay gối cầu.
  • Nâng hạn và căn chỉnh các thiết bị máy móc trong ngành công nghiệp đóng tàu, xi xi măng, hóa chất, dầu khí, ô tô,…
  • Là một bộ phận quan trọng của các hệ thống thủy lực như: máy ép thủy lực, máy ép tuy ô thủy lực, máy đục lỗ thủy lực, máy chấn tôn, máy lốc tôn,…

Nguyên tắc dùng kích thủy lực

con đội ô tô
Những nguyên tắc sử dụng kích nâng thủy lực an toàn và hiệu quả

Để đảm bảo cho hiệu quả cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng kích nâng, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc sau đây:

1/ Lựa chọn kích nâng có tải trọng nâng đỡ lớn hơn so với vật thể cần nâng.

2/ Kiểm tra toàn bộ kích trước khi đưa vào vận hành.

3/ Lắp đặt đúng kỹ thuật.

4/ Đặt con đội lên mặt phẳng cứng, chịu được tải trọng của con đội.

5/ Bổ sung dầu nhớt định kỳ cho kích nâng trong quá trình xi lanh ở trạng thái nghỉ (kích ở mức thấp nhất).

6/ Đặt đúng tâm vật nâng để quá trình nâng hạ diễn ra dễ dàng và đảm bảo an toàn.

7/ Trong trường hợp sử dụng nhiều kích để nâng hạ 1 vật, chú ý phân bổ lực sao cho đều.

8/ Vừ kích vừa kê, không để thiết bị kích hoạt động quá lâu và nâng quá cao.

9/ Tránh để kích nâng gần nguồn nhiệt lớn hay hàn hồ xung quanh khi đang vận hành vì có thể làm hỏng xi lanh.

10/ Không cho vật nặng đè lên dây thủy lực, sử dụng xong thù hạ xi lanh xuống để hạn chế rỉ sét, hỏng hóc.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến dòng kích thủy lực / con đội ô tô. Nếu bạn tư vấn thêm thông tin về các sản phẩm kích nâng thủy lực, cầu nâng hạ xe ô tô, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 0989 937 282 để được giải đáp miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *