GPA là chỉ số quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc đi du học. Dựa vào đó, các cơ sở giáo dục dễ dàng trong việc chọn lọc học viên. Vậy GPA là gì? Bài viết này sẽ mang đến thông tin chi tiết và cụ thể nhất đến với người đọc.
Contents
GPA là gì?
GPA là cụm từ viết tắt của từ tiếng Anh Grade Point Average. Theo hệ thống giáo dục Mỹ, thuật ngữ này được hiểu đó là điểm trung bình trong suốt quá trình học. GPA trở thành chỉ tiêu đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên.
Qua đó thể hiện được trình độ học thuật và sự cố gắng trong học tập. GPA là thông số được thể hiện trong bảng điểm hoặc học bạ.
Các thuật ngữ liên quan đến chỉ số GPA
– Weighted GPA là điểm GPA có trọng số, nó được tính theo độ khó của khóa học. Mức độ đánh giá được tính theo thang điểm 0 – 5.0
Chỉ số Weighted được nhiều trường ở Mỹ chọn các lớp tạo thành 3 mức độ từ dễ đến khó. Đó là lớp cơ bản (Regular Classes), lớp chuyên sâu (Honor Classes), lớp trình độ cao (IAP- Advanced Placement Classes). Nếu điểm A của lớp cơ bản là 4.0 thì điểm A của lớp chuyên sâu là 4.5 và của lớp AP là 5.0.
– Unweighted GPA chính là điểm không có trọng số và không tính theo độ khó của khóa học. Điểm này được đánh giá trên thang 0 – 4.0. Điều này có nghĩa là điểm A của lớp cơ bản, chuyên sâu hay nâng cao đều như nhau.
– GPA out of được dùng để chỉ thang điểm GPA với con số đại diện cho thang điểm ở phía sau.
Có thể lấy ví dụ GPA out of 4 là điểm GPA theo hệ số 4. GPA out of 10 là điểm theo hệ số 10.
– Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average được hiểu theo nghĩa là điểm trung bình tích lũy.
Với một số trường nước ngoài được sử dụng cả 2 loại điểm GPA và CGPA trong việc đánh giá học viên và xét tuyển học bổng. Lúc này GPA là mức điểm trung bình của kỳ học còn thang điểm CGPA là điểm tích lũy bạn đạt được trong toàn bộ khóa học.
Làm thế nào để tính điểm GPA?
Cách tính điểm GPA đại học
Điểm GPA được tính bằng cách cộng các điểm trung bình các môn học rồi chia đều để lấy trung bình. Đây được xem là cách tính chuẩn quốc tế theo cách tính của hệ thống giáo dục tại Mỹ. Cụ thể cách tính điểm như sau:
GPA = (∑Điểm trung bình môn + số tín chỉ)/ tổng số tín chỉ
Trong đó số tín chỉ được tính là thời gian học tập của một môn học. Chỉ số các môn học quan trọng cần được chú trọng vì đây là chỉ số quyết định tính điểm trung bình GPA.
Cách tính điểm GPA THPT
Đối với những bạn học sinh muốn dựa vào kết quả của điểm GPA để làm yếu tố quyết định cho việc đi du học:
GPA = ∑Điểm trung bình của các năm/3 (Bởi hệ THPT tại Việt Nam là 3 năm)
Có thể lấy ví dụ điểm tổng kết trong 3 năm của hệ THPT của bạn lần lượt là 6,8- 7,2- 7,9 thì điểm GPA được tính như sau = (6,8+ 7,2+ 7,9)/3 = 7,3. Do đó mức điểm được xét trên thang điểm 10 là 7,3.
Bạn cần dựa vào bảng điểm quy đổi điểm số theo quy định của đơn vị nhận hồ sơ để ước tính mức điểm chuyển đổi của mình đạt thang điểm nào. Có đủ điểm để đạt hay không?
Để giúp bạn có câu trả lời chính xác, phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ mang đến những thông tin chi tiết về bảng điểm chuyển đổi GPA cơ bản nhất.
Top 10+ các nghề nghiệp có thu nhập cao và yêu cầu nhân sự lớn
Làm sao để định hướng nghề nghiệp cho tương lai?
Quy đổi điểm GPA như thế nào?
Việc sử dụng điểm GPA vào làm thang điểm đánh giá du học để đánh giá năng lực của các học viên. Theo hệ thống giáo dục ở Việt Nam thì thang điểm 10 là thang điểm được chú trọng nhất.
Còn Hàn Quốc thì đánh giá theo thang điểm 100, với nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Anh, Singapore,… lại áp dụng cách tính chia nhỏ mỗi mức điểm thành A-, A hoặc A+ để đảm bảo tính công bằng. Sau đó mới quy đổi sang thang điểm 4.0.
Thang điểm 100 | Thang điểm GPA | Thang điểm chữ |
97-100 | 4.0 | A+ |
93- 96 | 4.0 | A |
90-92 | 3.7 | A- |
87- 89 | 3.3 | B+ |
83-86 | 3.0 | B |
80-82 | 2.7 | B- |
77-79 | 2.3 | C+ |
73-76 | 2.0 | C |
70-72 | 1.7 | C- |
67-69 | 1.3 | D+ |
65-66 | 1.0 | D |
< 65 | 0.0 | F |
Mỗi trường có mức đánh giá khác nhau, vì vậy bạn cần chắc thông tin tuyển sinh của trường mà mình có ý định đi du học. Tóm lại, nếu điểm GPA càng cao thì bạn sẽ có càng nhiều cơ hội để được nhận học và được cấp học bổng.
Vì vậy hãy theo dõi mức điểm GPA của các đơn vị bạn du học xem khả năng bản thân mình đạt được mức nào để có thể lựa chọn chính xác.
Vai trò của GPA là gì?
GPA là tiêu chí đánh giá quan trọng quyết định đến quá trình chọn lọc hồ sơ, chất lượng học bổng. Có thể nói là một trong những tiêu chí được ưu tiên nhưng điểm GPA không phản ánh hết năng lực của học viên.
Điều này được đánh giá là cơ sở để các đơn vị tuyển dụng, các đơn vị giáo dục đánh giá về sự cố gắng của học sinh, sinh viên. Điều này có thể hiểu đơn giản đối với các quốc gia GPA chính là điều kiện đầu tiên để tiếp nhận hồ sơ.
Các trường đại học Mỹ thường yêu cầu mức điểm GPA trung bình từ 3.3 khi nhận hồ sơ. Ngược lại nếu muốn săn học bổng thì GPA phải đạt từ 3.9 trở lên.
Có thể nói, điểm GPA không phải là yếu tố quyết định đến quá trình apply học bổng. Tuy nhiên đây là yếu tố đầu tiên được các trường đại học xét tới khi sàng lọc hồ sơ sinh viên.
Do đó, GPA giữ vai trò quan trọng khi bạn muốn tìm kiếm những cơ hội học tập và môi trường nghiên cứu tốt.
Bên cạnh thang điểm GPA thì các yếu tố như SAT, GMAT, IELTS, TOEFL, thư giới thiệu, kết quả nghiên cứu,… cũng là một trong những yếu tố quan trọng của việc đánh giá đến quyết định du học:
+) TOEFL, IELTS,…: Đây là mức đánh giá chứng chỉ tiếng Anh theo khung chuẩn quốc tế. Kết quả của kỳ thi này có giá trị xét duyệt quan trọng. Đây là mức đánh giá chỉ tiêu quan trọng và cần thiết để apply du học.
+) SAT (Scholastic Aptitude Test): Đây là kỳ thi đầu vào được thực hiện ở một số quốc gia. Có thể hiểu như kỳ thi đánh giá năng lực tại Việt Nam. SAT được tổ chức nhiều lần trong năm, kết quả kỳ thi này có giá trị trong thời gian 5 năm.
+) GMAT – Graduate Management Admission Test: Đây là một trong những kỳ thi đánh giá năng lực, người học làm bài thi trực tiếp trên máy tính tại các trung tâm khảo thí. Mức đánh giá này giúp kiểm tra năng lực của người học thông qua khả năng về ngôn ngữ, toán học và viết luận cho người thi.
+) GRE (Graduate Record Examination): Đây là bài kiểm tra đánh giá năng lực theo chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Nội dung bài thi phụ thuộc vào chuyên ngành của người học.
Tìm hiểu cách quản lý điểm GPA
Thang điểm GPA không phải là thang điểm học tập, thang điểm của bài thi riêng lẻ nào đó mà là điểm tích lũy trong suốt quá trình học.
Do đó, để quản lý tốt điểm số cũng như đánh giá được năng lực của bản thân bạn cần phải xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập của mình. Ngay từ khi bắt đầu học bạn cần xác định mục tiêu và chiến lược học tập hiệu quả cho mình.
Ngay bên cạnh việc quản lý điểm GPA, bạn nên tham gia vào những hoạt động ngoại khóa, tình nguyện chương trình giao lưu quốc tế bên ngoài.
Bên cạnh đó tham gia những tổ chức sinh viên, thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học thú vị nào đó. Tất cả những điều này đều có thể trở thành điểm cộng lớn trong hồ sơ du học của bạn được nhiều nhà tuyển dụng chú ý.
Một số câu hỏi liên quan đến GPA du học?
Nhiều học sinh, sinh viên trước khi có quyết định đi du học thường băn khoăn nhiều câu hỏi liên quan đến thang điểm GPA. Chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi như vậy, hiểu được tâm lý của người học dưới đây là một vài thông tin cần thiết liên quan đến điểm GPA.
Cách cải thiện điểm GPA
Để nhận được những suất học bổng tốt, việc có điểm GPA cao đã trở thành một lợi thế -> Vậy làm thế nào để đạt được GPA cao?
– Liên hệ với GVHD (giáo viên hướng dẫn): Việc liên hệ và lựa chọn sớm giáo viên hướng dẫn là điều bạn cần quan tâm. Bởi giáo viên hướng dẫn là người trực tiếp làm việc và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Điều này tốt cho quá trình chuẩn bị hồ sơ và các đề tài nghiên cứu làm yếu tố xét duyệt.
– Tham gia đầy đủ thời gian học: Việc có mặt đầy đủ trong suốt kỳ học sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng. Bên cạnh đó, việc này quyết định đến chất lượng kiến thức bạn nhận được. Giúp cho bạn đạt kết quả tốt trong các kỳ thi quan trọng.
– Lên plan học tập rõ ràng: Việc lên kế hoạch, mục tiêu sơ đồ cho việc học tập là điều cần thiết. Việc này giúp bạn phân bố thời gian một cách hợp lý và khoa học hơn. Bạn cần phải biết mình làm gì, làm như thế nào? Việc tổng hợp, hệ thống lại kiến thức trước khi bước vào kỳ thi đánh giá trở nên dễ dàng hơn.
– Học nhóm: Việc thảo luận về vấn đề mới hay đã học theo nhóm cũng trở thành một trong những gợi ý tuyệt vời. Điều này giúp bạn cần ghi nhớ và nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng. Thông qua thảo luận nhóm, các kiến thức sẽ được ghi nhớ và được áp dụng nhanh hơn.
Thông qua những gợi ý trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về GPA và cách đạt được điểm số cao giúp bạn hoàn thành quá trình apply một cách nhanh chóng.
Điểm GPA thấp có xin được học bổng không?
Nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng, việc du học khi không có điểm GPA có được không? Câu trả lời hoàn toàn là được. Bởi như đã giải thích trước đó, GPA được coi là một điều kiện cần thiết nhưng không phải là yếu tố bắt buộc hoàn toàn.
Việc tích lũy và có được điểm GPA cao còn phụ thuộc vào thời gian, quá trình học. Do đó, cánh cửa cho việc du học vẫn rộng mở khi các bạn không có điểm GPA hoặc mức điểm GPA không cao.
Đối với hầu hết các trường hơp, điểm GPA là một trong những điều kiện quan trọng để xin học bổng du học.
Tuy nhiên nếu bạn có điểm GPA không cao thì bạn nên lưu ý đến các điều kiện khác như tham gia các hoạt động ngoại khóa, đạt thành tích cao trong các cuộc thi, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ của bạn,… Bởi với từng loại học bổng thì mức độ quan trọng của GPA sẽ khác nhau.
Thi GPA là gì? Điểm GPA có phải là điểm tích lũy hay không?
Điểm GPA chính là điểm trung bình được tính theo số điểm tích lũy của một khóa học. Chính vì vậy, sẽ không có kỳ thi GPA nào để bạn có được điểm số này cả.
Do đó, bạn cần phải tham gia vào quá trình học và làm bài kiểm tra từng môn trong chương trình học. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định được nhược điểm của mỗi môn, sau đó mới tính được GPA của học kỳ, khóa học.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi “GPA là gì?” và các vấn đề liên quan đến thang điểm đặc biệt này. Hy vọng với những chia sẻ của camnangdienmay.net sẽ giúp ích cho bạn trong việc áp dụng thang điểm GPA vào quá trình apply vào hồ sơ du học của bạn.