(Tổng hợp) Thực đơn món ăn ngày Tết theo văn hóa các vùng miền

Những món ăn ngày Tết luôn được chuẩn bị công phu, tươm tất. Gia chủ không chỉ chuẩn bị các thực đơn với mục đích tiếp đãi khách khứa mà còn phải chuẩn bị những mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh với ý nghĩa cầu mong thuận hòa, ấm no, thuận lợi trong năm mới. 

Ý nghĩa các món ăn ngày Tết cổ truyền

Mâm cơm ngày Tết luôn được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất bởi với người Việt Nam thì bữa cơm đầu năm vô cùng quan trọng. Ý nghĩa món ăn ngày Tết không chỉ dừng lại ở các giá trị ẩm thực, mâm cơm còn được dâng cúng tổ tiên trước khi đem “thụ lộc”.

Vì thế, việc chuẩn bị các món ăn ngày Tết vừa phải tươm tất, đủ đầy, vừa mang đặc trưng văn hóa ẩm thực và tâm linh của mỗi vùng miền.

Sau đây là phần giới thiệu một số món ăn ngày Tết không đặc trưng ở Việt Nam. Có thể những món ăn đã rất quen thuộc nhưng chưa chắc bạn đã hiểu hết những ý nghĩa của từng món ăn này đâu!

Bánh chưng, bánh tét – món ăn ngày Tết không thể thiếu

Một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu của các gia đình Việt dù ở bất cứ đâu đó là bánh chưng xanh. Đây là món ăn cổ truyền dân tộc có từ thời vua Hùng, mang ý nghĩa mong ước một năm mới đến dồi dào, no đủ, sung túc và thịnh vượng.

Cùng với bánh chưng thì bánh tét là một phần quan trọng trong mâm cơm ngày Tết. Cách làm bánh tét có phần phức tạp hơn và yêu cầu nhiều nguyên liệu hơn với khi làm bánh chưng.

Chiếc bánh tét tượng trưng cho sự ấm no từ đời này qua đời khác. Bánh tét cũng có rất nhiều loại để lựa chọn như bánh mặn, bánh chay, bánh ngọt, bánh tét nhân thập cẩm,…

món ăn ngày tết
Bánh chưng xanh ngày Tết

Giò chả

Giò chả là món ăn xuất hiện không chỉ trong mâm cơm ngày Tết. Thế nhưng dù có bao nhiêu sơn hào hải vị thì các gia đình vẫn chuẩn bị những đĩa giò thơm ngon truyền thống.

Giò chả mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Cha ông ta quan niệm rằng miếng giò là đại diện cho sự phú quý và giàu sang.

Miếng giò đi kèm chút dưa hành sẽ tạo nên một món ăn ngày Tết đặc trưng của các gia đình Việt.

Xôi gấc

Xôi gấc là món ăn dễ làm, đặc biệt dinh dưỡng và có màu đỏ đặc trưng của ngày Tết. Món xôi gấc tượng trưng cho sắc đỏ may mắn và thịnh vượng. Món ăn được làm từ những nguyên liệu đơn giản và đặc biệt là gạo nếp quê hương, mang đậm hương vị truyền thống.

Gà luộc

Gà luộc là món ăn dân giã không chỉ xuất hiện trong các mâm cơm Tết, món ăn này còn được chuộng dùng trong các sự kiện cỗ bàn. Theo dân gian, màu vàng óng của gà khi luộc lên hứa hẹn gia chủ một năm mới tràn đầy phúc lộc, những điều may mắn và khởi đầu thuận lợi, vạn sự như ý.

Có thể bạn quan tâm:
Mâm ngũ quả gồm những gì? Ý nghĩa của mâm ngủ quả

Món ăn ngày Tết thú vị – canh khổ qua

Ít phổ biến hơn các món ăn ngày Tết đặc biệt kể trên, món canh khổ qua cũng được nhiều gia đình lên thực đơn cho những ngày đầu năm mới. Đúng như tên gọi của nó, canh khổ qua có ý nghĩa “muộn phiền tiêu tan, mọi sự như ý”.

Đây là một trong các các món ăn ngày Tết miền Nam rất được yêu thích. Người ta quan niệm rằng món canh khổ qua sẽ tiêu tan những muộn phiền, khổ cực trong năm mới, hạnh phúc và may mắn sẽ đến.

So với các món ăn làm từ thịt khác, canh khổ qua được yêu thích vì có sự pha trộn với rau củ, dễ ăn lại có thể chan nước canh.

món ăn ngày tết
Canh khổ qua nhồi mướp đắng mang ý nghĩa “muộn phiền tiêu tan, mọi sự như ý”

Gợi ý những món ăn ngày Tết đãi khách theo từng vùng miền

Tết luôn rộn ràng, nhộn nhịp và không gây nhàm chán cũng bởi hương vị Tết luôn rất riêng, rất đặc trưng ở mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Ngay cả trong cách lên thực đơn các món ăn ngày Tết và ý nghĩa của chúng cũng khác nhau tùy quan niệm của mỗi khu vực, địa phương.

Sau đây, mời các bạn cùng Cẩm nang điện máy tìm hiểu về những món ăn ngày Tết đặc trưng của các vùng miền. Tin rằng đây cũng sẽ là cẩm nang kiến thức hữu ích cho các nàng “dâu thảo” mới lần đầu chuẩn bị mâm cơm Tết cho gia đình đấy!

Gợi ý món ăn ngày Tết miền Bắc

1/ Bánh chưng, bánh dày – tinh hoa ẩm thực đất trời trong mâm cỗ người Bắc bộ

Bánh chưng, bánh dày là những món ăn không thể bỏ qua khi đón Tết cổ truyền miền Bắc.

Trước đây, các gia đình thường tự tay chuẩn bị nguyên liệu, chọn lá dong để gói bánh chưng. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại bận rộn khiến khung cảnh gia đình quây quần bên bếp lửa cùng canh nồi bánh chưng dần dần mai một đi.

Tuy vậy, dù thay đổi đến đâu thì món ăn ngày Tết ở miền Bắc cũng không bao giờ thiếu đi những nệp bánh chưng xanh, mềm dẻo, hấp dẫn.

2/ Dưa hành

Dưa hành là một món ăn ngày Tết rất được yêu thích, đặc biệt là trên các bàn nhậu. Tuy không phải món chính nhưng vị chua ngọt, cay nhẹ của dưa hành giúp làm tan đi cảm giác bị ngán khi ăn nhiều món thịt và đồ nếp.

Dưa hành thường được dùng kèm với bánh chưng thể hiện một quan niệm của người xưa rằng “ngũ hành tương khắc”. Món ăn này còn được dùng kèm với thịt đông, thịt kho tàu, thịt luộc,… rất hợp.

3/ Gà luộc

Gà luộc gần như không thể thiếu trong các mâm cỗ Tết và đặc biệt là trong mâm cơm cúng giao thừa. Người xưa quan niệm rằng dâng gà luộc lên đất trời sẽ mang tới những khởi đầu thuận lợi, may mắn đầy nhà.

Gà luộc được làm sạch, luộc lên cho màu da vàng óng rồi chặt miếng thật đều tay, rắc thêm vài lát chanh mỏng cho đẹp mắt và làm dậy mùi hương. Đi kèm với thịt gà luộc thì không thể thiếu đi muối tiêu chanh.

món ăn ngày tết
Thực đơn món ngon ngày Tết ở miền Bắc có những gì?

4/ Giò

Người ta có thể mua những khúc giò tươi hoặc tự gói tại nhà. Dù ẩm thực dân gian đến nay đã có nhiều thay đổi nhưng món giò vẫn luôn được ưa chuộng vì dễ làm, ăn ngon lại dễ bảo quản. Đây còn là món ăn ngày Tết đại diện cho sự sung túc đủ đầy, gia đình ấm êm.

Khi bày cỗ, giò được cắt khúc và chia thành các khoanh (thường là 6 miếng). Giò là một nét ẩm thực đặc trưng trong các mâm cơm đoàn viên của người Bắc bộ.

5/ Thịt đông

Thịt nấu đông là món ăn đặc biệt chỉ có ở các khu vực có mùa lạnh như phía Bắc nước ta. Món ăn được làm từ thịt lợn, thịt gà hoặc đôi khi là chân giò lợn đi kèm với mộc nhĩ, nấm hương, chút gia vị và đem đi ninh nhừ. Thịt khi chín được để ở ngoài, gặp nhiệt độ thấp sẽ tự đông lại mà không cần tủ lạnh.

Món thịt đông có một lớp mỡ trắng, bóng bẩy và “núng nính” khi đông lại. Những miếng thịt gắn kết thành 1 khối vừa béo ngậy, mát dịu, mềm mại nên rất “hao cơm”.

6/ Nem rán

Nem rán là một món ăn ngày Tết đơn giản, dễ chế biến mà lại hấp dẫn và hợp khẩu vị hầu hết các lứa tuổi. Cùng với lớp bánh đa nem giòn tan bên ngoài, nhân nem đượm vị từ các nguyên liệu thịt, trứng, rau củ,… Món ăn thường được làm và ăn ngay khi còn nóng, như vậy mới giữ được trọn đọ giòn tan của bánh đa nem, vị ngọt thơm của nhân rau nhân thịt.

7/ Canh măng

Canh măng được làm từ măng khô, đem nấu cùng các loại xương thịt cho ra nước dùng rất ngọt và bổ dưỡng. Măng khô được ngâm qua đêm, đem luộc sơ với nước cho mềm rồi nấu chung cùng móng giò, phần thịt xương của gà,… Đây là món ăn yêu thích của Tết miền Bắc mà nhất là các khu vực miền núi cao nhưng Điện Biên, Sơn La,…

Ở nhiều nơi, người ta cũng có thể thay thế măng khô bằng các loại măng tươi. Chúng có độ mềm hơn và không cần ngâm qua đêm, có thể chế biến đãi khách nhanh.

8/ Hành cuốn tôm thịt

Món hành cuốn tôm thịt bổ dưỡng, béo ngậy không hề gây “ngán”

Hành cuốn tôm thịt là một trong những món ăn ngày Tết cổ truyền yêu thích từ xa xưa. Những con tôm tươi rói luộc lên có màu đỏ nõn nà, thịt ba chỉ quế đầy đủ nạc mỡ đem đi luộc chín, thái mỏng. Trứng gà được tráng mỏng rồi cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Vào những ngày Tết, cây hành tươi bán rất chạy vì chúng được thêm vào trong rất nhiều loại món ăn. Riêng với hành cuốn tôm thịt, hành lá sẽ trở thành một thứ nguyên liệu chính chủ đạo. Hành được cuốn cùng với thịt, tôm và ít rau thơm, cho ra một món ăn vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.

Tuy vậy, món ăn này có phần công phu vì người cuốn hành phải khéo tay, chọn ra những cây hành củ nhỏ vừa phải để cuộn thành những miếng đẹp mắt, gắn kết các nguyên liệu chặt chẽ, vừa miệng ăn.

9/ Xôi gấc

Gấc được ví như một loại “quả tiên” vù chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Ăn xôi gấc tốt cho thị lực, phòng chống ung thư, có lợi cho tim mạch và nâng cao đề kháng,…

Xôi gấc trở thành món ăn ngày Tết không chỉ vì độ bổ dưỡng mà còn bởi thứ quả này có một màu đỏ vô cùng đẹp mắt, khi đun nấu vẫn không bị ngả màu.

10/ Thịt bò

Thịt bò ở các vùng quê miền Bắc như một thức ăn “sang” rất hợp trên các bàn nhậu. Thịt có độ dai ngọt, đem xào cùng rau cần hay các loại rau củ đều rất thơm ngon.

Dàn ý món ăn ngày Tết miền Trung

Con người miền Trung đơn giản, đôn hậu và mến khách. Ngay cả trong các chuẩn bị những món ăn ngày Tết hay phong tục chuẩn bị cho ngày Tết cũng hướng đến sự đơn giản, không câu nệ. Mâm cỗ Tết của người miền Trung thường đơn giản nhưng ấm cúng tình người.

món ăn ngày tết
Thực đơn mâm cỗ Tết của người miền Trung có gì hấp dẫn?

1/ Bánh tét

Nếu như bánh chưng là đại diện cho các món ngon ngày Tết miền Bắc thì bánh Tét là đặc trưng của mâm cỗ Tết ở miền trong. Tuy nhiên, cách làm món bánh tét thú vị ở chỗ người ta có thể gói theo nhiều cách khác nhau, ngay cả nguyên liệu và cách gói to nhỏ, dài ngắn cũng tùy phong tục từng vùng miền.

2/ Dưa món

Dưa món là đồ ăn kèm không thể bỏ qua khi nhắc về ẩm thực Tết miền Trung. Mỗi độ Tết đến xuân về, các gia đình rộn ràng chuẩn bị những món dưa muối hay củ kiệu ngâm để ăn kèm những bữa cơm ngày Tết.

Dưa muối là món “chống ngán” cực kỳ hiệu quả, thường dùng ăn kèm với bánh chưng, bánh tét. Các loại dưa có thể được ngâm muối từ nhiều loại rau củ như su hào, cà rốt,…

3/ Bắp bò mật mía

Mật mía rất sẵn vào dịp Tết vì đây là thức chấm cùng bánh chưng, bánh tét thay cho đường. Mật mía là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, có màu sắc đẹp mắt, vị ngọt đậm đà một cách tự nhiên, không hề bị gắt hay ngấy.

Bắp bò kho mật mía có vị thơm dịu hòa quyện cùng vị cay cay của gừng, quế, xả, ớt,… Món ngon hòa trộn trong vị ngọt tự nhiên của bắp bò giòn dai, săn chắc rất hấp dẫn trong những bữa ăn ngày Tết.

4/ Xôi đậu xanh

Ngoài bánh chưng, bánh tét thì xôi đậu xanh là món ăn cổ truyền thường được dâng cúng trên mâm cỗ cúng gia tiên. Đĩa xôi đầy đặn, hạt cơm nếp dẻo trắng và đậu vàng óng hòa quyện với nhau tượng trưng cho một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.

Món ăn có thể dùng kèm ruốc thịt, muối vừng, xá xíu, thịt rang hành,… đều rất hợp.

5/ Chả bò

Đây là món ăn ngày Tết rất đặc trưng của người dân Trung bộ, nhất là tại Đà Nẵng. Chả bò xuất hiện trong thực đơn ăn cơm, các món bún và gần như không thể thiếu tại các dịp đám tiệc, cỗ bàn ở miền Trung.

6/ Gà luộc lá chanh

Một trong các món ăn không hề xa lạ với bất cứ vùng miền nào của nước ta. Thì gà vàng thơm, béo ngậy hòa cùng mùi thơm nồng của lá chanh khiến món thịt không còn cảm giác gây “ngán”. Cách hấp thịt gà cùng là chanh của người miền Trung giúp giữ được hoàn toàn dinh dưỡng và độ ngọt của thịt.

món ăn ngày tết
Gà luộc lá chanh thân quen nhưng không bao giờ vắng mặt trong các mâm cỗ Tết

7/ Tôm chua

Tôm chua là đặc sản xứ Huế, một trong những món ăn ngày Tết miền Trung hấp dẫn không thể bỏ qua. Tôm chua được dùng để làm nộm và chấm với các món luộc. Khi trời nắng, người ra mang lọ ra phơi nắng để cho tôm đỏ, ngon hơn và nhanh chua hơn.

Vào tiết lạnh, ẩm thì lọ tôm muối được đặc nơi khô ráo gần quạt sưởi, chỉ chừng 1 tuần là dùng ngay được.

Tôm chua dùng chấm cùng thịt luộc, ăn với bún hoặc quấn gỏi đều rất ngon.

8/ Bánh lăn

Bánh lăn là đặc sản vùng đất Quảng Nam, thường có mặt trong các mâm cúng gia tiên ngày Tết. Món ăn được làm từ các nguyên liệu quê hương, từng hạt gạo nếp được nâng niu, chế biến tỉ mỉ mới cho ra những mẻ bánh thơm ngon khó cưỡng.

Để làm được món ăn ngày Tết miền Trung này cần chuẩn bị chút đường vàng, quất, gừng, bột nếp, lạc, dừa. Nghe đâu, người phụ nữ phải thức dậy từ canh ba, khi trời còn đẫm sương để bắc bếp than, rang từng mẻ nếp thật vừa lửa. Các loại nhân được lựa chọn kỹ lưỡng rồi đem đi rim với lửa đến khi đặc quánh….

Trải qua nhiều giai đoạn công phu thì món bánh lăn tròn trịa, tươi ngon mới có thể ra đời. Tuy nói mâm cỗ người miền Trung đơn giản, nhưng ẩn sâu trong đó lại là cách chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ cho thấy sự nhiệt tình đối đãi của gia chủ với khách. Tất cả đều được thể hiện đậm nét qua cách làm món bánh lăn ngày tết Trung bộ.

9/ Miến xào

Miến xào thập cẩm là nét ẩm thực Tết pha trộn hương vị miền Bắc. Những sợi miến dẻo mềm được chế biến cùng các loại rau củ tươi ngon, tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.

Khi xào, miến không được để quá tơi, không quá cứng và không được để đóng bánh. Món này phải ăn ngay khi còn nóng, vì lúc nguội chúng sẽ quánh lại, bết dính vào nhau mất đi độ mềm mại ban đầu.

món ăn ngày tết
Món miến xào nóng hổi, dai, ngậy ăn cùng thịt, hải sản đều ngon

10/ Củ cải kho thịt heo

Món ăn không quá phức tạp, gần giống cách kho thịt thông thường. Đầu tiên, ta sẽ  thắng đường thành màu cánh gián, thêm thịt rồi đem xào cho đến khi săn thịt, tiếp đó thêm củ cải vào trộn lẫn. Tra nước ngập thịt rồi đung trong lửa nhỏ đến khi thịt chín mềm là hoàn thành.

Gợi ý các món ăn ngày Tết miền Nam

1/ Bánh tét

Bánh tét miền Nam mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới ấm no, sung túc. Loại bánh tét ăn Tết của người dân Nam Bộ thường là bánh tét chay và bánh tét mặn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại bánh tét đặc biệt được các người dân địa phương yêu thích như bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm, bánh tét lá gấc,…

Gợi ý thực đơn cho mâm cỗ Tết hấp dẫn nhất theo phong cách người miền Nam

2/ Chả giò

Những miếng chả giò cuốn giòn rụm, bên trong là nhân thịt, tôm và các loại rau củ đại diện cho cả năm ấm nom, dồi dào sức khỏe. Đây là một trong các món ăn ngày Tết miền Nam không thể thiếu.

Tuy cách làm khá giống với chả cuốn miền Bắc, nhưng sự khác biệt về nguyên liệu vẫn làm hai món ăn có sự khác biệt và hấp dẫn của riêng nó.

3/ Phá lấu

Phá lấu là món ăn đơn giản, dễ tìm kiếm nguyên liệu nên rất được ưa chuộng trong các mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Hương vị thơm ngon đặc trưng của nước dừa, hòa quyện cùng lòng heo, lòng bò dai dai – giòn giòn cực kỳ thơm ngon và lạ miệng.

Món phá lấu ngày nay được biến tấu đa dạng thành các món phá lấu tai heo, phá lấu vịt, phá lấu gà, phá lấu ốc,…

món ăn ngày tết
Phá lấu tai heo thơm ngon lạ miệng

4/ Thịt kho tàu

Thịt kho tàu miền Nam đặc trưng bởi vị thanh ngọt của nước dừa, béo ngậy của trứng cùng miến thịt ba chỉ rọi mềm mại được nấu chín tới.

Thịt heo được chọn nên là loại thịt giò hoặc ba chỉ đầy đủ ba phần da, mỡ và nạc để tượng trưng cho một năm mới đầy đủ, no ấm.

5/ Lạp xưởng

Lạp xưởng là món ăn phổ biến trong thực đơn của người dân Nam Bộ. Vào ngày Tết, người ta thường tự tay làm món lạp xưởng để ăn hay đãi khách như một món quà đầu năm ý nghĩa.

Lạp xưởng ở trong Nam cũng có rất nhiều loại: lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, lạp xưởng cá, lạp xưởng tôm,… Chúng rất dễ đem kết hợp cùng các món ăn khác để cho ra một thực đơn mới lạ ma hương vị đặc trưng của lạp xưởng.

6/ Dưa món

Dưa món là món ăn khoái khẩu của người dân Trung & Nam Bộ. Dưa ăn kèm cùng các món ăn ngày Tết chống ngán hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, dưa cũng là món ăn kèm với bánh tét, xôi nếp cực hợp vị và ngon miệng!

7/ Củ kiệu

Củ kiệu miền Nam không chỉ được muối riêng mà còn đem chế biến thành món ăn lạ miệng như tôm khô trộn củ kiệu, chua chua ngọt ngọt. Món ăn này vừa có chút hăng nồng của kiệu, vừa chua giòn, hòa với vị ngọt của thịt tôm cho ra hương vị hấp dẫn khó tả.

8/ Xôi vò

Xôi vò là món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ, ở miền Bắc người ta còn gọi là xôi xéo. Món xôi có màu vàng óng, hạt cơm nếp “béo mọng” đại diện cho một năm mới phúc lộc đầy nhà.

món ăn ngày tết
Xôi vò Nam Bộ

9/ Canh khổ qua nhồi thịt

Món canh mang ngụ ý mọi chuyện “khổ” đều đã “qua” đi, hy vọng năm mới bắt đầu với những may mắn, hạnh phúc. Món ăn rất quen thuộc với người dân miền Nam, đặc trưng bởi vị ngọt của thịt băm, giòn sật của mộc nhĩ và đắng nhẹ của khổ qua. Tất cả tạo nên hương vị một món canh thanh mát, bổ dưỡng và cực kỳ đặc biệt.

10/ Dưa giá

Bên cạnh dưa món, củ kiệu thì dưa giá cũng là món ăn kèm yêu thích trong miền Nam vào dịp Tết. Cách làm đơn giản và nhanh được dùng khiến dưa giá xuất hiện nhiều trong các mâm cỗ Tết hay bữa ăn thường ngày.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết

Mâm cỗ cúng gia tiên đầu năm hay cỗ cúng tất niên thường được chuẩn bị cho phù hợp kinh tế mỗi gia đình. Thế nhưng trong đó vẫn phải đảm bảo đầy đủ các vật phẩm nhất định theo đúng phong tục thờ cúng của mỗi miền.

Cách bày mâm cỗ cúng gia tiên thường được thực hiện như sau:

  • Mâm ngũ quả, hoa tươi, xấp vàng mã đặt ở trên bàn thờ.
  • Mâm cúng mặn đặt ở một chiếc bàn con (gọi là bàn thờ phụ), đặt dưới bàn thờ chính.
  • Bánh chưng, bánh tét, xôi có thể đặt lên bàn thờ chính hoặc cùng mâm cỗ mặn đều được.
món ăn ngày tết
Chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết – Có những gì? Bài trí ra sao?

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết miền Bắc

– Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã, hương đèn, trà rượu, trầu cau… Trong đó, mâm ngũ quả nhất định phải có nải chuối xanh, phật thủ hay quả bưởi, đi kèm các trái cây có màu sắc phù hợp ngũ hành như: quýt, táo, đào, lê,…

– Mâm cỗ mặn:

  • Bánh chưng/bánh tét
  • Gà luộc
  • Giò lụa
  • Thịt đông
  • Nem rán
  • Miến xào lòng gà
  • Canh măng
  • Xôi

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết miền Trung

– Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả miền Trung không câu nệ hình thức, có gì làm nấy, chủ yếu là tấm lòng thành. Các loại quả được chọn thường có chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… 

– Hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu.

– Mâm cơm cúng gia tiên:

  • Bánh chưng, bánh tét
  • Dưa món củ kiệu
  • Giò lụa
  • Gỏi gà bóp rau răm
  • Nem
  • Măng ninh khô
  • Canh miến
  • Cá chiên hay ram
  • Cơm 3 bát

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết miền Nam

– Mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu. Lưu ý, mâm ngũ quả miền Nam không được có chuối và cam bởi người dân quan niệm chúng không đem lại may mắn. Bày mâm ngũ quả miền Nam rất cẩn thận và thường mang ngụ ý “Cầu năm mới sung túc vừa đủ xài”.

Xem thêm gợi ý cách Cách bày mâm ngũ quả đúng & đẹp theo văn hóa 3 miền để tìm hiểu chi tiết!

– Mâm cỗ mặn cúng tất niên của miền Nam

  • Bánh tét
  • Dưa giá củ kiệu
  • Thịt heo luộc
  • Thịt kho tàu
  • Gỏi cuốn
  • Nem
  • Gỏi tôm thịt
  • Măng tươi ninh
  • Khổ qua nhồi thịt
  • Cơm 3 chén

Trên đây là bài viết tổng hợp các món ăn ngày Tết theo văn hóa 3 miền hấp dẫn nhất. Mong rằng đây sẽ là cẩm nang kiến thức hữu ích cho các bạn trong dịp Tết nguyên đán đang tới gần. Đừng quên ghé thăm Cẩm nang điện máy để cập nhật nhiều kiến thức & mẹo hay cuộc sống hữu ích khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *