Cấu tạo cầu nâng 2 trụ & Cách sử dụng cầu nâng 2 trụ hiệu quả

Thiết bị nâng 2 trụ được biết đến là một trong những thiết bị hỗ trợ các gara ô tô, doanh nghiệp trong việc sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Để tìm hiểu về cấu tạo cầu nâng 2 trụ và nguyên lý hoạt động của nó bài viết này sẽ mang đến những thông tin cụ thể nhất. Đồng thời bài viết này sẽ này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng hiệu quả. 

Tìm hiểu về cơ cấu cầu nâng 2 trụ
Tìm hiểu về cơ cấu cầu nâng 2 trụ

Tìm hiểu cấu tạo cầu nâng 2 trụ 

Trụ cầu nâng: Bộ phận dễ nhận diện và nhìn thấy nhất là 2 trụ của thiết bị. Hai trụ này được thiết kế và chế tạo từ vật liệu thép nguyên chất hoặc hợp kim thép cao cấp vô cùng chắc chắn và độ bền cao đảm bảo có thể chịu được trọng lượng của các loại ô tô. Khoảng cách giữa trụ cầu nâng vừa bằng kích thước của ô tô. 

Cánh tay giữ xe: Trên mỗi trụ cầu nâng mỗi bên đều được thiết kế thêm cánh tay. Cánh tay cầu nâng được làm từ 2 thanh thép có chất lượng cao cấp. Hai thanh thép này được nối thành hình chữ V và gắn vuông góc với trụ. Nhiệm vụ của 2 cánh tay trên 2 trụ cột này có vai trò giúp xe có thể cân bằng khi được trụ nâng lên cao. 

Bộ cảm biến: Đây là bộ phận được gắn ở cầu nâng giằng trên, bộ cảm biến giúp cho thiết bị được an toàn cho toàn hệ thống. Thiết bị sẽ dùng hoạt động đến khi chạm đến vị trí cao nhất. 

Khóa an toàn: Tại hai trụ của cầu nâng đều được lắp đặt hệ thống khóa an toàn. Với bộ phận này có chức năng đảm bảo các sự cố có thể xảy ra trong quá trình nâng lên và hạ xuống của cầu nâng. Nhờ có thiết bị này mà người dùng có thể yên tâm về sự chắc chắn của thiết bị trong quá trình vận hành. 

Cấu tạo của cầu nâng 2 trụ ô tô
Cấu tạo của cầu nâng 2 trụ ô tô

Dầu thủy lực: Đây là nhiên liệu chính kết hợp với bơm thủy lực tạo ra nguồn năng lượng cần thiết cho cầu nâng hoạt động. Thiết bị có hoạt động ổn định hay không nhờ vào dầu thủy lực và áp lực của bơm. 

Bơm thủy lực: Nhờ áp lực từ bơm thủy lực mà cầu nâng có thể nâng được ô tô lên cao. Nó có tác dụng bơm, đẩy dầu trong quá trình cầu hoạt động. 

Việc nắm rõ cấu tạo giúp người dùng có thể sử dụng hiệu quả. Mỗi bộ phận có cấu tạo riêng đảm nhận chức năng nhiệm vụ khác nhau. Do đó việc tìm hiểu cấu tạo cầu nâng 2 trụ là việc cần thiết. 

Nguyên lý hoạt động của cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ được thực hiện trên hai quá trình đó là nâng xe lên và hạ xe xuống. Nguyên lý bận hành như sau: 

Khi xe tiến vào cầu nâng, lập tức được đặt lên cánh tay giữ xe. Khóa an toàn sẽ tự động khóa lại, đảm bảo an toàn cho quá trình nâng lên. Ngay khi người dùng ấn nút lên (UP), bơm thủy lực sẽ dẫn dòng thủy lực đi qua van khóa vào xi lanh và đẩy xi lanh lên. Lúc đó hai bàn tay giữ xe sẽ nâng lên dần dần và dừng lại khi ở vị trí trung tâm. 

Ngược lại khi muốn hạ xe xuống bạn ấn nút chức năng trên thiết bị (Down). Sau đó, dòng dầu thủy lực tại xi lanh sẽ bị thu hồi về bình chứa dầu, cầu nâng được hạ xuống dần dần.

Nhìn cả quá trình vận hành, khóa an toàn vẫn luôn hoạt động tốt để đảm bảo an toàn tránh xe bị rơi. 

Nguyên lý vận hành của cầu nâng 2 trụ ô tô
Nguyên lý vận hành của cầu nâng 2 trụ ô tô

Cách sử dụng cầu nâng 2 trụ

Như đã nói ở trên, các loại cầu nâng đều được thực hiện theo hai nguyên tắc nâng trụ và hạ trụ. Dưới đây là các thao tác cơ bản để thực hiện các cơ chế này: 

Thao tác nâng ô tô lên 

– Bước 1: Di chuyển xe ô tô vào vị trí giữa 2 cầu trụ 

– Bước 2:  Điều khiển tay cầu đặt vào đúng vị trí của tay nâng phù hợp với tải trọng và chiều cao nâng tối đa của 2 cầu trục.

– Bước 3: Thực hiện quá trình nâng tay cầu lên đến độ cao đủ chạm vào xe ô tô. Kiểm tra lại vị trí cầu và khả năng tải. 

– Bước 4: Nhấn nút điều khiển trên bảng hệ thống, từ từ nâng cầu lên khỏi mặt đất khi đạt được độ thăng bằng của tải trọng. 

– Bước 5: Khi đạt đến độ cao như mong muốn, thì nhả tay khỏi nút nâng cầu. 

– Bước 6: Sử dụng khóa an toàn chốt tại vị trí đã định và bắt đầu tiến hành công việc. 

Lưu ý: Trong quá trình vận hành khóa an toàn mà chúng không thể tự đóng hoặc chỉ có một khóa đóng thì bạn nên kiểm tra lại phần dây cáp. 

– Tiếp đó, trước khi nâng xe lên bạn cần chú ý đến các đầu nối và ống thủy lực phải được đóng kín. Không để tình trạng bị rò rỉ dầu ra ngoài. 

– Khi nâng xe lên cao bạn cần tháo bớt một chi tiết lớn trên xe làm trọng tâm của xe bị thay đổi. Do đó, bạn cần kê thêm thiết bị phụ trợ trên thân xe để cân bằng và đảm bảo an toàn. 

Thao tác hạ ô tô xuống

– Bước 1: Trước hết cần tháo chốt an toàn của cầu nâng 2 trụ

– Bước 2: Hạ tay cầu nâng xuống vị trí thấp nhất rồi xoay cầu về vị trí ban đầu

– Bước 3: Đưa xe ra khỏi vị trí của cầu nâng sau khi được hạ xuống

Lưu ý

Khi hạ người dùng cần nâng tay cầu lên cách mặt đất khoảng 50cm. Điều này giúp mạng lưới không bị đảo pha hay gây hư hỏng cho thiết bị. 

Có thể bạn quan tâm:
Cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ chính xác nhất

Một vài lưu ý trong nguyên tắc vận hành

Về nguyên tắc hoạt động 

– Cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện những sự cố hỏng hóc. Đồng thời giải quyết nhanh chóng để đưa thiết bị vận hành bình thường. Ngay khi cầu nâng ô tô gặp phải những lỗi phát sinh tuyệt đối không thể vận hành thiết bị này để đảm bảo an toàn cho thiết bị. 

– Đối với mỗi loại có tải trọng riêng. Các thông số tải trọng được nhà sản xuất khi rõ ràng trên thiết bị, nếu nâng quá tải sẽ xảy ra sự cố sập cầu nâng ô tô, gây nguy hiểm. 

– Lưu ý để đảm bảo an toàn cho người dùng, ngay khi nâng xe ô tô không người dùng không được đến gần khu vực làm việc. Đồng thời đối với những người không có kinh nghiệm vận hành thì không nên sử dụng thiết bị. 

– Với các vị trí của thiết bị, cần đảm bảo đặt các tay đúng vào vị trí của thân xe. Khi nâng lên đến vị trí cần thiết cần đóng khóa an toàn. Cần mở khóa an toàn khi xe hạ xuống, hạ từ từ và chú ý quan sát dưới gầm xe không có người hoặc vật gây cản trở. 

Cách sử dụng cầu nâng ô tô hiệu quả
Cách sử dụng cầu nâng ô tô hiệu quả

Về quá trình bảo dưỡng

Khi làm việc xong, người dùng cần lau chùi sạch sẽ cầu nâng để các đầu chốt, xi lanh không bị han gỉ. 

– Kiểm tra và tra dầu và xích tải tại 2 đầu xi lanh định kỳ, hàng tuần. Cần tra mỡ vào các cơ cấu dẫn hướng trong cột trụ, puly và các cơ cấu ma sát. 

– Kiểm tra hệ thống cáp cân bằng và ốc hãm hàng tháng. 

– Thay dầu thủy lực theo chu kỳ để đảm bảo độ nhớt của dầu thủy lực. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo cầu nâng 2 trụ. Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, cơ sở sửa chữa lớn. Hy vọng với những chia sẻ của camnangdienmay.net ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về thiết bị này và ứng dụng trong cuộc sống. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *