Mâm ngũ quả gồm những gì? Cách bày mâm ngũ quả đúng & đẹp nhất

Mâm ngũ quả gồm những gì – Tham khảo mẹo bày mâm ngũ quả thắp hương ngày Tết đúng cách và đẹp mắt TẠI ĐÂY! Làm mâm ngũ quả là một trong những nét đẹp văn hóa đẹp và đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Trong đó, mỗi loại quả, mỗi cách sắp xếp mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa khác nhau như cầu may mắn, bình an, tài lộc,… Tại bài viết này, Cẩm nang điện máy sẽ mách bạn những tips bày mâm ngũ quả đơn giản, đẹp mắt và ý nghĩa nhất. Đừng bỏ lỡ!

Mâm ngũ quả là gì? Mâm ngũ quả gồm những gì?

Mâm ngũ quả hay còn gọi là mâm trái cây, được sắp xếp với 5 loại trái cây khác nhau để dâng bàn thờ tổ tiên hoặc đãi khách. Ngoài dịp tết cổ truyền, mâm ngũ quả cũng có thể có mặt trong những dịp cúng bái gia tiên, lễ hội, đám đình,…

5 loại ngũ quả thông qua tên gọi, màu sắc, cách bài trí sẽ thể hiện cho nguyện ước của gia chủ.

Vậy thì mâm ngũ quả gồm những gì? Việc lựa chọn các loại trái cây để bày mâm ngũ quả còn tùy vào chủ đích người xếp, văn hóa vùng miền cũng như các loại quả thường có ở mỗi nơi. Thông thường, 5 loại ngũ quả ngày Tết có thể là: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết Nguyên Đán

Mâm ngũ quả được dâng thờ cúng tổ tiên, không chỉ thể hiện lòng thành kính mà ý nghĩa ngũ quả ngày Tết còn thể hiện mong ước, cầu nguyện của gia chủ.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Tại các gia đình miền Bắc, một mâm ngũ quả thường không thể thiếu chuối xanh và bưởi, bên trên sẽ được điểm xuyết thêm các trái cây nhỏ như sung, hồng, cam, quất, táo, lê…. Những màu sắc loại quả được lựa chọn không ngẫu nhiên mà phải hài hòa, đảm bảo theo ngũ hành:

  • Kim – màu trắng
  • Mộc – màu xanh lá
  • Thủy – màu đen
  • Hỏa – màu đỏ
  • Thổ – màu vàng

Cách bài trí này còn mang ý nghĩa Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.

Mâm ngũ quả gồm những gì
Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc

Bên cạnh mâm ngũ quả gồm những gì, bạn cần hiểu ý nghĩa quả các loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết như:

  • Nải chuối: Như bàn tay ngửa, hứng và nâng đỡ những gì tinh túy nhất, có ý nghĩa là che chở, bảo bọc. Ngoài ra, màu xanh của chuối là đại diện cho hành Mộc.
  • Quả bưởi: Tượng trưng cho phúc lộc, mong muốn an khang, thịnh vượng.
  • Quả lê: Vị thanh ngọt mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới thuận lợi, làm gì cũng suôn sẻ, dễ dàng vượt qua.
  • Quả đu đủ: Đại diện cho sự “thịnh vượng”, đủ đầy của gia chủ.
  • Quả dưa hấu: Đại diện cho sự tròn đầy, may mắn, ngọt ngào.
  • Quả đào: Mang ý nghĩa cầu chúc thăng tiến, hướng đến sự bền vững.
  • Quả thanh long: Cầu chúc cho một năm mới phát lộc, phát tài.

Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Trung

Đúng với tính cách phóng khoáng và không câu nệ hình thức lễ nghi, cách bày mâm ngũ quả ở Miền Trung thường khá đơn giản, mộc mạc, có gì làm nấy, chủ yếu là “thành tâm”.

Hơn nữa, miền Trung là vùng đất nhiều thiên tai, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái nên việc bày trí mâm quả cũng khó mà có đa dạng, phong phú các loại quả so với các miền.

Ngoài ra, là khu vực giao thoa văn hóa giữa hai miền Nam – Bắc nên mâm ngũ quả cũng được trang trí theo nhiều cách khác nhau.

Một số loại trái cây thường dùng làm mâm ngũ quả ngày Tết ở Trung Bộ như:

  • Thanh long
  • Chuối
  • Mãng cầu
  • Dưa hấu
  • Sung
  • Dứa
  • Cam
  • Quýt
Mâm ngũ quả gồm những gì
Mâm ngũ quả bao gồm những gì?

Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Nam

Nếu mâm ngũ quả ở Bắc bộ không bao giờ thiếu đi nải chuối thì ở miền Nam, đây lại là yếu tố kiêng kỵ. Do cách phát âm “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên đây là loại quả gần như không xuất hiện trong các mâm ngũ quả tại gia đình Nam Bộ. Ngoài ra, xuất phát từ câu nói “quýt làm cam chịu” nên những trái cam cũng ít được dùng như ở khu vực miền Bắc.

Vậy ở Nam Bộ, mâm ngũ quả gồm những gì? Thông thường, các loại trái cây được lựa chọn là: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung – mang ý nghĩa: “Cầu sung vừa đủ xài”, thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) đại diện cho sự vững vàng.

Ngoài ra, ý nghĩa mâm ngũ quả miền Nam còn đại diện cho tình nghĩa, trinh tiết khi luôn có cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh.

Dù hiểu theo cách nào thì mâm ngũ quả ở Việt Nam cũng là nét văn hóa lâu đời, đại diện cho ý tưởng, triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Người ta vẫn nói mâm ngũ quả là nơi hội tụ “hồn quả”, hương cây mang đậm văn hóa dân tộc và ý nghĩa nguyện cầu hòa, an, đủ mà mỗi người đều mong muốn.

Tuy hình thức có khác nhau giữa các vùng miền, 5 loại ngũ quả ngày Tết đều thể hiện sự thành kính hướng về cội nguồn, là biểu tượng của sum họp và đủ đầy.

Mâm ngũ quả gồm những gì
Ngũ quả là những quả gì theo văn hóa phương Nam?

Mâm ngũ quả gồm những gì theo văn hóa từng vùng

Cụ thể thì mâm ngũ quả gồm những gì? Làm sao để bày biện mâm ngũ quả vừa đầy đủ ỹ nghĩa tài lộc an khang, vừa đảm bảo thẩm mỹ? Mời các bạn tham khảo phần gợi ý cách trung mâm ngũ quả Tết được Cẩm nang điện máy gợi ý sau đây:

Ở miền Bắc mâm ngũ quả gồm những gì?

Với ý nghĩa theo ngũ hành (kim – mộc – thủy – hỏa – thổ), việc lựa chọn mâm ngũ quả gồm những gì rất trọng màu sắc cũng như cách sắp xếp sao cho đẹp, hài hòa.

Trong đó, một mâm ngũ quả hoàn chỉnh phải có một nải chuối xanh làm bệ (ở dưới cùng). Ở giữa đặt một trái bưởi to, tròn, có cuống bưởi tươi và lá non là tốt nhất. Ngoài hai loại quả chính gần như không thể thay thế trong mâm ngũ quả ở miền Bắc, người ta sẽ điểm xuyết thêm một số loại quả như quất, cam, hồng, táo, lên, xoài,…

Lựa chọn màu sắc các quả theo ngũ hành:

  • Kim – loại quả màu trắng (roi, đào,…)
  • Mộc – loại quả màu xanh lá (chuối, dưa hấu, xoài xanh, nho xanh,…)
  • Thủy – loại quả màu đen (mận, hồng xiêm,…)
  • Hỏa – loại quả màu đỏ (táo, ớt, thanh long,…)
  • Thổ – loại quả màu vàng (phật thủ, bưởi, lên, cam, xoài chín…)
Mâm ngũ quả gồm những gì
Ngũ quả có những gì?

Ở miền Trung mâm ngũ quả gồm những gì?

Ở đây không quá khắt khe khi chọn loại trái cây để dựng mâm ngũ quả ngày Tết nhưng vẫn phải đảm bảo sự hài hòa, đẹp mắt sau khi hoàn thiện. Ngoài ra, các trái cây được chọn cũng phải là loại tươi mới, sạch sẽ.

Mâm ngũ quả của người miền Trung thường là những trái cây có hình dáng to, nặng xếp ở dưới, các loại quả nhỏ được bày ở trên để đạt độ cân đối và vừa mắt.

Ở miền Nam mâm ngũ quả gồm những gì?

Việc sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết ở Nam Bộ rất được chú trọng, yêu cầu chỉn chu từ cách chọn mỗi loại quả, màu sắc, kích thước đến cách bài trí.

Như đã đề cập ở trên, người miền Nam thường chọn các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ý nghĩa cầu sung túc vừa đủ xài. Ngoài ra, một cặp dưa hấu đặt đối xứng hai bên của mâm quả cũng không thể thiếu trên mâm thờ ngày Tết.

Khá chú trọng về hình thức nên ngoài những loại trái cây bình thường, các gia đình Nam Bộ còn “làm đẹp” cho mâm quả ngày Tết bằng những trái dưa hấu được trạm trổ trên vỏ hoặc dán chữ đỏ, hay những trái cam có khuôn hình thỏi vàng,…

Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả gồm những gì
Lưu ý khi dựng mâm ngũ quả ngày Tết

– Hoa quả thắp hương ngày Tết phải được làm sạch, lưu ý khi rửa xong với nước phải để cho khô ráo, thấm ướt để tránh nước đọng lại sẽ làm quả nhanh thối rữa.

– Tùy vào văn hóa mỗi vùng, khu vực mà việc lựa chọn ngũ quả ngày tết gồm những gì cũng khác theo. Chẳng hạn ở Nam Bộ, chuối và cam là những thứ kiêng kỵ thì Bắc hay một số vùng Trung Bộ lại ưa chuộng những trái cây này.

– Không chỉ việc lựa chọn, sắp xếp các loại quả phải phù hợp mà tổng thể mâm ngũ quả phải cân đối với nơi đặt, để chúng. Thông thường, bàn thờ gia tiên ngày Tết không chỉ có mâm ngũ quả mà còn rất nhiều loại bánh trái, rượu, bánh chưng… để thắp hương. Vì vậy, kích cỡ mâm quả nên cân xứng, vừa phải, không quá cồng kềnh chiếm chỗ cũng không quá nhỏ.

– Mâm ngũ quả luôn đặt ở vị trí trung tâm, chính giữa sao cho cân xứng và nổi bật.

Những sai lầm nhiều người mắc phải khi bày mâm ngũ quả

Trang trí hoa trên mâm ngũ quả

Ngày nay, với điều kiện khá giả thì các mâm quả trên bàn thờ ngày Tết ngày càng thịnh soạn ở nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng mâm ngũ quả chỉ để bày quả chứ không bày bất kỳ loại hoa hay thực phẩm nào khác bên trên nó. Đây là một lỗi sai rất hay gặp khi chị / em dựng mâm ngũ quả để thờ cúng gia tiên.

Mâm ngũ quả gồm những gì
Không nên bày hoa, thực phẩm phía trên mâm ngũ quả

Bày quả đã chín quá / nặng mùi

Mâm ngũ quả thường được hoàn thiện từ trước đêm 30 để làm cúng tất nhiên và đón năm mới. Vì thế các gia đình thường soạn mâm ngũ quả từ 29 – 30 âm lịch. Vì phải để ngoài trong thời gian dài nên ta cần tránh mua những loại quả đã chín quá, chúng sẽ nhanh héo – ủng.

Riêng với chuối nhất định phải là chuối xanh vì chúng vừa đảm bảo màu sắc tươi sáng, đúng ý nghĩa màu sắc theo hành Mộc và đảm bảo độ cứng cáp để nâng đỡ những loại quả đặt bên trên.

Bày quả giả

Vì lo sợ các loại quả tươi chóng hỏng nên nhiều gia đình chọn mua các mâm ngũ quả giả để bày biện trên bàn thờ. Mặc dù không nằm trong các điều cấm kỵ nhưng việc dùng hoa quả giả thắp hương sẽ làm mất đi sự thành kính với thần linh, vừa không có lợi cho phong thủy. Thế nên tốt nhất hãy chọn những mâm ngũ quả tươi, có thể đơn giản cũng được nhưng sẽ mang ý nghĩa tốt lành.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: Mâm ngũ quả gồm những gì? Cách bày mâm ngũ quả đúng & đẹp mắt. Mong rằng đây sẽ là một cẩm nang kiến thức hữu ích để các gia đình chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền thêm đủ đầy, trọn vẹn. Đừng quên ghé thăm Cẩm nang điện máy để cập nhật nhiều những mẹo vặt – kỹ năng – kinh nghiệm cuộc sống hữu ích khác!

Có thể bạn quan tâm:
Những lời chúc Tết sếp hay, ấn tượng nhất năm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *