Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt

Mỗi một sản phẩm đều có những tiêu chuẩn riêng biệt để người dùng có thể vận hành sản phẩm một cách hiệu quả, ổn định nhất và tháp giải nhiệt cũng không phải là ngoại lệ. Vậy những tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt nào? Cùng theo dõi những đánh giá dưới đây của chúng tôi.

Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt là yếu tố bạn cần nắm rõ
Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt là yếu tố bạn cần nắm rõ

4 Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt mà bạn nên biết

Độ dẫn điện tháp

Độ dẫn điện là thước đo cho khả năng dẫn điện của nước, cho thấy hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước. Độ dẫn điện được tính bằng microsiemens/cm. Tuy sự hiện diện của các chất khoáng trong nước tuần hoàn không làm ảnh hưởng tới khả năng giải nhiệt của tháp nhưng chúng lại có thể kết hợp với nhau tạo thành cáu cặn.

Cáu cặn sẽ dính vào hệ thống van, đường ống và bề mặt tháp giải nhiệt sẽ khiến cho áp lực nước và hiệu suất trao đổi nhiệt giảm. Chính vì thế, tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt cần phải có độ dẫn điện thấp để hạn chế tình trạng cáu cặn trong hệ thống tuần hoàn.

Độ pH của nước phải cân bằng

Độ pH được sử dụng để đo tính kiềm và axit của nước với phạm đo từ 0-14.7 được coi là trung tính. Nước mà có độ pH từ 0-7 là môi trường axit, nước có độ pH là từ 7-14 là môi trường kiềm. Nếu như độ pH biểu thị môi trường axit thì kim loại sẽ bị ăn mòn nhanh còn độ pH biểu thị môi trường kiềm thì tình trạng cáu cặn diễn ra nhanh.

Bên cạnh đó, hiệu quả của hóa chất tiêu diệt vi sinh vật cũng phụ thuộc vào độ pH, chỉ số pH cao hay thấp cũng làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển của vi sinh vật. Vậy nên, trong quá trình sử dụng tháp người dùng cần phải chú ý đến việc kiểm tra độ pH của nước, nên cân bằng ở mức 7 để tránh tình trạng cáu cặn hay ăn mòn.

Độ pH của nước phải cân bằng bên trong tháp giải nhiệt
Độ pH của nước phải cân bằng bên trong tháp giải nhiệt

Chỉ số bão hòa từ 0-1

Chỉ số bão hòa của nước còn có tên gọi khác là chỉ số Langelier Saturation là thước đo của sự ổn định của nước, liên quan tới nguy cơ ăn mòn hay cáu cặn. Khi chỉ số bão hòa âm thì nước có xu hướng ăn mòn, còn chỉ số bão hòa dương thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn. Theo các chuyên gia, chỉ số bão hòa của nước sẽ dao động từ 0-1 được coi là mức ổn định, đảm bảo cho quá trình vận hành của tháp giải nhiệt. Đây là một trong những yếu tố cần nắm trong tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt bạn cần nắm rõ.

Độ cứng của nước thấp

Độ cứng là thông số biểu thị hàm lượng của các ion hóa trị hai trong nước như mangan, sắt hoặc thiếc, nhưng canxi và magie là 2 ion phổ biến nhất hiện nay. Độ cứng của nước cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cáu cặn.

Độ cứng của nước được chia ra làm 2 loại đó là độ cứng cacbonat (độ cứng tạm thời) và độ cứng phi-cacbonat (độ cứng vĩnh viễn). Theo đó, độ cứng tạm thời sẽ thể hiện được sự lắng đọng của cáu cặn canxi cacbonat trong đường ống và bề mặt nhiệt; nước có độ cứng càng thấp thì sẽ làm giảm tình trạng bám cặn trong hệ thống tuần hoàn.

Ngoài ra, để đảm bảo tháp hoạt động tốt, phù hợp với lĩnh vực bạn ứng dụng tìm mua sản phẩm tháp phù hợp là yếu tố cần. Và trên thị trường hiện nay, với các thương hiệu lớn: tháp giải nhiệt Tashin, tháp giải nhiệt Liang chi, tháp giải nhiệt Alpha… Với nhiều mức giá, đặc điểm vượt trội riêng phù hợp với từng yêu cầu đặt ra.

Kiểm tra, vệ sinh nguồn nước bên trong tháp
Kiểm tra, vệ sinh nguồn nước bên trong tháp

Lợi ích của việc sử dụng nước đạt tiêu chuẩn trong tháp giải nhiệt

  • Giúp cho quá trình làm mát được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Hạn chế được tình trạng cáu cặn, ăn mòn các chi tiết máy móc.
  • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên.
  • Thường xuyên vệ sinh bình chứa cũng như vệ sinh nguồn nước để hạn chế tình trạng rong rêu mọc trong đường ống dẫn nước.

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt, hy vọng sẽ hữu ích đối với quý khách hàng. Từ đó giúp người có thể điều chỉnh lượng nước, chất lượng nước phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *