Koc là gì? Lựa chọn book Kol hay Koc để marketing sản phẩm

Với những bạn đang nghiên cứu và tìm hiểu về ngành marketing – Truyền thông thì chắc chắn đã từng nghe qua thuật ngữ chuyên ngành KOC. Vậy KOC là gì? Sự khác biệt giữa KOC và KOLs là gì? Nên lựa chọn booking KOC hay KOLs để marketing cho sản phẩm? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Giải thích KOC là gì?

KOC meaning là gì? KOC là thuật ngữ viết tắt từ cụm Key Opinion Consumer. Tương tự như KOLs thì KOC dùng để chỉ những người có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Công việc chính của các KOC đó là nhận sản phẩm từ bên booking, sau đó trực tiếp trải nghiệm và đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách chân thực và khách quan nhất. Tiếp đến, họ sẽ sản xuất video và đăng tải bài viết để chia sẻ thông tin đến nhóm công chúng đang follow họ.

KOC Việt Nam là gì?
KOC Việt Nam là gì?

Mặc dù số lượng followers của KOC nhỏ hơn nhiều so với của KOLs nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng đưa sản phẩm tới gần hơn với khách hàng. Ngày nay, KOC được đánh giá là có tiềm năng tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng hơn KOL.

Sự khác biệt giữa KOC và KOL là gì?

KOC và KOLs có sự khác biệt ở điểm nào? Để nhận biết được các KOC và KOLs thì bạn cần phải dựa vào những tiêu chí sau đây:

Mức độ phổ biến

Có thể bạn chưa biết, KOLs chính là từ dùng để chỉ những người có tầm ảnh hưởng, sở hữu số lượng người theo dõi khủng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… Họ mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Thường thì, các nhãn hàng sẽ bỏ ra một số tiền lớn để liên hệ với các KOLs để họ review sản phẩm cho nhãn hàng.

 

Khác với KOLs, các KOC là những người nhận sản phẩm hoặc tự bỏ tiền túi ra mua sản phẩm và trực tiếp trải nghiệm. Sau đó, KOC review khách quan về ưu và nhược điểm của sản phẩm, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho các followers của họ.

Ngoài ra, các KOC còn được “ăn hoa hồng” dựa vào việc dẫn link Affiliate (liên kết trực tiếp) hoặc nhận hoa hồng booking của các nhãn hàng. Tuy nhiên, so với KOLs thì KOC tiếp cận khách hàng một cách mạnh mẽ và có độ uy tín cao hơn.

Quy mô khán giả

KOLs có số lượng người theo dõi chủ yếu dựa trên các nền tảng sáng tạo nội dung số như facebook, Tiktok, Instagram,.. Số lượng người theo dõi của các KOLs có thể dao động từ vài chục nghìn người cho đến hàng triệu người. 

 

Các KOLs có tầm ảnh hưởng càng lớn thì giá booking càng cao. Vì vậy, các nhãn hàng sẽ dựa vào chiến dịch cụ thể để lựa chọn các KOLs với giá phù hợp đem lại hiệu quả tốt cho chiến dịch.

 

So với KOL thì KOC có số lượng Followers thấp hơn cả. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng của khách hàng đối với KOC cao hơn so với KOL. Họ cũng đứng trên cương vị là người tiêu dùng để đưa ra những đánh giá khách quan về sản phẩm.

 

Chính vì lẽ đó, KOC Việt Nam sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của các KOC dựa vào độ uy tín và sự tin tưởng của khách hàng. Nhất là trên nền tảng mạng xã hội Tiktok thì số lượng Followers không thể quyết định đến mức độ tiếp cận video.

Tính chuyên môn

KOLs thường là những người có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực nhất định và có tầm ảnh hưởng lớn. Nhờ vào độ uy tín và các kiến thức vốn có mà các KOLs sẽ được nhãn hàng booking quảng cáo sản phẩm cho họ.

Khác với KOLs thì KOC lại không yêu cầu phải quá am hiểu về sản phẩm. Họ chỉ đứng trên lập trường của người mua hàng và trải nghiệm thực tế về sản phẩm để đưa ra những đánh giá khách quan, mang tính cá nhân.

KOC, KOL khác nhau như thế nào?
KOC, KOL khác nhau như thế nào?

Đánh giá chất lượng KOC dựa vào những tiêu chí nào?

Để lựa chọn được các KOL chất lượng giúp chiến dịch marketing hiệu quả hơn thì các nhãn hàng sẽ đánh giá họ vào những tiêu chí cụ thể như sau:

  • Relevant: đây là chỉ số dùng để đo lượng độ viral, mức độ của người ảnh hưởng trong từng lĩnh vực khác nhau. Các influencer có chuyên môn và thường xuyên hoạt động trong lĩnh vực cụ thể sẽ có Relevance Score cao (thường trên 60%).
  • Performance: là chỉ số đo lượng hiệu quả dựa vào nội dung mà các KOL đã share. Nếu như người có tầm ảnh hưởng sáng tạo nội dung hay sẽ thu hút được nhiều khách hàng quan tâm, sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà nhãn hàng cung cấp.
  • Growth: Các thương hiệu cần phải biết phát triển, sáng tạo nhiều nội dung mới, tiếp nhận với các xu hướng mới nhất trên thị trường để lên plan tìm kiếm influencer Marketing phù hợp nhất. Sau đó, họ sẽ booking KOL phù hợp với chiến dịch quảng bá sản phẩm, nhằm thu hút nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn, nâng cao hiệu quả chiến dịch.
Đánh giá KOC dựa vào những tiêu chí nào?
Đánh giá KOC dựa vào những tiêu chí nào?

Có phải KOC đang dần thay thế cho KOLs

Khách hàng là những người mua hàng thông minh. Họ đều có sự cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên mua sản phẩm hay không. Họ thường có xu hướng xem xét những phản hồi của các khách hàng trước. Chính vì thế, sự xuất hiện các KOC dần chiếm ưu thế hơn các KOLs.

Có phải KOC đang dần thay thế KOLs
Có phải KOC đang dần thay thế KOLs

Giúp các nhãn hàng tiết kiệm chi phí hiệu quả

Một trong những lý do lớn nhất mà các nhãn hàng có xu hướng book KOC nhiều hơn so với KOLs là bởi chi phí thấp hơn. Hầu như các KOC hiện nay đều có xu hướng chủ động bỏ tiền mua và trải nghiệm sản phẩm. Sau đó, họ mới nhận hoa hồng dựa vào số lượng đơn hàng phát sinh.

 

Ngoài ra, các nhãn hàng có thể tự chủ động gửi sản phẩm đến các KOC, nhờ họ trải nghiệm và đưa ra review chân thực. Có thể thấy, doanh thu mà các doanh nghiệp booking KOC sau mỗi chiến dịch khá cao.

Tăng doanh thu nhanh chóng

Nếu như việc booking KOLs phải bỏ ra một khoản chi phí vô cùng lớn thì các hãng hàng hoàn toàn có thể lựa chọn gửi sản phẩm đến KOC. KOC lên bài viết, video chia sẻ cảm nhận thực tế của họ sau khi sử dụng sản phẩm.

Những đánh giá nào mà dựa trên trải nghiệm thực tế sẽ gây chú ý với nhiều đối tượng khách hàng hơn, từ đó kích thích nhu cầu mua hàng. Doanh nghiệp cũng nhờ vậy mà kiếm được doanh thu cao.

Tạo dựng lòng tin với nhiều đối tượng khách hàng

Như đã nói, những bài review xuất phát từ trải nghiệm thực tế sẽ chân thực và khách quan hơn. Nhờ vậy, số lượng khách hàng quan tâm và mua sản phẩm mà các KOC review gia tăng nhanh chóng.

Ngoài ra, đối với những sản phẩm nào mà nhận được những đánh giá tốt từ các KOC thì khách hàng sẽ có thiện cảm với nhãn hàng hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ không ngừng nâng cao lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm.

Những lý do nên làm marketing cho sản phẩm với Koc

Book KOC để quảng bá cho sản phẩm chính là hình thức marketing vô cùng hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí. Tuy chỉ là nhóm đối tượng mới mẻ trên thị trường nhưng vì đứng trên cương vị người tiêu dùng để trải nghiệm đánh giá sản phẩm nên nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ khách hàng, đôi bên cùng có lợi.

Những lý do mà doanh nghiệp nên làm marketing sản phẩm với KOC như sau:

  • Sản phẩm trước khi ra mắt: Với những hiểu biết vốn có của mình về sản phẩm, các KOC sẽ thu thập các phản hồi, đánh giá từ khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào những đánh giá khách quan đó để đưa ra những cuộc trải nghiệm sản phẩm với chi phí thấp nhưng hiệu quả lại vô cùng cao.
  • Sau khi ra mắt: Các KOC sẽ nghiên cứu và đề xuất phương hướng để tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu. Nhờ đó giúp nhãn hàng tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm: Các KOC sẽ liên tục giới thiệu mạnh mẽ sản phẩm đến người tiêu dùng.

Rất nhiều KOC hiện nay tự mua hàng trên nền tảng Shopee, lazada,… để trải nghiệm. Một số KOC nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay như Call Me Duy, Nguyễn Bùi Nam Phương, Ông giáo Review,…

 

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho quý bạn đọc tất tần tật thắc mắc xoay quanh KOC nghĩa là gì. Để biết thêm nhiều kiến thức mới mẻ và hot trend nhất thì bạn hãy truy cập vào camnangdienmay.net tham khảo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *