[Hỏi- đáp] Van khí nén 3/2 là gì? Cách lắp đặt van 3/2 an toàn

Hiện nay trong công nghiệp và đời sống khí nén được ứng dụng rộng rãi. Trong nhiều thiết bị khí nén thì van khí nén, đặc biệt là van khí nén 3/2 được ứng dụng hơn cả. Để tìm hiểu rõ hơn về loại khí nén này hãy cùng với camnangdienmay.net đến với bài viết này. 

Khái niệm van khí nén 3/2 là gì?

Van điện từ khí nén có theo từ điển tiếng Anh là solenoid valve. Đây là tên gọi chung của van khí nén. Hiện nay có nhiều loại van khí nén với đặc điểm và chức năng khác nhau. Cụ thể như van khí nén 3/2, 5/2, 5/3, 4/3, 2/2,… Trong phần nội dung chính của bài viết chúng tôi sẽ tập trung vào phần tìm hiểu về van điện từ khí nén 3/2. 

Van điện từ khí nén 3/2 hay van điện từ 3/2 đều là tên gọi chung của loại van khí nén. Đó là van điện từ 3 cửa 2 vị trí. Loại van này được điều khiển chủ yếu bằng cuộn coil điện từ, van có chức năng đóng mở và xả (1 cổng vào, 1 cổng ra, 1 cổng xả). Nó chỉ sử dụng hơi khí nén, thường sẽ được dùng để điều khiển xi lanh khí nén 1 chiều.

Tìm hiểu van khí nén 3/2 là gì?
Tìm hiểu van khí nén 3/2 là gì?

Cấu tạo của van khí nén 3/2

Bao gồm 2 bộ phận chính: 
– Cuộn coil điện: Đây chính là bộ phận để nhận nguồn điện từ bên ngoài vào. Nó là cơ sở cho hoạt động của van, tùy vào nguồn điện và nhu cầu sử dụng mà có nhiều loại: 24V, 220V,, van một chiều hay xoay chiều. 

– Thân van: Với loại van này, thân sẽ có thiết kế gồm 3 cửa và 2 vị trí. Đặc biệt trên thân có lỗ bắt vít vào bộ truyền động khí nén. Một lỗ đầu vào để tiếp nhận khí nén của hệ thống và một đầu ra để hệ thống chuyển hóa khí nén quay vòng.

Cấu tạo và nguyên lý của van khí nén 3/2
Cấu tạo và nguyên lý của van khí nén 3/2

Van điện từ 3/2 hoạt động như thế nào?

Trường hợp 1: Khi van bình thường 

Cơ chế hoạt động của van khí nén 3/2 đó là khi ở trạng thái bình thường. Lúc này cửa khí 1 bị chặn đóng, chỉ có cửa số 2 và số 3 thông với nhau.

Trường hợp 2: Khi van có dòng điện đi qua

Ngược lại khi dòng điện đi vào van, coil điện sinh ra từ trường tạo lực để tác động đến thân van làm đảo chiều. Cửa khí 1 của van sẽ thông với van số 2. Còn lại cửa số 3 bị chặn lại và dòng khí đi qua van số 1, tiếp tục di chuyển qua cửa số 2 và qua van. Khi ngắt dòng điện, trong vòng 1-2s, van sẽ trở lại trạng thái ban đầu. 

Ký hiệu

Trong hình có số 1,2,3 trong đó chính là số cửa của van. Nó là vị trí mà khí nén đi ra và đi vào. Hai ô  vuông được ký hiệu trong hình đó là 2 vị trí của van. 

Phần bên phải van có ký hiệu lò xo. Tức là ở vị trí ban đầu thì lò xo đẩy van qua bên trái. Ngay khi có dòng điện vào van khi đó van được đẩy sang phải nhờ lực điện từ, thay đổi vị trí khác nhau của van.

Giải thích một số ký hiệu của van khí nén 3/2
Giải thích một số ký hiệu của van khí nén 3/2

Phân loại van khí nén 3/2

Thông thường van điện từ khí nén 3/2 sẽ chia làm 2 loại: Van khí nén 3/2 đóng và van khí nén 3/2 mở. 

