Kiểm tra doping cầu thủ là gì? Án phạt sẽ khiến bạn bất ngờ

Doping luôn được coi là cấm kỵ trong thể thao và bóng đá cũng không ngoại lệ. Vậy doping là gì? Kiểm tra doping cầu thủ là gì? Hãy cùng camnangdienmay.net theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về doping và biết được án phạt dành cho cầu thủ sử dụng doping nhé!

Doping là gì? 

Doping tên tiếng Anh là thuật ngữ chỉ chung cho các loại chất kích thích. Các chất này giúp kích thích hệ thần kinh của con người, từ đó làm cho con người trở nên hưng phấn hơn, cải thiện tinh thần và thể trạng của họ. 

Trong thể thao, doping nói đến những loại chất cấm giúp nâng cao thể lực trong lúc thi đấu. Đối với bóng đá thì việc tiêu thụ doping giúp cầu thủ tăng sức chịu đựng hoặc có thể tăng sức mạnh. 

Doping là sử dụng những chất kích thích giúp nâng cao thể lực trong thể thao
Doping là sử dụng những chất kích thích giúp nâng cao thể lực trong thể thao

Nếu một cầu thủ được sử dụng doping sẽ có lợi thế rất nhiều trong hiệp phụ hoặc cũng có lợi thế trong việc tăng tốc chạy nước rút. Nhất là đối với các trận đấu quan trọng. 

Tác hại của Doping

Sử dụng doping chỉ giúp vận động viên tăng cường được sức lực, tinh thần trong khoảng thời gian thi đấu, nhưng lại để lại nhiều hậu quả sau đó. Nó có thể làm giảm thiểu sức khỏe, mang đến tổn hại về tinh thần và lý trí của vận động viên. 

Cụ thể, một số tác hại mà doping mang đến như sau:

– Gây nghiện: nếu sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian dài, chắc chắn nó sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Khi cơ thể không có thuốc sẽ không thể chịu đựng được cường độ thi đấu, tập luyện và trở nên suy nhược,..

– Ảnh hưởng đến thần kinh: người sử dụng doping trở nên mệt mỏi, mất ngủ hay giấc ngủ bị xáo trộn, có thể dẫn đến trầm cảm, gây nên tổn thương não, xuất hiện chứng hoang tưởng,… 

– Tăng khả năng bị đột quỵ, nguy cơ mắc các bệnh về gan, tim, thận,… 

– Đối với phương pháp doping qua máu có thể bị lây nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan B,… 

Tác hại của doping
Doping mang đến nhiều tác hại nặng nề cho cả thể chất lẫn tinh thần người sử dụng

Nguyên nhân doping bị cấm trong thể thao

Trong thể thao sử dụng doping bị cấm mang lại những ý nghĩa như sau:

– Giúp bảo vệ tinh thần, sức khỏe của các vận động viên. Bởi sử dụng doping gây những tổn hại nặng nề về cả thể chất lẫn tinh thần. Có những tác hại để lại hậu quả suốt đời không cứu vãn được. 

Do đó đây là lý do đầu tiên mà doping bị cấm trong thể thao (bao gồm cả các môn thể thao về trí tuệ lẫn các môn thể thao về thể chất cả trong thi đấu và tập luyện). 

– Đảm bảo sự công bằng trong thi đấu. Doping là chất kích thích tăng khả năng chịu đựng, khả năng làm việc của các nhóm cơ mà không phải do năng lực thực tế nhờ quá trình tập luyện nâng cao trình độ. Vì thế sử dụng doping là cạnh tranh không lành mạnh, mang tính chất gian lận không công bằng buộc bị cấm. 

– Nâng cao tính chuyên nghiệp, duy trì nguyên tắc cơ bản của việc huấn luyện khoa học. Việc sử dụng các chất kích thích đã phá hoại các nguyên tắc cơ bản của huấn luyện thể thao. 

Vì sao doping bị cấm
Doping bị cấm trong thể thao nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, duy trì nguyên tắc cơ bản huấn luyện, rèn luyện thể thao lành mạnh

Suy cho cùng thể thao chính là nâng cao sức khỏe con người, mang lại nhiều ý nghĩa về cả giáo dục, văn hóa, thể lực,…Việc duy trì rèn luyện thể thao một cách khoa học, chuyên nghiệp là nền tảng cho nền thể thao phát triển lành mạnh. 

Sử dụng doping đã làm xóa bỏ nỗ lực của những người tập luyện chuyên nghiệp, trong sạch và cầu tiến.   

Kiểm tra doping cầu thủ là gì? 

Để đảm bảo được tính công bằng, lành mạnh trong thể thao, đặc biệt là trong bóng đá, các đơn vị quản lý cũng đã thực hiện những biện pháp nhằm kiểm soát, xử lý kịp thời trường hợp cầu thủ theo trình tự nhất định. 

Kiểm tra doping cầu thủ là tổ chức kiểm tra quốc tế, tổ chức phòng chống doping của quốc gia hay liên đoàn bóng đá quốc. Cần kiểm tra cầu thủ có sử dụng doping trong và ngoài thi đấu hay không.

Việc kiểm tra này có thể diễn ra đột xuất cũng có thể là đã có kế hoạch trước sự kiện vụ thể. Tại Việt Nam, tổ chức kiểm tra doping sẽ thường bao gồm: tổ chức kiểm tra quốc tế tại Việt Nam, Y học thể thao thuộc Tổng cục thể dục thể thao và Trung tâm doping thuộc Tổng cục thể dục thể thao, liên đoàn bóng đá quốc gia. 

Kiểm tra doping ở cầu thủ có thể diễn ra đột xuất hoặc có kế hoạch trước
Kiểm tra doping ở cầu thủ có thể diễn ra đột xuất hoặc có kế hoạch trước

Việc kiểm tra doping sẽ thông qua hai hình thức:

– Kiểm tra trong quá trình diễn ra các giải thi đấu: hình thức này được thực hiện từ 23h59p trước ngày mà cầu thủ thi đấu cho đến khi kết thúc giải đấu. 

– Kiểm tra ngoài thi đấu: kiểm tra bất ngờ các cầu thủ trong bất kỳ quá trình nào bên ngoài thi đấu. Thông thường mỗi cầu thủ đều phải đăng ký, khai bảo bản khai báo lịch trình tập luyện, nơi tập luyện với cơ quan quản lý.

Căn cứ vào những thông tin đó mà tổ chức kiểm tra doping sẽ thực hiện kiểm tra một cách bất ngờ dựa theo lịch trình của cầu thủ. 

Cách kiểm tra doping

Theo thông tin chính thức được lấy từ trang chủ Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam thì kiểm tra đối với mỗi vận động viên, cầu thủ là bắt buộc. Việc kiểm tra này thực hiện thông qua mẫu máu hoặc thông qua mẫu nước tiểu. Cụ thể quy trình thực hiện theo 3 bước như sau:

Bước 1:  Lựa chọn vận động viên tiến hành kiểm tra

Cách lựa chọn vận động viên kiểm tra doping trong thi đấu có thể dựa trên nguyên tắc bốc thăm (từ người đầu tiên cho tới người thứ 8 có thành tích tốt nhất) hoặc chọn ngẫu nhiên một vận động viên trong số các vận động viên (đối với môn thể thao tập thể như bóng đá). 

– Đối với những vận động viên xác lập kỷ lục trong khi thi đấu, trong các giải đấu đều phải kiểm tra doping, hoặc các vận động viên nổi tiếng cũng đều có thể phải tiếp nhận kiểm tra doping bất ngờ. 

– Đối với ngoài thi đấu: các vận động viên được lựa chọn ngẫu nhiên. 

Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra

Lấy mẫu doping đòi hỏi cần sự tỉ mỉ, cẩn thận
Lấy mẫu doping đòi hỏi cần sự tỉ mỉ, cẩn thận

Đây là quy trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, nghiêm khắc và cần đảm bảo chúng làm đúng thao tác để có mẫu chuẩn nhất. Các bước cơ bản để lấy mẫu kiểm tra như sau:

– Nhân viên đưa giấy báo cho vận động viên đi kiểm tra.

– Vận động viên ký tên trên giấy và mang theo giấy thông báo tới trung tâm kiểm tra doping.

– Vận động viên sẽ được đi kèm cùng nhân viên trong suốt quá trình kể từ khi tiếp nhận thông báo cho đến khi lấy xong mẫu. 

– Việc lấy mẫu cần thực hiện trước mặt đơn vị kiểm tra và chỉ mẫu đủ tiêu chuẩn mới được tiếp nhận. Nếu không vận động viên cần tiếp tục cung cấp mẫu khác. 

Bước 3: Phân tích kết quả

Thông qua máy móc, cán bộ chuyên môn sẽ phân tích và đọc kết quả cụ thể của vận động viên.

Nếu như phát hiện có doping sẽ bị xử lý theo quy định. 

Án phạt khi vận động viên sử dụng doping

Án phạt vận động viên sử dụng doping có thể là truất quyền thi đấu, cấm thi đấu, phạt hành chính, hủy bỏ thành tích. Ngoài ra cũng còn một số các hình thức khác nữa theo quy định. 

Việc xử lý vi phạm dùng doping của vận động viên sẽ phụ thuộc vào vô tình hay cố ý vi phạm, loại doping mà cầu thủ sử dụng. mức độ/nồng độ doping trong cơ thể, Có nhiều vận động viên vi phạm nặng còn bị cấm thi đấu suốt đời. 

Trên đây là những thông tin về doping, kiểm tra doping cầu thủ và án phạt dành cho vận động viên sử dụng doping. Mong rằng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ thuật ngữ này trong thể thao. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *