Cách vệ sinh điều hòa như thế nào là đúng và an toàn khi mà vào hè, cao điểm cho những đợt nắng nóng. Do đó, nhu cầu sử dụng điều hòa ngày càng nhiều. Vậy hãy cùng cẩm nang điện máy tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé.
Contents
Tại sao cần vệ sinh điều hòa nhiệt độ?
Sử dụng điều hòa thường xuyên nhiều người dùng không biết rằng cách tốt nhất để sử dụng điều hòa bền nhất đó là vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên. Vậy tại sao người dùng cần vệ sinh điều hòa thường xuyên? Bởi:
– Sử dụng lâu không vệ sinh dẫn đến hiệu quả làm lạnh kém. Do bụi bẩn khiến thiết bị của bạn nhanh chóng bị kém lạnh. Càng dùng càng kém hiệu quả do bụi bẩn tích tụ.
– Bụi bẩn chính là tác nhân chính khiến điều hòa nhanh hỏng hơn. Nhiều bụi bẩn tích tụ dẫn đến khả năng làm lạnh của thiết bị bị ảnh hưởng. Do đó cần loại sạch bụi bẩn trong máy lạnh.
– Không vệ sinh điều hòa thường xuyên sẽ làm tiêu tốn điện năng sử dụng. Vì không được bảo dưỡng nên thiết bị chạy liên tục không nghỉ, dẫn đến hư hỏng nhanh mà lượng điện tiêu thụ tăng lên nhiều lần.
– Lượng bụi bẩn tích tụ nhiều dẫn đến chất lượng không khí không được đảm bảo. Do đó, nguồn không khí được ủ lại bên trong điều hòa sẽ là những nguyên nhân chính dẫn đến việc ủ bệnh cho người sử dụng.
Vậy làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu vệ sinh điều hòa?
Có một số dấu hiệu cơ bản trong quá trình sử dụng điều hòa:
– Điều hòa có dấu hiệu không lạnh hoặc hơi lạnh tỏa ra yếu. Nguyên nhân chủ yếu rất có thể do việc sử dụng điều hòa của bạn lâu ngày không được vệ sinh. Chính vì vậy, công suất làm lạnh bị giảm.
– Trong quá trình sử dụng nếu bạn không vệ sinh hoặc bảo trì định kỳ thì sẽ khiến cục nóng giải nhiệt kém có thể gây hư hỏng nặng. Đối với điều hòa nhiệt độ thì cục nóng giải nhiệt là bộ phận quan trọng nhất của điều hòa.
– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tình trạng của cục lạnh trong nhà không trao đổi nhiệt dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều và chảy ra ngoài máng hứng nước của thiết bị.
– Đối với gia đình nên vệ sinh 3-4 tháng/lần. Ngược lại đối với văn phòng đông khách thì 2-3 tháng/lần.
Tại sao điều hòa không mát nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
Hướng dẫn cách mở điều khiển điều hòa gree bị khóa đơn giản
Các thiết bị hỗ trợ cho công việc vệ sinh máy điều hòa
Để việc vệ sinh điều hòa nhiệt độ diễn ra nhanh chóng và tiện lợi cho việc vệ sinh cần các dụng cụ như sau:
– Máy bơm tăng áp chính là máy bơm nước với áp suất cao. Do đó, thiết bị này có thể xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm này rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước. Còn lại đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Nếu bạn không có bơm tăng áp thì bình xịt kính, bình tưới cây cũng có thể sử dụng hiệu quả.
– Bạn nên chuẩn bị sử dụng túi nilong lớn để có thể chứa nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh trong nhà.
– Sử dụng tua-vít để có thể tháo ốc vít trên giàn lạnh. Bên cạnh đó sử dụng nguồn nước sạch để xịt rửa bụi bẩn.
Các bước tiến hành vệ sinh máy điều hòa nhiệt độ
Trước hết bạn cần nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Tiếp đó, bạn nên sử dụng miếng bọt biển nhỏ để có thể thấm hết nước của điều hòa. Sau đó, bạn lau khô phần mặt nạ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời rồi lắp vào máy.
Có nhiều thiết bị điều hòa phần mặt nạ này tháo rời được nên bạn có thể tháo các nấc lẫy theo trình tự. Bên cạnh đó, thân máy vệ sinh theo cách dễ dàng hơn.
Vệ sinh cọ rửa lưới lọc không khí trong dàn lạnh
Bước đầu tiên bạn nên rửa sạch màng lưới lọc không khí 2 tuần/lần. Cụ thể:
Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Tiếp đó, bạn phun nước để rửa sạch lưới lọc. Do đó lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng với nhiệt độ trên 40 độ C để rửa và sấy. Cuối cùng, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp máy trở lại máy. Khi phun nước rửa nhớ phun mặt phải để những bụi bẩn có thể thoát ra từ lưới lọc.
Cách tiến hành xịt rửa giàn lạnh
– Bạn cần dùng giẻ lau sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch trong dàn lạnh. Điều này để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào và treo máng tôn hoặc vải nilong ở hứng nước.
– Sau đó, sử dụng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực để xịt rửa nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh theo cách từ từ. Lưu ý: Bạn chỉ nên xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.
Cách vệ sinh cục nóng điều hòa
Để vệ sinh dàn nóng điều hòa cần thực hiện như sau:
– Bạn tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt kết nối điện để tránh bị điện giật, hỏng máy. Bạn nên dùng vòi nước hoặc bình xịt nước với áp lực cao. Dưới áp lực của nước xịt thẳng vào các khe giữa các lá kim loại.
– Thực hiện quá trình xịt rửa, bạn cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị biến dạng. Nếu lỡ tay làm các lá kim loại bị biến dạng bạn nên dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại. Tuy nhiên bước này bạn cần phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.
– Gắn lại mặt trước điều hòa. Việc vệ sinh phần xịt rửa giàn lạnh, do đó các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa. Sau đó, lắp lại các bộ phận như cũ, để thời gian khoảng 30 phút cho thiết bị khô hoàn toàn.
Cuối cùng, bật máy lạnh và kiểm tra điều hòa nhiệt độ có hoạt động tốt không. Nếu hoạt động tốt thì phần vệ sinh cục nóng điều hòa đã được vệ sinh đúng cách.
Lưu ý khi thực hiện tự vệ sinh máy điều hòa
Việc vệ sinh điều hòa đúng cách không phải ai cũng có thể nắm hết các kỹ thuật vệ sinh. Việc thực hiện diễn ra như sau:
– Tiến hành vệ sinh máy, phải tắt điều hòa. Sau đó, ngắt kết nối điện để đảm bảo an toàn cho người vệ sinh.
– Bạn nên sử dụng giẻ sạch hoặc túi nilong che kín phần bo mạch. Không được làm nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh. Bởi khi xịt nước gần vị trí có thể làm cho nước thâm nhập vào hộp đựng bo mạch dẫn đến hư hỏng bo mạch.
– Bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên, nếu thấy nó bám bụi bẩn, rửa giàn nóng và giàn lạnh theo chu kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần
– Hạn chế việc làm giàn nóng bị móp biến dạng. Nếu trường hợp bị biến dạng quá nhiều thì không đạt hiệu quả và ảnh hưởng đến thiết bị. Nếu lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại bị biến dạng thì bạn nên dùng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại. Nhưng cần phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong lá nhôm.
– Đảm bảo an toàn cho người vệ sinh khi thực hiện với cục lạnh và cục nóng đều phải cúp điện để an toàn.
Cách vệ sinh quạt điều hòa tại nhà
Ngoài điều hòa nhiệt độ là thiết bị làm lạnh chuyên dụng trong các gia đình thì quạt điều hòa cũng là vật dụng hữu ích của nhiều hộ gia đình. Cùng tìm hiểu về cách vệ sinh quạt điều hòa trong phần bài viết này nhé.
Vệ sinh tấm làm mát quạt điều hòa
Tấm làm mát còn được gọi là tấm trao đổi nhiệt. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của quạt điều hòa. Để đảm bảo tấm làm mát của quạt, theo chu kỳ nên vệ sinh 1 tháng/lần bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm để loại bỏ bụi bẩn.
Bước 1: Tiến hành tháo tấm làm mát ra khỏi quạt
Bước 2: Lấy nước sạch rửa tấm làm mát, bạn cũng có thể dùng bàn chải lông mềm và cọ rửa để được sạch sẽ hơn. Ngay sau đó, chờ đến khi nó khô thì lắp lại vào quạt
Vệ sinh bình chứa nước của quạt điều hòa
Đây là bộ phận giúp điều hòa nhiệt độ, chứa nước nên nhanh bị bẩn hơn so với các bộ phận khác. Đồng thời sử dụng quạt điều hòa trong thời gian dài mà không thay rửa thường xuyên thì sẽ xuất hiện những mùi khó chịu. Cùng với đó, nó chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn. Chính vì vậy, bạn cần trút hết nước trong bình và vệ sinh bình chứa nước khoảng 3 ngày/lần. Thực hiện như sau:
– Bước 1: Rút dây điện quạt khỏi phích cắm điện
– Bước 2: Đổ bỏ nước cũ trong bình
– Bước 3: Sử dụng khăn mềm lau sạch bên trong bình chứa nước.
Vệ sinh bộ lọc điều hòa
Bộ lọc là bộ phận cần đặc biệt chú ý khi vệ sinh quạt điều hòa. Thông thường, bộ lọc này được lắp ở đằng sau và bên cạnh của quạt. Việc vệ sinh bộ lọc trong 1 tháng/lần sẽ giúp quạt chạy mát và mang lại bầu không khí trong lành hơn.
Bước 1: Tháo rời tấm lọc
Bước 2: Nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước
Vệ sinh các bộ phận như thân, cánh quạt điều hòa
Vệ sinh quạt điều hòa bạn không được bỏ qua thân hoặc cánh quạt điều hòa. Tuy nhiên, khi vệ sinh các bộ phận này chỉ cần dùng khăn ẩm để lau sạch, tuyệt đối không được dùng nước rửa trực tiếp. Bởi thân quạt có chứa bảng mạch điện tử và màn hình LED hiển thị. Vệ sinh thân quạt 1 tháng/lần. Thực hiện trên các thao tác như sau:
– Bước 1: Nên tháo hết các bộ lọc để vệ sinh cánh quạt điều hòa
– Bước 2: Sử dụng khăn ẩm lau thật sạch thân cũng như cánh quạt điều hòa.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số điều trong quá trình vệ sinh quạt như sau:
– Tắt thiết bị và ngắt kết nối điện trước khi vệ sinh quạt
– Không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh trong khi vệ sinh
– Chú ý khi vệ sinh quạt để không bị rỉ nước vào động cơ gây chập cháy
– Sau khi vệ sinh cần phải lau khô các bộ phận trước khi lắp lại và sử dụng
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách vệ sinh điều hòa tại nhà. Đối với người vệ sinh điều hòa cần lưu ý những điều cần cần thiết có trong bài viết. Hy vọng bài viết này camnangdienmay.net sẽ mang đến những thông tin bổ ích nhất cho bạn đọc.