Câu trần thuật là gì? Bật mí những thông tin liên quan đến câu trần thuật

Trong tiếng Việt, một trong những loại câu phổ biến mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã sử dụng đến chính là câu trần thuật. Tuy nhiên định nghĩa chính xác về khái niệm hay cấu trúc loại này thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngày sau đây nhé!

Câu trần thuật là gì?

Định nghĩa câu trần thuật là gì?
Định nghĩa câu trần thuật là gì?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, câu trần thuật là mẫu câu dùng để kể, để xác nhận, để miêu tả, thông báo, hay đưa ra một nhận định nào đó về trạng thái, về tính chất của một sự vật, hiện tượng bất kỳ nào đó. 

Về cơ bản thì loại câu này sử dụng giọng điệu bình thường trong quá trình giao tiếp trò chuyện hàng ngày hoặc cũng có thể xen lẫn các từ ngữ mang tính biểu cảm. Tuy nhiên, mục đích, ý nghĩa của câu không hề có sự thay đổi, vai trò kể vẫn là chính. Vì vậy còn được gọi là câu kể.

Không chỉ ứng dụng trong đời sống hàng ngày mà câu trần thuật còn xuất hiện khá nhiều trong các thể loại văn học. Có thể nói, mẫu câu này có tính ứng dụng cao và thể hiện được nhiều ý nghĩa cũng như sắc thái biểu cảm khác nhau. Chính điều này đã góp phần làm cho vẻ đẹp của tiếng Việt được tăng lên rất nhiều; trở nên đặc biệt hơn trong vố số các loại ngôn ngữ trên thế giới.

Ví dụ : 

  • Tất cả mọi người trong phòng đều đang chăm chú nghe giảng.
  • Hôm nay chúng tôi không phải đi học.

Câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật đơn là gì?
Câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật đơn là một loại câu trần thuật và mẫu câu này thường có một cụm chủ – vị. Chức năng là để kể, miêu tả hoặc giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó được nhắc đến.

Ví dụ:

  • Trời đang mưa

Trong câu này thì “trời” là chủ ngữ, “đang mưa” là vị ngữ. Câu này có mục đích miêu tả, thông báo sự kiện diễn ra.

  • Dưới hồ, những chú cá đang bơi lội.

Trong cầu này thì “dưới hồ” đóng vai trò là trạng ngữ, “những chú cá” là chủ ngữ, “đang bơi lội” là vị ngữ. Câu này mang mục đích miêu tả sự kiện diễn ra.

Dựa trên hình thức cấu tạo thì câu trần thuật đơn sẽ được chia thành 2 loại: có từ “là” và không có từ “là”. Cụ thể:

Câu trần thuật đơn có từ là

Ví dụ câu trần thuật đơn có từ là
Ví dụ câu trần thuật đơn có từ là

Là câu được tạo thành từ một cụm chủ – vị. Tuy nhiên thành phần vị ngữ sẽ là sự kết hợp giữa từ “là” với một cụm từ bất kỳ nào đó. Nó có thể là cụm động từ, cụm danh từ hoặc cụm tính từ…

Về cơ bản thì câu trần thuật đơn có từ là cũng có mục đích sử dụng dùng để kể hay miêu tả về một sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, trong loại câu này, đứng trước từ “là” có thể là các tình thái từ mang ý nghĩa nhấn mạnh về sự khẳng định hoặc phủ định.

Ví dụ:

  • Tôi là sinh viên.
  • Tôi chắc chắn là đúng
  • Đây không phải là một quyển truyện hay.

Xem thêm: Trạng ngữ là gì? Cách phân biệt các loại trạng ngữ trong câu

Câu trần thuật đơn không có từ là

Câu trần thuật đơn không có từ là
Câu trần thuật đơn không có từ là

Cũng tương tự như trần thuật đơn có từ là, được tạo thành bởi một cụm chủ – vị. Tuy nhiên điểm khác biệt chính của câu trần thuật đơn không có từ là ở chỗ phần vị ngữ không có sự kết hợp với từ “là”. 

Với loại câu này, phần vị ngữ thường là động từ, tính từ, danh từ hay cụm từ liên quan đảm nhận. Cùng với đó cũng có thể có sự xuất hiện của các tình thái từ nhằm tăng tính biểu đạt cho câu nói.

Mục đích của trần thuật đơn không có từ là cũng sử dụng nhằm để kể, diễn đạt hay miêu tả về sự vật, hiện tượng được nhắc tới.

Ví dụ:

  • Tôi đang mệt.
  • Anh ấy đã rời xa tôi.
  • Hôm nay, tôi đã gặp anh ta.

Ngoài ra câu trần thuật đơn không có từ là còn mang ý nghĩa thể hiện sự tồn tại.

Ví dụ:

  • Trên bàn có một chiếc điện thoại.
  • Trên tường có treo một bức họa.
  • Ở dưới gốc cây, một người đang đứng đợi tôi.

Đặc điểm của câu trần thuật

Câu trần thuật tưởng chừng như đơn giản nhưng bạn cần phải bỏ thời gian để có thể nắm rõ về bản chất cũng như đặc điểm của mẫu câu này. Cụ thể:

– Sử dụng để mô tả, tường thuật hoặc trình bày lại sự việc nào đó mà bạn đã được chứng kiến trực tiếp. Không nên nghe từ nhiều người khác nhau để rồi dùng mẫu câu này, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

– Mang đặc điểm về hình thức cũng như các loại câu khác như câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán…

– Khi kết thúc một câu bạn hãy sử dụng dấu chấm để người đọc có thể phân biệt với những câu khác. Nếu như câu trần thuật mang nội dung bạn đặc biệt muốn nhấn mạnh thì có thể sử dụng dấu chấm than, chấm lửng… để thu hút người đọc.

Có thể bạn quan tâm:
Câu cầu khiến là gì? Lưu ý khi sử dụng câu cầu khiến

Chức năng của câu trần thuật

Chức năng chính của câu trần thuật
Chức năng chính của câu trần thuật

Loại câu này thường không có dấu hiệu rõ nét để người đọc có thể nhận biết như những loại câu khác: câu nghi vấn với dấu chấm hỏi, câu cảm thán với dấu chấm than… Tuy nhiên trong một đoạn văn có thể có rất nhiều câu trần thuật khác nhau. Nhiệm vụ của bạn là phải đọc và quan sát thật kỹ để biết được đâu là câu trần thuật và hiểu rõ được dụng ý của người viết là gì.

Câu trần thuật chính là thành phần chính trong các bài văn viết, văn xuôi, tiểu thuyết dài tập… Nó góp phần tạo nên những tác phẩm văn học nổi tiếng trong làng văn học Việt.

Chức năng chính của loại câu này là kể, là tưởng thuật. Tuy nhiên cách diễn tả nó như thế nào thì lại phụ thuộc vào cách nhìn nhận cũng như đánh giá của người viết.

Đôi khi nó cũng có chức năng là để yêu cầu, bộc lộ cảm xúc của người viết về một vấn đề nào đó.

Hướng dẫn đặt câu trần thuật đúng

Có thể thấy đặt hay sử dụng câu trần thuật cũng không quá khó. Tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo đặt câu sao cho đúng, có ý nghĩa để không nhầm lẫn với những loại câu khác.

Cách đặt câu trần thuật đúng nhất
Cách đặt câu trần thuật đúng nhất

Bước 1: Xác định mục đích đặt câu

Việc xác định mục đích này có ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ khi bạn xác định được mình đặt câu sử dụng cho việc biểu thị ý nghĩa gì mới có thể lựa chọn được mẫu câu trần thuật phù hợp.

Bước 2: Xác định thành phần chủ chốt của câu

Một câu trần thuật hoàn chỉnh sẽ bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Nếu như bạn không thêm các tiền tố hay hậu tố thì cũng không đừng lược bỏ bớt thành phần chính của câu nhé.

Hãy đặt câu đầy đủ chủ – vị và đặc biệt là câu phải có nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh nhé.

Bước 3: Bổ sung thành phần phụ trong câu

Một câu trần thuật chỉ có chủ – vị chắc chắn sẽ rất thô cứng. Để cho câu của bạn thêm sự linh hoạt, sâu sắc thì có thể thêm các thành phần phụ vào nhé.

Bạn có thể thêm trạng ngữ, phụ từ… cho câu.

Bước 4: Trình bày câu chuẩn mẫu

Hình thức trình bày cũng là vấn đề người viết cần quan tâm để có một câu trần thuật hoàn chỉnh.

Cách trình bày cũng là một khía cạnh để người khác đánh giá về bạn. Cần chú ý: lỗi chính tả, viết hoa chữ cái đầu, dấu chấm kết thúc câu…

Lưu ý:

Câu trần thuật cũng có trường hợp đặc biệt là câu phủ định. Loại câu này lại được chia thành 2 thành phần chính là phủ định mang tính bác bỏ và phủ định miêu tả.

Ví dụ:

  • “Bạn ăn gì mà ăn”: đây là câu phủ định miêu tả
  • “Không bao giờ có chuyện bạn ấy làm như vậy với mình đâu”: đây là câu phủ định bác bỏ.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về một vài thông tin liên quan đến câu trần thuật. Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng về loại câu này và áp dụng sao cho phù hợp. Để bổ sung cho mình thêm những kiến thức bổ ích khác, đừng quên theo dõi website: camnangdienmay.net của chúng mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *