Nói giảm nói tránh là gì? Ví dụ, cách sử dụng và tác dụng 

Nói giảm nói tránh là biện pháp giúp lời nói trở nên tinh tế và lịch sự hơn trong giao tiếp. Vậy nói giảm nói tránh là gì? Nó có tác dụng, hoàn cảnh dùng như thế nào? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Nói giảm nói tránh là gì? 

Theo lý thuyết Ngữ Văn lớp 8, nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng lối diễn đạt tế nhị, nhẹ nhàng, uyển chuyển để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc sự thiếu văn hóa, lịch sự đối với người nghe. 

Nói giảm nói tránh được xem là một kỹ năng giao tiếp khéo léo giữa con người với con người. Nó cũng được sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học, thơ ca, văn chương. 

Nói giảm nói tránh tiếng Anh là Euphemism. Trong văn học, nói giảm nói tránh còn có tên gọi khác là uyển ngữ, khinh ngữ.  

Nói giảm nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh là gì?

Ví dụ về nói giảm nói tránh

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn nói giảm nói tránh là gì, mình sẽ lấy một số ví dụ cụ thể sau: 

  1. Anh cảnh sát ấy đã hy sinh khi truy đuổi tội phạm => Từ “hi sinh” được dùng thay thế cho từ “chết” để giảm bớt cảm giác đau buồn. Hơn nữa, “hi sinh” cũng mang sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn trọng của người nói đối với nhân vật “anh”. 
  2. Cô ấy bị khiếm thị. => Từ “khiếm thị” thay thế cho từ “mù” nhằm giảm nhẹ mức độ và thể hiện sự tôn trọng với người nghe. 
  3. “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ,…” (Trích “Những ngày thơ ấu”). => Từ “bầu sữa” được dùng để thay thế cho từ chỉ một bộ phận trên cơ thể phụ nữ, có chức năng tạo ra sữa để nuôi con. Cách diễn đạt này rất tế nhị, không hề thô tục. 
  4. Cách nói giảm nói tránh của từ “béo” là các từ như: mũm mĩm, đáng yêu,… 

Nói giảm nói tránh có tác dụng gì? 

Trong giao tiếp, thay vì dùng những từ ngữ diễn tả bản chất thật của sự vật, sự việc thì chúng ta có thể dùng các từ tương đồng với nó nhằm mục đích: 

  • Dùng phép nói giảm nói tránh để giảm bớt cảm giác đau buồn, khó chịu, thô tục, ghê sợ, thiếu lịch sự đối với người nghe. 
  • Thể hiện sự tôn trọng của người nói đối với người nghe, nhất là với những người cao tuổi hoặc người có quan hệ thứ bậc xã hội. 
  • Dùng khi nhận xét người khác một cách lịch sự, tế nhị, có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu những ý kiến góp ý đó. 
Vì sao chúng ta nên nói giảm, nói tránh?
Vì sao chúng ta nên nói giảm, nói tránh?

Ví dụ: 

  1. Có một xác chết tại bờ sông. => Dùng từ “xác chết” ở đây không sai nhưng nó có thể khiến người nghe cảm thấy ghê sợ. Thay vào đó, chúng ta nên dùng từ “thi thể”. 
  2. “Ồn ào quá đấy! Cậu câm miệng ngay cho tôi”. => Từ “câm miệng” được dùng ở đây cũng không hợp lý. Thay vào đó, chúng ta nên dùng câu nói “cậu vui lòng trật tự được không?” để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với người nghe. Đồng thời cũng giúp người nghe sẵn lòng, vui vẻ tiếp thu ý kiến. Nếu như dùng từ “câm miệng” có thể dẫn đến xung đột, cãi vã giữa cả hai. 
  3. “Trông bạn mập quá!” => Cách nói này có thể làm mất lòng người nghe. Thay vào đó, chúng ta có thể dùng câu nói “Trông bạn không được thon thả cho lắm!” – với cách diễn đạt khéo léo này, chúng ta vừa nói sự thật mà không sợ khiến người khác bị mất lòng. 

Vậy khi nào không nên nói giảm nói tránh? Chúng ta nên hạn chế dùng phép tu từ nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau: 

  • Cần phải nói thẳng, trình bày rõ và đúng mức độ sự thật hoặc cần phê bình nghiêm khắc. 
  • Trong trường hợp yêu cầu thông tin phải đảm bảo sự trung thực, chính xác và khác qua như trong biên bản cuộc họp, biên bản hành chính, phiên tòa xử án,… 

Có mấy cách nói giảm nói tránh?

Khi tìm hiểu nói giảm nói tránh là gì, mình nhận thấy có rất nhiều cách dùng biện pháp này. Bởi ngôn ngữ tiếng Việt cực kỳ đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, từng hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta dùng sao cho phù hợp nhất với nội dung của câu nói. 

Dưới đây là các cách nói giảm nói tránh:

  • Dùng những từ đồng nghĩa, nhất là các từ Hán Việt. 
  • Dùng cách nói phủ định của các từ trái nghĩa. 
  • Dùng cách nói vòng, không đi thẳng vào vấn đề chính. 
  • Dùng cách nói tỉnh lược hoặc nói trống. 

Thảo khảo thêm

Phép ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Ví dụ chi tiết

Các loại nói giảm nói tránh
Các loại nói giảm nói tránh

Một số bài tập về phép nói giảm nói tránh

Ví dụ 1:  Hãy đặt 1 câu nói giảm nói tránh?

Lời giải: 

  1. Cô ấy không được xinh cho lắm!
  2. Bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng ông ấy không qua khỏi. 
  3. Bố tôi không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường. 
  4. Bạn nên cố gắng và chăm chỉ hơn về môn Văn. 
  5. Bộ váy này không được đẹp lắm!

Ví dụ 2: Hãy cho biết các từ in đậm dưới đây có tác dụng gì? 

  1. Bác đã đi rồi Bác ơi!…
  2. Khổ thân anh ấy, đi làm xa nhà 5 năm. Khi về đến nhà thì ba mẹ chẳng còn

Lời giải: 

Tất cả những từ in đậm trên đều mang ý nghĩa là người chết, cái chết. Cách diễn đạt này của người viết nhằm giảm nhẹ mức độ đau thương, ghê sợ của cái chế và giảm bớt sự mất mát cho người nghe. 

Trên đây là bài viết giải đáp nói giảm nói tránh là gì và khi nào nên nói giảm nói tránh. Hy vọng Đội Ngũ của camnangdienmay.net sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức hay và có giá trị nhất nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *