Xuất khẩu tư bản là gì? Đặc điểm và mục đích của xuất khẩu tư bản 

Có thể bạn đã nghe nhiều về cụm từ “xuất khẩu tư bản” nhưng lại không hiểu xuất khẩu tư bản là gì và nó có gì khác so với xuất khẩu thông thường. Bài viết dưới đây camnangdienmay.net sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về xuất khẩu tư bản là gì, đặc điểm và mục đích của xuất khẩu tư bản là gì. Mời các bạn cùng theo dõi!

Xuất khẩu tư bản là gì?

Xuất khẩu tư bản tên tiếng Anh được gọi là Capital export. Đây là một khái niệm xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 19 và được phát triển đi kèm với nó chính là việc đầu tư quy mô lớn; xuất hiện tình trạng cướp bóc, bóc lột của các nước phát triển. 

Xuất khẩu tư bản được hiểu đơn giản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra các nước khác) với mục đích là bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác nữa ở các nước nhập khẩu tư bản. 

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị hàng hoá ra nước ngoài
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị hàng hoá ra nước ngoài

Thực tế, xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong khi xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để có thể thực hiện các giao dịch mua bán và tạo ra được giá trị thặng dư thì xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị của hàng hóa ra nước ngoài. 

Bản chất sự xuất hiện của xuất khẩu tư bản 

Xuất khẩu tư bản được xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX cho tới ngày nay là bởi:

– Đầu tiên là trong số ít các nước phát triển đã có thể tích lũy được lượng lớn tư bản và một bộ phận trong đó đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi để đầu tư mà có tỷ suất lợi nhuận cao từ trong nước.

– Tiếp theo, là do nhiều nước còn lạc hậu về kinh tế thường bị lôi cuốn vào trong sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng bản thân nước mình lại thiếu tư bản. Hầu hết các nước đó lại có giá ruộng đất, tiền lương, nguyên liệu rẻ. Do đó nếu đầu tư vào thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. 

– Cuối cùng đó là khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội ngày càng trở nên gay gắt hơn. Xuất khẩu tư bản phát triển trở thành một biện pháp hiệu quả làm giảm sự gay gắt đó trong xã hội.

Mục đích của xuất khẩu tư bản 

Mục đích chủ yếu của xuất khẩu tư bản bao gồm:

– Mở rộng mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, chủ yếu được coi như là một công cụ để bành trướng sự thống trị tư bản tài chính ra toàn thế giới.

Mục đích xuất khẩu tư bản là bành trướng thống trị tư bản tài chính 
Mục đích xuất khẩu tư bản là bành trướng thống trị tư bản tài chính

– Mặc dù mục đích ban đầu của xuất khẩu tư bản không phải là tốt và sẽ khiến các nước nhập khẩu phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc nhưng việc xuất khẩu tư bản về khách quan mà nói thì cũng có những tác động tích cực nhất định đến nền kinh tế các nước nhập khẩu. Chẳng hạn như là thúc đẩy quá trình chuyển hóa kinh tế từ tự cung tự cấp lên thành kinh tế hàng hóa, kinh tế thuần nông thành kiểu cơ cấu kinh tế  nông – công nghiệp. 

Các hình thức xuất khẩu tư bản 

Có rất nhiều các hình thức xuất khẩu tư bản khác nhau nếu chúng ta xét theo cách thức khác nhau. Cụ thể thì ở đây chúng ta xét theo cách thức đầu tư và theo chủ sở hữu.

– Xét theo đầu tư bao gồm các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. 

Đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp hay còn gọi là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp, chính là hình thức đưa tư bản ra nước ngoài để có thể trực tiếp kinh doanh. Lúc này tư bản sẽ xây dựng hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động tại nước nhận đầu tư, từ đó biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ.

Có nhiều doanh nghiệp tồn tại dưới dạng hỗn hợp, chẳng hạn như là vừa có vốn đầu tư trong nước vừa có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng có rất nhiều những doanh nghiệp là toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp

Khác với đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp không mở nhà máy hay mua lại trực tiếp mà là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay để thu lãi. Việc cho vay này sẽ thông qua các ngân hàng tư nhân hay các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc gia. Hoặc cũng có thể là các nước tư bản sẽ cho các nước khác vay vốn, có nhiều hạn mức, thời hạn khác nhau để có thể đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế.

Việc công ty nước xuất khẩu tư bản mua trái phiếu công ty nước nhập khẩu tư bản cũng là một hình thức đầu tư gián tiếp phổ biến hiện nay.  

– Xét theo chủ sở hữu thì có thể phân loại theo 2 cách thức là xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.

Xuất khẩu tư bản nhà nước

Xuất khẩu tư bản nhà nước là một hình thức xuất khẩu mà nhà nước sẽ lấy ngân quỹ của mình để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện các mục tiêu khác nhau như về kinh tế, chính trị hay quân sự. 

Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu nhà nước lấy ngân quỹ để đầu tư 
Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu nhà nước lấy ngân quỹ để đầu tư

Xuất khẩu tư bản tư nhân

Đây là hình thức xuất khẩu tư bản mà do tư nhân thực hiện. Ngày nay hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân xuất hiện rất nhiều, mà chủ yếu chính là do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua các hoạt động đầu tư kinh doanh. Nếu những năm 70 của thế kỷ XX hình thức này đạt trên 50% thì tới những năm 80 của thế kỷ XX nó đã đạt tỷ lệ lên tới 70% trong tổng xuất khẩu tư bản. 

Đối với hình thức xuất khẩu tư bản này thường sẽ được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng tư bản ngắn và thu được những lợi nhuận độc quyền cao. 

Thực tiễn xuất khẩu tư bản trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, với điều kiện lịch sử mới và sự phát triển nhanh chóng của kinh tế – xã hội, xuất khẩu tư bản cũng theo đó có những biến đổi mới.

– Đầu tiên, phải kể đến đó là hướng xuất khẩu tư bản đã thay đổi so với trước đây. Nếu trước kia, luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu là đến các nước kém phát triển, thì trong những thập kỷ gần đây, đa số bộ phận đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau.

Hướng xuất khẩu tư bản thay đổi chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển
Hướng xuất khẩu tư bản thay đổi chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển

Có sự thay đổi này là do cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều sự biến đổi và nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Có nhiều ngành kinh tế mũi nhọn ra đời như các ngành công nghiệp sinh học, chế tạo vật liệu mới, ngành vũ trụ và đại dương,… Mà đặc thù của những ngành này đó chính là tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu nhưng lại cần có thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại.

Hơn nữa, việc mà phát triển, tiếp nhận công nghệ kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển. Bởi các nước tư bản đang phát triển có tình hình kinh tế không ổn định, cơ sở hạ tầng kém, lạc hậu, sức mua kém và tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư cũng không còn cao như trước. 

Do đó các nước xuất khẩu tư bản đã dần chuyển hướng xuất khẩu tư bản sang các nước tư bản phát triển khác. Có thể nói, sự chuyển dịch này không làm thay đổi bản chất thực sự của xuất khẩu tư bản mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của nó trở nên đa dạng, phong phú và phức tạp hơn thôi. 

– Tiếp theo là chủ thể của xuất khẩu tư bản cũng có sự thay đổi lớn. Trong đó có sự xuất hiện của FDI. Đây là một tổ chức kinh tế mà có vốn đầu tư nước ngoài. Nói dễ hiểu tổ chức này có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc là cổ đông. 

Chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi rất lớn
Chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi rất lớn

– Hình thức xuất khẩu tư bản trở nên đa dạng hơn, khi xu hướng xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa được tăng lên. Ở đây có các hình thức mới xuất hiện như BOT, BT,… là sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản và hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ.

– Cuối cùng đó là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản dần dần được gỡ bỏ và nguyên tắc song phương cùng có lợi được đề cao hơn. 

Xem thêm: GMV là gì trong kinh doanh? ý nghĩa và tầm quan trọng GMV

Trên đây là những kiến thức xoay quanh xuất khẩu tư bản là gì, đặc điểm và mục đích của xuất khẩu tư bản. Hi vọng các bạn đã hiểu hơn về vấn đề này từ đó nhìn nhận một cách chính xác, vận dụng vào trong học tập nghiên cứu hay phát triển một cách hiệu quả nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *