Tết cổ truyền là một sự kiện lớn trong năm, được toàn thể người dân Việt Nam mong đợi. Tết cổ truyền là gì có lẽ là câu hỏi rất dễ dàng để trả lời đối với mỗi người. Tuy nhiên, bạn có hiểu hết ý nghĩa của ngày Tết nguyên đán? Nguồn gốc của “Tết ta” bắt đầu khi nào và những phong tục đặc trưng ngày Tết là gì? Mời bạn cùng Cẩm nang điện máy tìm hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền Việt Nam qua các nội dung sau đây!
Contents
Tết cổ truyền là gì? Ý nghĩa Tết cổ truyền
Tết cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, một trong những sự kiện lớn trong năm được toàn thể người dân cả nước chào đón. Vậy Tết cổ truyền là gì và bắt nguồn từ khi nào?
Tết cổ truyền là gì?
Theo phiên âm Hán Việt, Tết nguyên đán được hiểu như sau:
- “Tết” cách đọc âm Hán Việt của chữ “Tiết”
- “Nguyên” được hiểu theo nghĩa là sự khởi đầu / sơ khai
- “Đán” là buổi sáng sớm
Vì thế, Tết nguyên đán có nghĩa đơn giản là thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Tết cổ truyền là dịp lễ đầu năm mới tính theo âm lịch của các dân tộc thuộc vùng văn hóa Đông Á, gồm các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Theo một vài biến động lịch sử, ở Nhật Bản người ta đã bỏ Tết nguyên đán nhưng phong tục này vẫn được gìn giữ bởi một bộ phận người dân bản địa.
Tại Việt Nam, từng xảy ra nhiều tranh cãi về việc có nên bỏ tết cổ truyền hay không. Có nhiều luồng ý kiến trái chiều nảy sinh nhưng nhìn chung, hầu hết người dân Việt vẫn mong muốn gìn giữ phong tục đón Tết cổ truyền như một nét văn hóa đặc trưng.
Tết cổ truyền Việt Nam bắt nguồn từ đâu?
Tết cổ truyền là gì, đến từ đâu và có từ khi nào? Đón Tết cổ truyền là một tục lệ từ rất lâu đời, nguồn gốc của ngày lễ này đến nay vẫn có nhiều tranh cãi. Phần lời các ý kiến cho rằng ngày Tết âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam từ giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
Tuy nhiên, theo sự tích “bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là có trước khi 1000 năm Bắc thuộc diễn ra.
Ngay cả trong những ghi chép của Khổng Tử viết trong kinh lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Như vậy, có thể nói Tết cổ truyền có nguồn gốc từ Việt Nam.
Nói chung, văn hóa đón Tết của người Việt Nam và Trung quốc có những ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn mang những đặc trưng riêng biệt đại diện cho văn hóa của mỗi quốc gia.
Ý nghĩa Tết cổ truyền dân tộc
Ý nghĩa về thời gian
Ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Việt Nam không đơn thuần là đánh dấu thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tâm linh. Theo quan niệm phương Đông, đầu năm mới là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa, con người trở nên gần gũi với thần linh hơn bao giờ hết.
Ý nghĩa tâm linh của ngày tết cổ truyền là gì?
Khi xưa, ngày Tết thường là để bày tỏ lòng thành kính và tạ ơn các vị thần: thần đất, thần nước, thần mặt trời, thần mưa, thần sấm,… Những nghi thức cúng bái được thực hiện trang nghiêm nhằm cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nếu bạn sinh ra tại các miền quê, có thể thấy rằng ngày Tết thường rơi vào giai đoạn “gieo lúa” đông xuân. Trước đây, người dân nước ta sống chủ yếu bằng nghề trồng hoa màu, cấy gặt làm công việc chính. Vì thế, Tết nguyên đán như một dịp đón năm mới để cầu mong mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt. Đây là một ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của dân tộc về mặt tâm linh.
Ý nghĩa văn hóa của Tết cổ truyền là gì?
Bên cạnh đó, Tết đến còn là thời gian hàn gắn tình cảm, cơ hội sum vầy của các gia đình. Mỗi dịp đầu xuân năm mới, mọi người đều gác qua những công việc bận rộn để trở về bên mâm cơm gia đình. Các thành viên cùng nhau dọn dẹp, sắm Tết, đón giao thừa, quây quần bên mâm cơm đầu năm. Đây chính là lý do ngày Tết luôn trở nên ấm cúng, được gọi là khoảnh khắc sum vầy và vô cùng thiêng liêng với mỗi con người Việt Nam.
Phong tục truyền thống trong dịp Tết nguyên đán
Tết ta luôn mang nhiều phong vị bản sắc quê hương, không chỉ đại diện cho văn hóa dân tộc mà còn là những tinh hoa văn hóa mỗi vùng miền. Trong đó, những phong tục truyền thống nổi bật trong ngày Tết cổ truyền là gì?
Sau đây là 15 phong tục truyền thống đặc trưng cho văn hóa đón Tết cổ truyền Việt Nam:
Cúng ông Công – ông Táo
Thời gian rơi vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây được cho là thời gian ông Công, ông Táo lên trời để báo cáo các việc trong nhà của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Vào thời gian này, các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp căn bếp sạch sẽ, mua cá về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Gói bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết đến xuân về. Có câu “Thấy bánh chưng là thấy Tết” là câu nói thể hiện tục gói bánh chưng được phổ biến ở hầu hết vùng miền vào mỗi dịp tết đến. Vì thế, nếu hỏi món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền là gì thì chắc chắn câu trả lời là: Bánh chưng xanh!
Chơi hoa đào, hoa mai
Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam là các loại cây đại diện cho sự may mắn, phúc lộc, thịnh vượng cho gia đình. Chúng đều nở rộ hương sắc vào đúng dịp đầu năm mới nên được mua về trang trí trong nhà, chào đón năm mới.
Ngoài ra, nhiều người còn quan niệm trưng cây hoa trong nhà vào năm mới để xua đuổi vận xui, quỷ dữ.
Làm mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt bàn thờ cúng gia tiên là phong tục đẹp không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Dâng mâm ngũ quả không chỉ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn chứa đựng ước nguyện của gia chủ.
Tùy theo văn hóa mỗi vùng miền mà cách làm mâm ngũ quả cũng cần có cách lựa chọn, sắp xếp khác nhau, sao cho vừa đẹp mắt, vừa thể hiện đúng các giá trị theo ý nghĩa tâm linh.
Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả đúng & đẹp mắt theo văn hóa từng miền để tham khảo cụ thể!
Lau dọn nhà cửa
Các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ trước thời gian đón giao thừa với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thỏa, xóa bỏ những điều không tốt lành trong năm cũ để đón năm mới nhiều tài lộc và may mắn.
Thăm mộ tổ tiên
Con cháu trong gia đình sẽ cùng đi thăm viếng, dọn dẹp làm sạch cho phần mộ của ông bà tổ tiên, người thân quá cố. Đây là một truyền thống thể hiện đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng kính trọng với cội nguồn của mỗi người.
Cúng tất niên
Trong ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình Việt Nam thường thắp hương mời thần linh, gia tiên. Với ý nghĩa tưởng nhớ, cảm ơn tổ tiên và thần linh đã phù hộ gia đình trong năm cũ nên mâm cỗ tất niên rất quan trọng và sẽ được tiến hành chỉn chu theo văn hóa riêng các vùng miền.
Đón giao thừa
Nếu hỏi rằng thời khắc quan trọng nhất trong trong những ngày Tết cổ truyền là gì, hẳn phải là thời gian “đón giao thừa”. Giao thừa là khoảnh khắc ngắn chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, thời gian mà người dân ta quan niệm là khi đất trời có sự giao hòa nhất.
Lễ cúng giao thừa hay là lễ trừ tịch, được tiến hành vào thời khắc cuối cùng trong năm với ý nghĩa đem bỏ hết những vận xấu trong năm cũ để chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới.
Hái lộc đầu xuân
Hái lộc đầu xuân / đầu năm là nét đẹp truyền thống trong ngày đầu năm mới của người Việt. “Hái lộc” là việc bẻ cành cây (cành lộc) sau đó mang về nhà để cầu mong mang những may mắn và phước lộc đến cho gia đình.
Những loại cây được chọn để đi hái lộc đầu năm thường là các giống cây quanh năm tươi tốt, tượng trưng cho lộc trời, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà.
Xông đất
Theo quan niệm xưa, vị khách đầu tiên bước vào nhà gia chủ tính từ thời điểm giao thừa cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất của ngôi nhà.
Xông đất / đạp đất là phong tục truyền thống của người Việt ta trong dịp Tết nguyên đán để cầu mong những điều may mắn, thuận lợi sẽ đến với các thành viên gia đình.
Dựng cây nêu ngày Tết
Dựng cây nêu ngày Tết là phong tục Tết cổ truyền tại nhiều địa phương. “Cây nêu” thực chất là một cành tre cao chừng 5 – 6 mét với một số vật dụng trang trí màu đỏ hoặc vàng được treo trên ngọn. Dựng nêu mang ý nghĩa đón mừng năm mới và xua đuổi ma quỷ, những điều không may.
Chúc Tết và mừng tuổi
Giới thiệu về ngày tết cổ truyền Việt Nam không thể bỏ qua những lời chúc và phong tục mừng tuổi năm mới. Cụ thể, vào sáng mùng 1 Tết, con cháu sẽ tới chúc Tết ông bà, cha mẹ và được bề trên “mừng tuổi lấy lộc”. Phong tục này mang ý nghĩa chúc phúc chúc bình an, trao lộc để con cháu chóng lớn, khỏe mạnh, giỏi giang.
Việc mừng tuổi không quan trọng ở số tiền mà quan trọng ở ý nghĩa của hành động đó.
Xuất hành
Vào ngày đầu năm, các gia chủ thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành với hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.
Đi lễ chùa đầu năm
Lễ chùa đầu năm là nét văn hóa tâm linh đẹp trong nếp sống của người Việt. Lễ chùa để cầu năm mới bình an, thuận lợi cũng như thể hiện lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên.
Trên đây là toàn bộ bài viết giải thích Tết cổ truyền là gì? Mời bạn ghé thăm trang chủ của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức & mẹo hay cuộc sống khác nhé! Nhân dịp năm mới sắp đến, Cẩm nang điện máy kính chúc quý khách mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng!