Mô là gì? Phân loại và chức năng các loại mô chi tiết

Mô là một bộ phận quan trọng mà chúng ta đã từng được học trong môn Sinh học khi còn học phổ thông. Vậy mô là gì? Hãy cùng camnangdienmay.net ôn lại kiến thức về mô, biết được cách phân loại, chức năng và so sánh các mô ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mô là gì?

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo tương tự nhau và mỗi tế bào này thường đảm nhiệm chức năng nhất định.  

Mô là tất cả các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau trong cơ thể 
Mô là tất cả các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau trong cơ thể

Cơ thể con người là hệ thống nhất, toàn vẹn và chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất chính là cơ thể, sau đó đến các hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và cuối cùng là phân tử. 

Phân loại và chức năng của từng loại mô

Trong cơ thể, mô được chia thành 4 loại chính đó là mô biểu bì, mô thần kinh, mô liên kết và mô cơ.

Mô biểu bì

Mô biểu bì bao gồm các tế bào được sắp xếp chặt chẽ để bao bọc cơ thể như là da hoặc lót các cơ quan rỗng như đường tiêu hóa, bàng quang hay tử cung,…với chức năng bảo vệ và hấp thụ, bài tiết chất thải. Mô sẽ tiết ra các chất cần thiết cho cơ thể hoặc lấy đi những chất gây hại cơ thể, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.

Hình ảnh mô biểu bì ở dạ dày
Hình ảnh mô biểu bì ở dạ dày

Mô biểu bì được chia làm 2 loại chính là biểu bì bao phủ và biểu bì tuyến.

– Biểu bì bao phủ: có vị trí phủ bên ngoài da lót trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng dái, khí quản, thực quản, khoang miệng. Cấu tạo của chúng thường có một lớp hay nhiều lớp tế bào hình dáng giống hoặc khác nhau. 

– Biểu bì tuyến nằm ở trong cá tuyến của cơ thể, có chức năng tiết ra các chất cần thiết nuôi cơ thể và bài xuất những chất không cần thiết như mồ hôi.

Mô cơ

Là loại mô đặc biệt, có chức năng tạo chuyển động và có khả năng co duỗi. Điểm chung của các mô cơ là đều dai. Mô cơ chia làm 3 loại đó là mô cơ trơn, mô cơ vân và mô cơ tim.

Mô cơ được chia thành 3 loại mà mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim
Mô cơ được chia thành 3 loại mà mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim

– Mô cơ trơn: cấu tạo thành mạch máu, các cơ quan nội tạng như ruột, mạch máu, dạ dày, bóng đái,… và các kiểu vận động không tự chủ trong cơ thể. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu hơi nhọn và có 1 nhân.

– Mô cơ vân hay còn gọi là cơ xương, do hệ thần kinh kích thích các sợi cơ có khả năng co lại và nở ra, từ đó cho phép cơ thể di chuyển được.

– Mô cơ tim: phân bố ở tim và có cấu tạo tương tự như cơ vân. Điểm khác biệt cơ vân là có cơ chế tham gia vào cấu tạo tim và hoạt động co bóp.

Mô liên kết

Giống như tên gọi của nó, mô liên kết có ở tất cả các loại mô trong cơ thể để liên kết chúng lại với nhau. Dựa theo từng vị trí mà người ta phân mô liên kết thành hai loại là mô liên kết dinh dưỡng và mô liên kết cơ học.

Hình ảnh mô liên kết
Hình ảnh mô liên kết

– Mô liên kết dinh dưỡng thường nằm ở giữa bạch huyết và mạch máu, có tác dụng chính liên kết các mô tại đây với nhau.

– Mô liên kết cơ học nằm giữa xương và sụn

Mô liên kết có cấu tạo dạng sợi với chức năng chính là cơ học và dinh dưỡng. Nó tạo ra bộ khung cho cơ thể, đồng thời có chức năng đệm và neo giữ các cơ quan.

Mô thần kinh

Bao gồm các tế bào thần kinh và tế bào đệm. Mô thần kinh có chức năng chính là tiếp nhận các kích thích thần kinh đến từ môi trường, giúp xử lý các thông tin nhận được và từ đó đảm bảo sự hoạt động chính xác của các bộ phận khác nữa. 

Hình ảnh mô thần kinh
Hình ảnh mô thần kinh

Mô thần kinh thường nằm trong não bộ con người, trong tủy sống và ở một số nơi khác có chứa nhiều dây thần kinh. 

Mô xốp là một loại nhỏ trong mô thần kinh. Sở dĩ nó có tên gọi như thế là do khi máu tràn vào nó sẽ nở ra to hơn. 

Trên đây, camnangdienmay.net đã cùng các bạn tìm hiểu về mô, phân loại và chức năng của mô. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã nắm rõ kiến thức về mô từ đó vận dụng vào trong học tập, nghiên cứu một cách hiệu quả nhất.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *