Dầu thủy lực là gì? Có mấy loại dầu thủy lực phổ biến hiện nay?

Dầu thủy lực là loại dầu được ưa chuộng nhất trong hầu hết các loại máy móc công nghiệp hiện nay. Vậy dầu thủy lực là gì? Có mấy loại dầu thủy lực cơ bản? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về dầu thủy lực.

Khái niệm dầu thủy lực là gì?

Dầu thủy lực là  một loại dầu chuyên dụng được sử dụng trong các hệ thống truyền động chuyên nghiệp. Chúng được pha chế theo công nghệ tiên tiến. Sự kết hợp từ loại dầu gốc cao cấp kết hợp với hệ phụ gia đa năng có tác dụng truyền tải năng lượng.

Bên cạnh đó dầu thủy lực còn có tác dụng làm giảm lực ma sát giúp cho sự chuyển động giữa các thành phần được trơn tru, hiệu quả hơn. 

Khái niệm dầu thủy lực là gì?
Khái niệm dầu thủy lực là gì?

Có vài lưu ý khi sử dụng dầu thủy lực làm dầu bôi trơn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

– Chú ý đến thời tiết ở nơi thiết bị được sử dụng để mua loại dầu có chỉ số nhớt phù hợp. 

– Xác định bộ phận thủy lực nào trên hệ thống truyền động. Dựa vào vị trí và thiết bị cần sử dụng dầu thủy lực mà người dùng biết chọn loại dầu thích hợp giúp bôi trơn hệ thống thủy lực. Đồng thời làm các chức năng làm mát, chống ăn mòn, chống gỉ các chi tiết của máy móc để đảm bảo máy móc được hoạt động chính xác và ổn định. 

Như bạn đã biết, hoạt động của nhiều loại máy móc công nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống thủy lực. Hệ thống này có thể sử dụng nước hoặc sử dụng dầu để truyền áp lực giúp máy vận hành tốt hơn. 

Vai trò của dầu thủy lực là gì?

Như phần một đã khẳng định về vai trò của dầu thủy lực là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu cho máy móc. Giúp máy móc trong công nghiệp được hoạt động trơn tru. Đồng thời giúp truyền năng lượng từ bộ phận này sang bộ phận khác của hệ thống thủy lực.  

Lực tác động lên chất lỏng thủy lực sẽ giúp thực hiện chức năng truyền nhiên liệu. Thông thường là piston trong xi lanh dầu được đẩy qua hệ thống thủy lực. Sau đó giúp tạo ra một lực tác động lên một bộ phận khác của hệ thống.

Thông thường lực được tác động lên vật liệu dẫn đến nén tuy nhiên một đặc tính quan trọng đó là dầu không bị nén lại được. 

Dầu thủy lực được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Đây là loại chất lỏng dành cho các hệ thống truyền lực chất lỏng của máy công nghiệp sử dụng hệ thống Piston xi lanh, máy ép, máy cáng, các loại xe chuyên dụng dành cho xây dựng, máy công trình,….

Vai trò của dầu thủy lực trong công nghiệp
Vai trò của dầu thủy lực trong công nghiệp

Tính chất của dầu thủy lực là gì? 

Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ phân tích một số đặc tính cơ bản của các loại dầu thủy lực được sử dụng như sau: 

– Dầu không có khả năng nén được

– Nhiệt độ dầu ổn định trong một phạm vi nhiệt độ hoạt động

– Dầu có khả năng chống cháy thiết bị, không ăn mòn các hệ thống

– Dầu có tính kháng nước, độ nhớt không đổi kể cả khi thay đổi nhiệt độ. 

– Sử dụng dầu thủy lực giúp tăng tuổi thọ, giảm chi phí cho các doanh nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm:
Kính Thủy Lực Là Gì? Đặc Điểm & Ứng Dụng Trong Cuộc Sống
Đặc điểm của bơm thủy lực trong hệ thống truyền động

Thành phần chính của dầu thủy lực

Theo những nghiên cứu và phân tích của các chuyên gia, dầu thủy lực được làm từ nhiều thành phần khác nhau. Những thành phần của dầu thường được trộn theo mục đích sử dụng của khách hàng. Cụ thể, dầu được tạo thành từ: 

  • Dầu khoáng
  • Esters
  • Glycol
  • Silicone
  • Ethers
  • Phụ gia dầu thủy lực.
Tìm hiểu thành phần của dầu thủy lực
Tìm hiểu thành phần của dầu thủy lực

Vai trò của các chất phụ gia của dầu thủy lực

Cùng với dầu gốc loại dầu có kết hợp phụ gia chính là thành phần không thể thiếu đối với dầu thủy lực. Tỷ lệ phụ gia trong kết cấu dầu thủy lực thường chiếm tỷ lệ từ 10 – 30%. Với mỗi loại dầu khác nhau thì tỷ lệ này sẽ thay đổi. Các loại phụ gia được phân tách theo từng vai trò của chất phụ gia dầu thủy lực đó là: 

– Giúp cải thiện chỉ số độ nhớt: Loại phụ gia gốc polymer có tác dụng tăng giới hạn chịu nhiệt của dầu thủy lực. Những loại dầu này có thành phần phụ gia tương thích với các môi trường làm việc khác nhau. 

– Chống oxy hóa: Các chất phụ gia góp phần vào việc làm chậm và hạn chế sự tác động của quá trình oxy hóa. Từ đó, giải quyết được các hiện tượng thường gặp như cháy vòng găng, ăn mòn chi tiết máy, tạo cặn kim loại,…

–  Giúp giảm ma sát: Nâng cao độ bền của màng dầu, bao bọc bề mặt các chi tiết máy. Bên cạnh đó các tác dụng ngăn cản sự thay đổi kết cấu dầu khi máy móc vận hành với tải trọng lớn, phát sinh nhiệt lượng cao. 

– Phụ gia tẩy rửa: Loại phụ gia có tác dụng làm sạch và loại trừ các cặn bẩn hòa tan hoặc vật chất rắn xuất hiện trong dầu. Bên cạnh đó loại phụ gia này còn có đặc điểm giúp ngăn chặn sự lây lan và nguy cơ cháy nổ khi các bộ phận lệ thuộc vào hệ thống thủy lực đã được vận hành trước đó. 

– Loại phụ gia chống mài mòn: Đây là loại chất có khả năng tăng độ bám dính giữa các phân tử dầu với bề mặt kim loại. Đồng thời giúp hạn chế tối đa sự cọ xát của dầu trong quá trình vận hành. 

– Phụ gia chống han gỉ: Thêm loại chất phụ gia dầu thủy lực nữa giúp hạn chế quá trình han gỉ của các chi tiết máy khi hệ thống vận hành trong điều kiện khắc nghiệt. 

Cách phân loại dầu thủy lực khi sử dụng chất phụ gia
Cách phân loại dầu thủy lực khi sử dụng chất phụ gia

– Phụ gia phân tán: Đây là loại phụ gia có khả năng loại bỏ các cặn không tan trong dầu như cặn sạn, carbon, gỉ sắt,… hình thành từ quá trình ma sát của các bánh răng hay các chi tiết máy trong hệ thống thủy lực.

– Phụ gia ức chế tạo bọt: Đặc tính ưu việt tiếp theo khi sử dụng các loại dầu thủy lực có chức chất phụ gia này đó là giúp hạn chế và ngăn chặn quá trình tạo bọt trong dầu tạo điều kiện cho quá trình vận hành. 

– Phụ gia hạ điểm đông đặc: Loại phụ gia này có đặc tính làm hạn chế quá trình đông đặc của dầu ở nhiệt độ thấp. Phụ gia hạn chế quá trình đông đặc của dầu ở nhiệt độ thấp. Chất phụ gia này có khả năng làm tăng độ lưu động của dầu nhằm hạn chế tình trạng đông dầu. 

– Cuối cùng, phụ gia ức chế ăn mòn: Đây là loại phụ gia giúp hạn chế việc hình thành các peroxit hữu cơ và những thành phần oxy hóa gây biến chất dầu. Bên cạnh đó, loại phụ gia này còn có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình hình thành cặn bẩn trong điều kiện thời tiết xấu. 

Phân loại dầu thủy lực

Hiện nay dầu thủy lực được chia làm 3 nhóm chính đó là dầu thủy lực gốc khoáng, dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu thủy lực chống cháy. Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất khoảng 80% thị phần, hai loại còn lại chiếm 20% tổng thị phần các lượng dầu thủy lực có trên thị trường.

HH: Dầu khoáng tinh chế không có phụ gia

HL: Dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉ sét, chống oxi hóa

HM: Kiểu HL có cải thiện tính chống mòn.

HR: Kiểu HL có cải thiện chỉ số độ nhớt 

HV: Kiểu HM có cải thiện chỉ số độ nhớt

HG: Kiểu HM có chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy

HS: Chất lỏng tổng hợp không có tính chất chống cháy đặc biệt

HFAE: Loại nhũ tương dầu trong nước chống cháy, có 20% KL các chất có thể cháy được. 

HFAS: Dung dịch chống cháy của hóa chất pha trong nước có tối thiểu 80% khối lượng nước

HFB: Nhũ chống cháy của nước trong dầu đạt mức tối đa 25% khối lượng các chất có thể gây cháy. 

HFC: Dung dịch chống cháy của polyme trong nước, có tối thiểu 35% nước

HFDR: Loại chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở của este của axit photphoric

HFDT: Bao gồm chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS. 

Hiện nay nhu cầu sử dụng cao nên nhiều hãng dầu công nghiệp trên thế giới đưa ra các loại dầu thủy lực khác nhau. Các ông lớn trong lĩnh vực này không tiếc công đầu tư máy móc, phòng thí nghiệm, nhân lực nhằm tạo ra các sản phẩm dầu thủy lực chất lượng cao cạnh tranh với các hãng sản xuất cùng loại khác. 

Dầu thủy lực có mấy loại?
Dầu thủy lực có mấy loại?

Tìm hiểu các loại dầu thủy lực 

Dầu gốc khoáng 

Đây là loại dầu được sản xuất từ dầu mỏ giúp khai thác qua quá trình chưng cất loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn. Loại dầu này được sản xuất thô, làm sạch theo công thức riêng của từng hãng.

Mỗi hàng dầu sẽ có các công thức pha chế khác nhau, dụng cụ phụ gia với hàm lượng tùy vào mục đích sử dụng. 

Do loại dầu gốc chỉ có tác dụng bôi trơn nên không có khả năng chống mài mòn, làm mát, chống gỉ sét, chống oxy hóa  do đó các nhà sản xuất phải trộn số lượng dầu gốc với các loại phụ gia thông thường.

Loại chất phụ gia này có tính chất quyết định giúp chống mài mòn, gỉ sét,…cho dầu thủy lực. Cụ thể nhóm dầu gốc khoáng được phân chia như sau: 

– Nhóm 1: Nhóm có độ bão hòa thấp hơn 90%, lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,03%. Loại dầu này có chỉ số độ nhớt từ 80-120, nhiệt độ dầu từ 0 đến 65 độ C. Nó là một loại dầu được chế biến đơn giản hầu như chỉ có chưng cất, lọc bỏ cặn bẩn và thêm một ít phụ gia. Giá thành bán ra rất rẻ. 

– Nhóm 2: Nhóm dầu này chất lượng hơn nhóm 1 vì độ bão hòa cao hơn. Đồng thời chỉ số nhớt ở trên mức 120. Dầu trải qua quá trình chế biến phức tạp hơn loại dầu thuộc nhóm 1 nên khả năng chống oxy hóa cao. 

– Nhóm 3: Đây là nhóm dầu cao cấp nhất vì khâu tinh chế qua nhiều bước phức tạp trong điều kiện và nhiệt độ cao do đó giá thành bán cũng là cao nhất. 

Khái niệm dầu gốc khoáng là gì
Khái niệm dầu gốc khoáng là gì

Có thể nói dầu gốc khoáng là loại dầu thủy lực lý tưởng và phù hợp với tất cả các hệ thống thủy lực bởi bản thân chúng đã sở hữu những đặc tính xuất sắc.

Dầu thủy lực gốc khoáng thường được sử dụng ở những nơi có nhiệt độ thấp. Bởi chỉ số nhớt của nó thích hợp hơn khi ở môi trường này. Tất cả đều chứa phụ gia, ví dụ như giúp chống oxi hóa, chống han gỉ,….

Dầu phân hủy sinh học

Dầu thủy lực phân hủy sinh học được pha chế phức tạp hơn dầu thủy lực gốc khoáng. Bao gồm dầu khoáng và các loại phụ gia kết hợp.

Yếu tố đặc biệt, trong thành phần của nó có chứa dầu gốc tổng hợp có khả năng phân hủy sinh học chất lượng cao và gói phụ gia thân thiện môi trường tiên tiến nhất nên bảo đảm bôi trơn rất tốt.

Đồng thời có khả năng bảo vệ môi trường bảo vệ do đó làm hạn chế làm ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng loại dầu thủy lực với hệ thống thủy lực được dùng trong nông nghiệp, nông nghiệp và các công trình khác. 

Đặc điểm dầu phân hủy sinh học
Đặc điểm dầu phân hủy sinh học

Dầu thủy lực chống cháy 

Dầu thủy lực chống cháy là dạng dầu thủy lực có công dụng tương tự như dầu thủy lực gốc khoáng. Tuy nhiên trong thành phần  của dầu này được thêm chất phụ gia chống cháy.

Nó  giúp bảo vệ hệ thống toàn bộ hệ thống thủy lực an toàn, bảo vệ tài sản cho chủ sở hữu. Dầu thủy lực chống cháy gồm 2 loại là dầu thủy lực chống cháy có nước và dầu không chứa nước. 

Loại dầu thủy lực chống cháy có vai trò vô cùng quan trọng. Nó dừng để bôi trơn làm mát tại những vị trí có tiếp xúc tia lửa. Thậm chí là những nơi có nhiệt độ cao do động cơ làm việc quá công suất quy định. Nguy cơ cháy nổ như hệ thống thủy lực trong lò nung, sắt, thép, các nhà máy đúc khuôn,…

Dầu thủy lực chống cháy có khả năng bảo vệ hệ thống máy móc
Dầu thủy lực chống cháy có khả năng bảo vệ hệ thống máy móc

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến dầu thủy lực là gì? Có thể thấy đây là loại dầu được dùng phổ biến nhất hiện nay trong hệ thống truyền động của máy móc công nghiệp. Để tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan đến loại dầu này, vui lòng truy cập trang web camnangdienmay.net để cập nhật thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *