Những ai đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa… chắc không còn xa lạ với thuật ngữ HS code là gì? Tuy nhiên với những người ngoài ngành hay mới vào nghề thì còn khá mông lung. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề và lý giải rõ hơn.
Contents
HS code là gì?
Mã HS code hay còn được gọi tắt là HS code thuộc dạng mã số. Chúng được dùng để phân loại những loại hàng xuất – nhập khẩu trên toàn thế giới. Cách thức này đã được hệ thống Tổ chức Hải Quan thế giới WCO phát hành.
Dựa vào những mã số này, các cơ quan hải quan sẽ áp số thuế tương ứng cho từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng thống kê thương mại trong và ngoài nước về xuất nhập khẩu.
Mục tiêu mà danh mục HS đưa ra nhằm đảm bảo phân loại hàng hóa một cách hệ thống nhất. Nhờ đó mà mã số được thống nhất khi áp dụng cho hàng hóa tại các quốc gia.
Thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan thống nhất giúp mọi người dễ hiểu hơn cũng như đơn giản công việc tại tổ chức, cá nhân. Những việc làm đó đã tạo điều kiện cho đàm phán hiệp ước thương mại tại các hiệp ước và hiệp định.
Nơi duy trì hệ thống mã hóa hàng chính là WCO được thành lập năm 1952. Mục đích của tổ chức này khi lập ra là thúc đẩy hoạt động hải quan hiệu quả trên toàn thế giới.
Không chỉ thể còn nhằm kiểm soát quy tắc xuất xứ, hỗ trợ nhiều vấn đề về hải quan. Tuy nhiên trên thực tế những mặt hành vô hình vẫn được áp dụng mã HS code với vật thể chứa nó.
Những lý giải trên phần nào giúp các bạn hình dụng được mã HS code là gì? Muốn hiểu sâu hơn cần phải đào sâu những kiến thức liên quan.
Cấu trúc mã HS Code là gì?
Khi nhìn vào mã HS code sẽ thấy được nó có 6 chữ số đầu tiên giống nhau và khác ở 2 số cuối mà thôi. Do đó, mã này có chung cấu trúc chứ không thể sắp xếp bừa bãi, lộn xộn được. Đương nhiên những mã này phát hành mang tính hệ thống và có sự nhất quán chung.
Hiện tại cấu trúc mã HS code chia như sau:
– Phần: Chúng sẽ có tất cả 21 cho đến 22 phần và mỗi phần tương ứng chú giải riêng.
– Chương: Có đến 97 chương, riêng chương 98, 99 dành riêng cho mỗi quốc gia khác nhau. Và mỗi chương cũng có chú giải cụ thể với 2 ký tự đầu mô tả tổng quát hàng hóa.
– Nhóm: Nó sẽ chỉ gồm 2 ký tự được phân chia theo từng nhóm chung.
– Phân nhóm: Nó được chia nhỏ và chung hơn từ nhóm cũng chỉ với 2 ký tự.
– Nhóm phụ: Sẽ gồm 2 ký tự rồi phân nhóm do mỗi quốc gia quy định khác nhau.
Thế nhưng khi sử dụng cần phải chú ý những cấu trúc trên kia gồm 6 chữ số đầu mang tính quốc tế. Còn phần nhóm phụ thì tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà thành.
Tầm quan trọng của mã HS code là gì?
Tại mỗi đất nước, Chính phủ thì HS code chính là công cụ xác định hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi ấy việc thực hiện thu thuế cũng nghĩa vụ khác tiến hành dễ dàng hơn.
Đồng thời còn giúp ích cho việc thực thi pháp luật trong nước và hiệp ước quốc tế. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ phân tích nhưng chiến lược từ vi mô đến vĩ mô cũng như đàm phán thương mại quốc tế.
Với hệ thống doanh nghiệp, HS code giúp bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong nước và quốc tế. Trường hợp phân loại sai sẽ dẫn đến việc trì trệ trong giao hàng.
Bên cạnh đó công tác giám định cũng gặp nhiều khó khăn gây ra những tốn kém về cho phí. Còn khi hàng hóa đã được phân loại chính xác thì doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ FTA.
Cách thức tra cứu mã HS code chính xác nhất
Nhắc đến vấn đề tra cứu mã HS code có rất nhiều người vướng phải khó khăn. Thậm chí cả người đã từng làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng có sự mông lung khi được hỏi đến. Hiểu điều đó, chúng tôi sẽ giải tỏa lo lắng với 6 cách thức tra mã dưới đây:
Xác định bằng chú giải chương và tên định danh
Như quy ước thì tên phân chương có giá trị cả về mặt pháp lý cũng như phân loại hàng hóa. Có nó giúp người làm nghề định hình được loại hàng hóa thuộc phân chương nào.
Tên gọi của phân chương không ai giải thích được tất cả những sản phẩm. Nhưng bắt buộc phải sử dụng chú giải mới phân được nhóm.
Những chú giải đóng vai trò tiên quyết khi phân loại hàng hóa tại những chương xác định đó.
Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc hợp chất cùng nhóm
Sản phẩm chưa hoàn thành: với những sản phẩm chưa được hoàn thành 100%. Tuy nhiên sở hữu đặc tính cũng như công dụng như các sản phẩm đã hoàn thiện. Khi đó nó sẽ được áp mã như sản phẩm bình thường đã hoàn thiện rồi.
Hợp chất cùng nhóm nguyên liệu: Nó sẽ chỉ áp dụng với loại hỗn hợp nguyên – chất liệu. Đặc biệt nhưng hỗn hợp đó phải cùng một nhóm và phân loại ở nhóm đó.
Còn với những hàng hóa thuộc hợp chất khác nhau sẽ áp những mã hỗn hợp cơ bản thuộc hợp chất.
Hàng hóa trông như ở nhiều nhóm
Với những dạng sản phẩm kể trên, tổ chức WCO dựa vào 2 nguyên tắc để phân loại. Hàng hóa nào mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm có mô tả cụ thể hơn được ưu tiên trước nhất.
Những mặt hàng cấu tạo từ nhiều sản phẩm khác nhau thì mỗi loại lại thuộc những chương khác nhau. Trường hợp không phân loại được theo 2 phương pháp trên thì có thể đưa nó vào nhóm cuối cùng.
Phân theo nhóm hóa chất giống nhau
Tiến hành so sánh rồi phân loại với nhóm trước hàng hóa trước đó. Lúc ấy sẽ phải dựa vào yếu tố hình ảnh, đặc tính, mục đích và tính chất sử dụng… Cuối cùng, khi đã so sánh và xếp vào nhóm hàng hóa giống với hàng hóa đó nhất.
Tra cứu theo hộp đựng, bao bì
Chúng sẽ được chia ra thành 2 loại để phân biệt như sau:
– Bao bì tương tự: Sẽ gồm những hộp và bao bì có hình dáng đặc biệt để chứa mặt hành xác định. Người dùng có thể sử dụng trong thời gian dài cùng với sản phẩm khi bán. Những nguyên tắc này không áp dụng với các bao bì cơ bản, nổi trội hơn mặt hàng chứa đựng.
– Bao bì: Phân loại này sẽ theo để đóng gói chứa đựng hàng hóa được nhập. Thế nhưng nguyên tắc này không áp dụng với bao bì bằng kim loại có khả năng tái chế.
Như vậy, qua nội dung bài viết mọi người đã hiểu HS code là gì? Bên cạnh đó cách thức tra cứu cũng được đề cập một cách rõ ràng trong bài. Hy vọng với những thông tin camnangdienmay.net chia sẻ sẽ giúp ích các bạn trong công việc.