Dựa vào sơ đồ có thể thấy các ký hiệu 

Cổng (1) là cổng đưa áp suất vào 

Cổng (2) là cổng đưa áp suất đi ra

Cổng (3) là cổng xả

Van khí nén 3/2 đóng tiếng Anh là Normal Close

Khi ở trạng thái chưa được kích hoạt thì chiếc van 3/2 đang ở trạng thái bình thường đóng (NC). Ở trạng thái (1) sẽ không liên kết được với số (2). Thay vào đó, cổng (2) sẽ thông với cổng (3), khi đó sẽ được kích hoạt thì chiếc van đảo chiều (1) sẽ thông với (2). Đồng thời (2) và (3) sẽ không thông với nhau nữa.

Van điện từ khí nén được chia làm 2 loại khác nhau
Van điện từ khí nén được chia làm 2 loại khác nhau

Van khí nén 3/2 mở có tên gọi tiếng Anh là Normal Open (NO)

Khi ở trạng thái chưa được kích hoạt thì van điện từ 3/2 ở trạng thái thường mở (NO). Khi ở trạng thái (1) sẽ thông với (2), cổng (2) sẽ không thể kết nối với cổng (3). Ngược lại khi được kích hoạt thì van sẽ đảo chiều (1) sẽ không thông với (2) nữa. Thay vào đó cửa số 3 sẽ thông với số (2). 

Có thể bạn quan tâm:
Bật mí những “bí mật” ít ai biết về van khí nén 5/2
Van tiết lưu khí nén – những thông tin chỉ chuyên gia mới biết

Ứng dụng của loại van này

Giống như nhiều thiết bị van khí nén khác, loại van nay được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và đời sống. Nó được dùng để kiểm soát hướng di chuyển của dòng khí áp suất cao. Cụ thể

Trong đời sống: Dùng trong các thiết bị dân dụng như nồi hơi, máy giặt, máy hút bụi, quạt thông gió,…

Trong công nghiệp: Hệ thống bơm hơi, các máy siết ốc, máy cung cấp phôi tự động, bán tự động, máy nén khí, hệ thống điều khiển bằng khí nén,….

Sử dụng trong các thiết bị dân dụng và công nghiệp
Sử dụng trong các thiết bị dân dụng và công nghiệp

Hướng dẫn cách lắp đặt van khí nén 

Để lắp đặt bộ phận này vào trong các thiết bị, người lắp đặt cần chuẩn bị một số dụng cụ sau: 

  • Cần chuẩn bị các bản vẽ, thiết bị cần sử dụng van
  • Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để lắp đặt
  • Chuẩn bị số lượng van đầy đủ và các thiết bị để gắn van

Các bước tiến hành lắp đặt

  • Nghiên cứu kỹ vị trí lắp đặt và xác định chính xác các ống nối cần lắp vào. 
  • Sau đó, tiến hành lắp đầu ống vào vị trí chính xác trên van
  • Xác định vị trí gắn van cố định và tiến hành đấu dây điện nguồn cho van. Bạn nên lưu ý về nguồn sử dụng của van là 12 – 24 – 220V, 1 chiều hay xoay chiều,…
  • Cuối cùng là tiến hành chạy thử thiết bị. Bạn xem xét và kiểm tra lại nếu có sai sót gì thì có sự điều chỉnh kịp thời.

Lưu ý: trong quá trình sử dụng, chắc hẳn sẽ có nhiều trường hợp gặp trục trặc, làm gián đoạn hoạt động của cả một hệ thống. Do đó cần nắm được các lỗi thường gặp để kịp thời xử lý sự cố: 

– Van không đóng hoặc không mở: Nguyên nhân có thể do mắc kẹt lò xo hoặc do nguồn điện vào bị đứt. Cũng có thể do các nguyên nhân khác như cuộn coil bị hỏng. Để khắc phục lỗi này nhanh chóng chúng ta cần khắc phục nhanh chóng.

– Van không hoạt động hiệu quả: Xem lại vị trí gắn van cố định, kiểm tra toàn bộ hệ thống van để xác định được lỗi kịp thời khắc phục. 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết liên quan đến van khí nén 3/2. Thông qua bài viết hy vọng quý độc giả có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn về loại van này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *