Nkosi Johnson là cậu bé đến từ Nam Phi. Cậu được xem là “ Chiến binh quả cảm” chống lại sự kỳ thị về căn bệnh HIV/AIDS. Đối với cộng đồng người mắc HIV/AIDS cậu chính là biểu tượng quả cảm nhất về việc đấu tranh bằng sự kỳ thị. Để hiểu hơn về nhân vật đặc biệt này, camnangdienmay.net sẽ mang đến những thông tin chi tiết về nhân vật này.
Contents
Tiểu sử về cuộc đời của Nkosi Johnson
Nkosi Johnson là cậu bé truyền cảm hứng lớn nhất tại Nam Phi (South Africa). Cậu có tên khai sinh đầy đủ là Xolani Nkosi sinh ngày 4/2/1989 tại một ngôi làng gần thị trấn Dannhauser.
Cậu bé không may mắn như những đứa trẻ khác. Ngay từ khi sinh ra cậu không biết mặt người cha của mình, đau đớn hơn người mẹ của Nkosi Johnson bà Nonthlanthla Daphne Nkos dương tính với HIV. Căn bệnh thế kỷ đó không may lại di truyền cho Nkosi ngay từ trong bụng mẹ. Cậu là 1 trong 7000 trẻ em nhiễm HIV tại Nam Phi.
Cuộc đời của Nkosi
Nkosi được ví như một chiến binh quả cảm, cậu đã sống sót sau ngày sinh nhật thứ 2 của mình. Đây là điều đặc biệt ở cậu bé Nkosi Johnson này, bởi đa số những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này đều không có khả năng miễn dịch. Đặc biệt là những đứa trẻ mắc phải căn bệnh thế kỷ này.
Giai đoạn khi căn bệnh AIDS bắt đầu hủy hoại mẹ cậu thì cả 2 mẹ con đã được đưa vào trung tâm chăm sóc bệnh tật AIDS ở Johannesburg. Khi nhìn thấy cậu bé và người mẹ ốm yêu, Gail Johnson – Giám đốc trung tâm đã cảm thấy thương cảm cho cậu bé này. Sau đó, ông nhận nuôi cậu bé và từ đó cái tên Nkosi Johnson được ra đời từ đó.
Khi được hỏi lý do tại sao ông lại nhận nuôi một cậu bé mắc bệnh HIV/AIDS trong khi toàn xã hội đều muốn tẩy chay, kỳ thị họ? Không ngần ngại ông nói rằng khi nhìn thấy hai mẹ con, ông có niềm thương cảm đặc biệt dành cho họ.
Đặc biệt hơn, gia đình của Gail cũng có người chết vì căn bệnh này. Chính vì điều đó ông đã nhận nuôi Xolani Nkosi.
Năm 1997, bà Nonthlanthla Daphne Nkosi qua đời khi cậu lên 7 tuổi. Đây là khoảng thời gian cậu đến tuổi đi học. Tuy nhiên tại trường học của cậu, cậu không được chào đón, bị chế giễu thậm chí họ không chấp nhận cậu bé là học sinh của trường.
Nhờ sự giúp đỡ của mẹ nuôi bà Gail Johnson đã đấu tranh quyết liệt vì quyền lợi của cậu. Bà đã ra tòa buộc trường học của Nkosi Johnson phải công nhận cậu là học sinh.
Vào tháng 7/2000, Nkosi Johnson đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi có bài phát biểu tại lễ khai mạc “Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 13” ở Durban Nam Phi. Khoảng 1 năm sau vào ngày 1/6/2001, Nkosi Johnson qua đời vì căn bệnh AIDS.
Kết thúc cuộc hành trình 12 năm sống chung với căn bệnh thế kỷ. Bất cứ ai khi nhắc đến cậu, đều thể hiện sự thương cảm đến một cậu bé đã kiên cường, dám đứng lên đấu tranh cho những người mắc HIV/AIDS. Tang lễ của Nkosi Johnson đã có hàng nghìn người tham dự, họ đến để nói lời tiễn biệt với người hùng nhỏ tuổi đầy can đảm.
Tháng 11/2005, cậu được truy tặng giải thưởng Hòa bình cho Trẻ em quốc tế. Đồng thời tổ chức của Nkosi’s Haven cũng nhận được nhiều giải thưởng và sự quyên góp lớn từ các tổ chức cá nhân.
Câu chuyện truyền cảm hứng từ Nkosi Johnson.
Từ câu chuyện dám đứng lên phản đối những kỳ thị, bất công đối với người nhiễm HIV/ AIDS, Nkosi cùng với mẹ nuôi tham gia nhiều chiến dịch để đòi lại sự công bằng cho những người nhiễm bệnh.
Mục đích của những chiến dịch này để nâng cao nhận thức của xã hội về những người nhiễm HIV/AIDS. Cậu và mẹ nuôi đã thành lập trung tâm mang tên Nkosi’s Haven tại Johannesburg. Đây là nơi dành cho những người mẹ nhiễm HIV và những đứa con của họ có thể đến nương tựa.
Đặc biệt hơn, hành trình đi tìm công lý, tìm sự công bằng của cậu bé 12 tuổi này còn được chứng minh ở bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về AIDS lần thứ 13. Đây là một trong những hội nghị lớn nhất trên thế giới bàn về những vấn đề.
Điều đặc biệt khi nhắc đến cậu bé quả cảm này, đó là cậu đã trở thành nhân vật quốc gia chống kỳ thị HIV/AIDS. Câu chuyện truyền cảm hứng của Nkosi đã có tác động lớn đến các trường học, cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục trên khắp Nam Phi đều đưa ra những chính sách mới về chống phân biệt đối xử và bảo vệ trẻ em bị AIDS.
Cả đất nước Nam Phi đã thay đổi tư tưởng bởi 1 cậu bé mắc HIV/AIDS,rào cản giữa những con người bị kỳ thị khi bị nhiễm HIV/AIDS cũng bị phá bỏ bởi cậu bé nhỏ nhắn và gầy gò ấy.
Hiệp sĩ John Tenniel là ai? Vì sao ông có danh xưng “hiệp sĩ”
Rainer Maria Rilke – thi ca người Áo đậm chất triết lý
Bài phát biểu trong Hội nghị Quốc tế về AIDS của Nkosi Johnson
Vào tháng 7/2000, Nkosi Johnson đã có bài phát biểu tại hội nghị quốc tế này. Với thân hình bé nhỏ trong bộ vest tối màu cùng đôi giày thể thao, câu chuyện của cậu đã khiến cho hơn 10000 đại biểu trên thế giới đều lặng người khi nghe câu chuyện của cậu bé.
Trong bài phát biểu của mình Nkosi kêu gọi lòng trắc ẩn dành cho những người không may mắc căn bệnh thế kỷ này. Cậu nói rằng bản thân cậu là người mắc AIDS, bị nhiễm HIV từ khi lọt lòng.
Cậu bé đã kiên cường, cố gắng như thế nào để có thể đứng tại đó để phát biểu, kêu gọi sự cảm thông sẻ chia của mọi người với những người bệnh. Ở trong hoàn cảnh bị kỳ thị, cậu hiểu rõ tâm trạng của những người không may mắc bệnh.
Cuối bài phát biểu của mình Nkosi Johnson kêu gọi mọi người hãy quan tâm và chấp nhận những đứa trẻ, những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Bởi họ cũng giống như những người bình thường khác và HIV/AIDS không thể lây qua đường tiếp xúc thông thường vì thế đừng kỳ thị họ.
Xem thêm: Nise da silveira– Nữ bác sĩ y đức hết lòng vì bệnh nhân tâm thần
Dấu ấn di sản mang tên Nkosi
– “We are the same”- Đây là cuốn sách của tác giả Jim Wooten nói về cuộc đời của Nkosi.
– Bài thơ “The spirit of Nkosi Johnson” nằm trong tác phẩm của nhà thơ M.K.sante viết tặng cho Nkosi năm 2005.
– Bài phát biểu của Nkosi Johnson chính là nguồn cảm hứng cho ca khúc “We are the same” của ca sĩ Naledi.
– Tên của Nkosi Johnson được đặt cho tên một phòng họp của CAFCASS tại Bộ giáo dục và kỹ năng.
– Trong một cơ sở y tế tại trường đại học Stellenbosch ở Nam Phi có cơ sở y tế đặc biệt mang tên Nkosi.
Sau sự ra đi của cậu bé, Bộ trưởng Phát triển Xã hội Nam Phi đã ghi nhận những đóng góp của Nkosi “Chúng tôi người Nam Phi- tất cả những người khác trên lục địa này và trên thế giới- chúng ta phải thừa nhận và đối xử với nhân loại, những người đang sống với AIDS”
Ngày 4/2 Google Doodle đã vinh danh cậu bé Nam Phi Nkosi Johnson nhân dịp kỉ niệm sinh nhật 31 tuổi của “người hùng tý hon”. Những gì Nkosi để lại cho đời, để lại cho cộng đồng những người đang sống chung với căn bệnh thế kỷ đó là tinh thần quả cảm. Dùng nghị lực của mình để chiến đấu với HIV/AIDS.
Trên đây là toàn bộ thông tin đến người hùng quả cảm, chiến binh thực thụ- Nkosi Johnson. Thông qua bài viết mong bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này và có thái độ tích hơn với những người đang mắc bệnh. Để cập nhật thêm những thông tin mới vui lòng truy cập camnangdienmay.net để biết thông tin chi tiết.