Khước từ là gì? Cách “khước từ” khéo léo không gây mất lòng

Trong cuộc sống, có lẽ không ít lần bạn nghe thấy cụm từ “khước từ”. Thế nhưng “khước từ” là gì? Nếu bạn chưa hiểu được ý nghĩa của “khước từ” hãy cùng camnangdienmay.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Khước từ là gì? 

Khước từ thường được hiểu đơn giản là từ chối, không thực hiện, không nhận một việc hay một hành động nào đó khi mà được yêu cầu. 

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều trường hợp, nhiều vấn đề mà chúng ta không thể lúc nào cũng chấp thuận những yêu cầu hay lời mời của người khác được. Đôi khi lý do là vì ta quá bận hay có thể là một số lý do nào đó khiến ta không thể chấp thuận và cần nói lời khước từ khéo léo sao cho không để người khác phải buồn lòng. 

Cuộc sống con người ngày càng bộn bề hơn, nhiều mối quan hệ hơn khiến con người trở nên mệt mỏi và chúng ta chẳng thể lúc nào cũng ôm đồm được hết mọi công việc, không thể sống vì người khác mãi, ngại từ chối mà quên đi cảm xúc thật của chính mình. Lúc này việc khước từ là rất hợp lý. 

Khước từ là từ chối đề nghị, lời mời, yêu cầu người khác
Khước từ là từ chối đề nghị, lời mời, yêu cầu người khác

Có rất nhiều người sợ nói lời khước từ, từ chối vì sợ làm người khác phật lòng, không vui. Tuy nhiên nói lời từ chối không phải là một điều xấu. Đôi khi từ chối là giúp cho bản thân được thoải mái hơn, cân bằng được mọi việc trong cuộc sống và từ đó, chúng ta cũng sẽ có nhiều thời gian hơn cho chính bản thân mình. 

Khước từ chính là không muốn làm hoặc không muốn nhận về những thứ chúng ta không thích, không muốn. 

Ví dụ: Khước từ việc giúp bạn làm bài tập, khước từ một chuyến du lịch. 

Cách “khước từ” khéo léo mà không gây mất lòng

Để khước từ khéo léo bạn cần phải:

– Tôn trọng đề nghị, lời mời. Đầu tiên dù có đồng ý hay khước từ thì bạn cũng cần phải có một thái độ vui vẻ và thiện chí, khoogn nên trêu đùa cợt nhả hay trả lời một cách nghiêm túc. Cũng không được thằng thừng chê bai hay đánh giá lời đề nghị đó. Nếu muốn “khước từ” thì hãy cảm ơn và từ chối một cách nhẹ nhàng.

– Không khước từ ngay khi vừa nghe được đề nghị. Đối với những lời mời, yêu cầu, lời đề nghị đến một cách đột ngột trong khi bạn đang không sắp xếp được thời gian thì không nên đột ngột khước từ. 

Có thể đưa ra lời cảm ơn vì đã được mời, hoặc đối với trường hợp bị yêu cầu, hãy linh hoạt dùng những lý do khéo léo cho họ thấy bản thân thực sự không thực hiện được yêu cầu đó.

Cách để “khước từ” mà không gây mất lòng
Cách để “khước từ” mà không gây mất lòng

– Không chen ngang khi người khác nói. Khi mà đối phương đang ngỏ lời thì đừng chen ngang cắt lời họ. Hãy để họ yêu cầu, đề nghị hay mời xong bạn mới từ từ đưa ra câu trả lời và lý do khước từ. 

– Thẳng thắn không vòng vo. Nhiều khi bạn “khước từ” nhưng không thể nói được lý do cụ thể thì hãy cứ thẳng thắn nói mình không thể với một thái độ lịch sự và nghiêm túc. 

Xem thêm: Chạn vương là gì? Làm chạn vương có thực sự “sung sướng”

Các cụm từ liên quan đến “khước từ”

  • Khước từ lời xin lỗi

Khước từ lời xin lỗi là khi một người bị người khác làm ảnh hưởng, tổn thương, sau đó người đó xin lỗi người bị hại. Thế nhưng lúc này người bị hại lại không tha thứ và không chấp nhận lời xin lỗi vì một lý do nào đó. Đây chính là hành động khước từ lời xin lỗi.

  • Không thể khước từ

Đây là một cụm từ có ý nghĩa ngược lại hoàn toàn so với “khước từ”. Nếu khước từ mang ý nghĩa từ chối thì “không thể khước từ” chính là không thể từ chối. Không thể khước từ có thể sử dụng để nói về những trường hợp mà người được yêu cầu không thể từ chối yêu cầu đó mà họ buộc phải làm theo. 

  • Khước từ trách nhiệm 

Nếu như ở trên chúng ta đã phân tích khước từ tài sản là từ chối quyền thừa kế tài sản thì khước từ trách nhiệm chính là từ chối chịu trách nhiệm cho một người, một sự vật hay sự việc nào đó. Chẳng hạn như trong kiện tụng ly hôn, khước từ trách nhiệm sử dụng để nói về việc một người không sẵn sàng nhận trách nhiệm hay không chịu trách nhiệm nuôi con. 

  • Khước từ tài sản

Đây chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật hiện nay. Việc khước từ tài sản được hiểu chính là từ chối tài sản. Đặc biệt khước từ tài sản này được đề cập nhiêu trong các lĩnh vực thừa kết và hôn nhân, gia đình.

Khước từ tài sản là từ chối nhận tài sản thừa kế
Khước từ tài sản là từ chối nhận tài sản thừa kế
  • Khước từ giúp đỡ

Khước từ giúp đỡ là khi có những người khác sẵn sàng giúp đỡ bạn nhưng bạn lại từ chối sự giúp đỡ đó. Có thể là bạn đang muốn tự khắc phục sự cố, hoặc có thể bạn biết mình có điều kiện để tự lực cánh sinh. 

  • Khước từ tình cảm

Khi không muốn nhận tình cảm của ai đó, bạn cần khước từ tình cảm một cách khéo léo tránh làm tổn thương tới đối phương. 

Ngoài những cụm từ, trường hợp trên, khước từ còn được sử dụng rất nhiều trong nhiều trường hợp khác nữa. 

Trên đây, camnangdienmay.net đã cùng các bạn tìm hiểu về khước từ và những cụm từ mà có liên quan đến khước từ. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn cũng hiểu rõ được ý nghĩa của khước từ và biết các khước từ những thứ mà bản thân mình không muốn một cách thật khéo léo. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *