Nise da silveira- Nữ bác sĩ y đức hết lòng vì bệnh nhân tâm thần

Nise da silveira là nữ bác sĩ luôn hết lòng về bệnh nhân của bà, bà được Google Doodle vinh danh bởi y đức và tấm lòng đối với những bệnh nhân tâm thần. Để hiểu rõ hơn về nhân vật này, sau đây là camnangdienmay.net sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị bác sĩ này. 

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ bác sĩ Nise da Silveira

Nise da Silveira sinh ngày 15 tháng 2 năm 1905, bà sinh ra ở Maceió thuộc vùng Đông Bắc Alagoas, Brazil. Năm 1926, sau khi tốt nghiệp trường y Bahia bà đã dành phần lớn quãng thời gian của mình để nghiên cứu phương pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần. 

Năm 1933, Nise da Silveira đến Rio và bắt đầu làm việc tại một bệnh viện tâm thần ở ngoại ô thành phố. Tại đây, bà quan tâm nhiều đến phương pháp sốc dành cho bệnh nhân tâm thần.

Tuy nhiên bà nhận ra rằng cách trị liệu theo hình thức này đều không phù hợp, Nise da Silveira khích lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt vẽ. Bà đã gửi một số bản vẽ cho nhà tâm thần học Carl Gustav Jung.

Nise-da-Sliveira là nữ sinh duy nhất tại khoa được tốt nghiệp đại học y Bahia
Nise-da-Sliveira là nữ sinh duy nhất tại khoa được tốt nghiệp đại học y Bahia

Năm 1934, bà bị giam cầm 18 tháng vì sở hữu nguồn tài liệu văn chương. Bởi bà bị đồng nghiệp tố cáo chế độ độc tài Vargas. Sau khi kết thúc án tù bà tiếp tục trở lại công việc điều trị cho các bệnh nhân tâm thần, Nise da Silveira ngày càng thất vọng hơn về phương pháp trị liệu theo truyền thống. Bà nhận định rằng đó là lối trị liệu vô nhân đạo theo kiểu giam giữ. 

Năm 1952, Silveira đặt Museum of Images of the Unconscious tại chính thành phố Rio de Janeiro. Nó là một trung tâm phục vụ học tập, nghiên cứu trong các nhà xưởng vẽ và mô hình. Qua cách đào tạo này, bà đã giới thiệu ngành phân tích tâm lý học tại Brazil. 

Năm 1956, bà tiếp tục mở phòng khám dành riêng cho việc phục hồi chức năng ở các bệnh nhân cũ của bệnh viện tâm thần. Việc nghiên cứu của bà về phục hồi chức năng và hiểu biết về quá trình loại thần thông qua các hình ảnh vô thức. Tại đây các bệnh nhân không bị giam giữ mà thay vào đó chính là cho bệnh nhân tự do đi lại, tự do sáng tạo các sản phẩm của mình. 

Ngày 30/10/1999 Nise da Silveira qua đời tại Rio de Janeiro ở tuổi 94. Nữ bác sĩ dành cả cuộc đời và tình thương đến với những người mắc bệnh tâm thần.

Niềm đam mê và sự tận tâm của bà chính là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của những tác phẩm trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng của những người mắc bệnh về tâm lý. 

Cả cuộc đời của bà dành hết những tình thương cho người bệnh
Cả cuộc đời của bà dành hết những tình thương cho người bệnh
Có thể bạn quan tâm:
Giáo sư Rapee Sagarik: Người “Cha đẻ hoa Lan xứ Chùa Vàng”
Nkosi Johnson– “Sứ giả quả cảm” của người nhiễm HIV/AIDS

Phương pháp trị liệu đặc biệt của bác sĩ Nise da Silveira

Nise da Silveira là người có tư duy chữa bệnh khác lạ so với những bác sĩ cùng thời, đặc biệt trong việc chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần. Bà đã đưa nghệ thuật vào trong liệu trình chữa bệnh của mình. Có thể nhiều nghĩ đó là phương pháp điên rồ?

Tuy nhiên bà đã dần dần chứng minh phương pháp chữa trị của mình là đúng. Đặc biệt nhất, Nise da Silveira đã thành lập Seção de Terapêutica Ocupacional e Reabilitação (Khoa trị liệu và phục hồi chức năng nghề nghiệp). Bà đã thử nghiệm với các bệnh nhân bị tâm thần để khai thác tâm lý, giúp người bệnh tiện biểu lộ cảm xúc hơn. 

Bà đã áp dụng các ý tưởng của nhà tâm thần học Carl Gustav Jung vào việc giải thích các tác phẩm của các bệnh nhân. Điều này giúp cho những phân tích đánh giá tâm lý của từng bệnh nhân từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị cơ bản.

Nữ bác sĩ cũng đã chỉ ra những sai sót trong tâm thần học, thực hiện các thử trị dựa trên các phác đồ điều trị và ý nghĩa của nó. 

Bà đã giúp những bệnh nhân tâm thần nhanh chóng khỏi bệnh và tái hòa nhập cộng đồng
Bà đã giúp những bệnh nhân tâm thần nhanh chóng khỏi bệnh và tái hòa nhập cộng đồng

Kết quả chứng minh cho cách điều trị của bạn là đúng đó là các bệnh nhân của Silveira đã có thể tái hòa nhập với xã hội. Hầu hết các tác phẩm của các bệnh nhân được đưa vào bên Bảo tàng hình ảnh vô thức.

Ngoài việc thành lập trung tâm điều trị cho những bệnh nhân cũ của các bệnh viện tâm thần, Nise da Silveira trở thành người tiên phong trong việc nghiên cứu về tiềm năng trị liệu của động vật trong thời gian dài.

Cách gọi chung đó là “đồng trị liệu”, phương pháp chữa trị của bà đã giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh tâm thần đều được chữa trị theo cách nhân văn và phù hợp nhất.

Tại sao Google lại vinh danh Nise da Silveira? 

Ngày 15/2/2020 nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của nữ bác sĩ Nise da Silveria, Google Doodle đã đăng tải hình ảnh của nữ bác sĩ trên trang chủ của mình.

Bức họa được phác thảo bởi nghệ sĩ Kevin Smile Lin thực hiện. Bản phác Doodle tôn vinh nữ bác sĩ  có phạm vi tiếp cận với người dùng Google tại các khu vực như Nam Mỹ, Việt Nam và Italia. 

Nhờ vào những đóng góp của bà mà các bệnh nhân tâm thần có phương pháp trị liệu phù hợp và nhân đạo nhất, Nise da Silveira đã nghiên cứu thành công cách chữa bệnh cho bệnh nhân tâm thần thông qua hình thức vẽ tranh và điêu khắc. 

Nise-da-Silveira là nữ bác sĩ được Google vinh danh vì những đóng góp của bà
Nise-da-Silveira là nữ bác sĩ được Google vinh danh vì những đóng góp của bà

Để ghi nhận công lao lớn đối với người bệnh, Nise da Silveira đã trao thưởng và danh hiệu trong các lĩnh vực kiến thức khác nhau.

Bà chính là thành viên sáng lập Hiệp hội quốc tế về biểu hiện tâm lý học có trụ sở tại Paris, Pháp. Đồng thời, tại Brazil- quê hương của bà đã xây bảo tàng riêng mang tên bà.

Cho đến nay, bảo tàng vẫn còn mở với hơn 300.000 tác phẩm đều do những bệnh nhân tâm thần tạo ra. Cuộc đời và sự nghiệp của bà được tái hiện ở bộ phim của Brazil năm 2015. 

Con đường đấu tranh vì người bệnh của bà đã tạo hiệu ứng cho nhiều người trên thế giới về sau, dẫn đến việc thành lập các tổ chức trị liệu bệnh nhân tâm thần trên toàn thế giới. 

Trên đây là thông tin chi tiết nhất liên quan đến bác sĩ Nise da Silveira. Hy vọng với bài viết này camnangdienmay.net sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *