GMV là gì trong kinh doanh? Ý nghĩa và tầm quan trọng của GMV

GMV là một thuật ngữ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện. Vậy GMV là gì trong kinh doanh, ý nghĩa và tầm quan trọng của GMV là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

GMV là gì trong kinh doanh? 

GMV là viết tắt của cụm từ có tên tiếng Anh là “Gross Merchandise Volume”. Đây là một thuật ngữ có ý nghĩa chỉ tổng khối lượng hàng hóa. Thuật ngữ này sử dụng chủ yếu trong ngành bán lẻ trực tuyến, hay hiện nay còn được gọi là ngành thương mại điện tử.

GMV chính là tổng giá trị hàng hóa mà đã được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Thông thường thì thời gian thực hiện sẽ được tính theo tháng, quý hoặc là theo năm. 

GMV là thuật ngữ chỉ tổng khối lượng hàng hoá 
GMV là thuật ngữ chỉ tổng khối lượng hàng hoá

GMV được xem như là một trong những yếu tố quan trọng để đo được rằng doanh nghiệp có đạt được chỉ tiêu đã đề ra ban đầu hay không, giúp doanh nghiệp tự nhìn nhận cũng như nắm bắt được về tài chính của mình. Cụ thể là họ có thể so sánh được rằng các giá trị hàng hóa ở thời điểm hiện tại như thế nào so với các giá trị ở quý trước hay năm trước đó.

 Ý nghĩa và tầm quan trọng của GMV

Như đã nói ở trên chúng ta đã phần nào hiểu được GMV mang đến ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử ngày nay.

 – Đầu tiên là đối với sự đo lường tăng trưởng. GMV thường sẽ được tính trước khi mà doanh nghiệp bị khấu hao các khoản chi phí trong quá trình hoạt động. Từ đó, GMV sẽ giúp cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin để đo lường được sự tăng trưởng trong một khoảng thời gian nhất định.

– Đối với lĩnh vực thương mại điện tử thì các nhà bán lẻ rất đa dạng, họ có thể là nhà sản xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm họ đang bán hoặc cũng có thể không phải. 

Các doanh nghiệp bán lẻ cần phải tính toán được rằng hàng hóa của họ được xuất hiện, được bán trên một sàn thương mại điện tử không thuộc quyền sở hữu của công ty. Do đó đo lường GMV sẽ đưa đến được cái nhìn tổng quát nhất, nắm bắt được về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Trong thương mại điện tử GMV giúp đo lường nắm bắt hiệu quả kinh doanh
Trong thương mại điện tử GMV giúp đo lường nắm bắt hiệu quả kinh doanh

– Tổng giá trị hàng hóa GMV sẽ giúp tạo ra được giá trị cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mà hoạt động trong lĩnh vực ký gửi hàng hóa.

– GMV còn được sử dụng như là một thước đo về toàn bộ lượng hàng hóa đang được bán trên một website. Ở đây có thể đo được về hiệu suất cũng như là tình trạng tài chính của một thị trường khác bên ngoài.

Cách tính GMV chuẩn 

GMV có thể tính được dựa vào giá của sản phẩm và tổng số lượng của sản phẩm đó. Cụ thể, ta có công thức tính GMV:

GMV = giá một sản phẩm ⨯ tổng số lượng sản phẩm 

Ví dụ: Trong tháng 8, một công ty thương mại điện tử có 1500 đơn hàng. Trong đó có giá trị mỗi đơn hàng là 150 nghìn đồng.

GMV trong tháng 8 của công ty = 1500 ⨯ 150 nghìn đồng = 225 triệu đồng 

Mối quan hệ của GMV và NMV 

NMV là gì?

Khi đã biết được GMV là gì rồi, để xác định được mối quan hệ của GMV và NMV chúng ta cũng cần hiểu được NMV là gì. 

NMV là từ viết tắt của Net Merchandise Value, có nghĩa là tổng giá trị giao dịch hàng hóa thành công mà được đặt trên nền tảng online một khoảng thời gian nhất định. Trong đó NMV chỉ được tính khi mà các đơn hàng ở trạng thái là đã hoàn thành.

GMV và NMV

Đây là cả hai thuật ngữ cùng chỉ giá trị đơn hàng mà được thực hiện qua nền tảng thương mại điện tử. Có thể thấy điểm khác biệt duy nhất của hai thuật ngữ này đó là GMV được tính khi mà đơn hàng trong tất cả các trạng thái còn NMV chỉ được tính khi đơn hàng đã hoàn thành. 

GMV và NMV cùng chỉ giá trị đơn hàng được thực hiện qua nền tảng thương mại điện tử
GMV và NMV cùng chỉ giá trị đơn hàng được thực hiện qua nền tảng thương mại điện tử nhưng đơn hàng trong trạng thái khác nhau

Ví dụ: Trong tháng 11, công ty thương mại điện tử A có 2000 đơn hàng. Trong đó thì 1100 đơn hàng đã được giao thành công, 750 đơn hàng đang trong quá trình vận chuyển và 150 đơn hàng đã bị huỷ. Được biết giá trị mỗi đơn hàng là 100 nghìn đồng.

Lúc này ta có GMV = 2000 đơn hàng ⨯ 100 nghìn đồng = 200 triệu đồng

NMV = GMV – ( giá trị đơn hàng đang giao + giá trị đơn hàng bị huỷ + giá trị đơn hàng bị trả lại) = 200 triệu đồng – (750 + 150 ) ⨯ 100 nghìn đồng = 110 triệu đồng. 

Những hạn chế và các lưu ý khi sử dụng GMV trong kinh doanh 

Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích mà GMV đem lại thì sử dụng GMV trong kinh doanh cũng có một vài hạn chế cần lưu ý.

Khi áp dụng chỉ số GMV bạn cũng cần phải lưu ý rằng chỉ số này chỉ mang tính chất tương đối và tổng giá trị hàng hoá bán ra không thực sự phản ánh được lợi nhuận và sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Bởi GMV ở đây được tính là chưa bao gồm các khoản chi phí khác mà một doanh nghiệp cần phải chi trả để có thể bán được sản phẩm như là chi phí marketing, chi phí nhân công, chi phí đổi trả, những chương trình ưu đãi và khuyến mãi cho khách hàng hoặc lưu trữ tồn kho,… 

GMV có lợi trong việc đo lường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế 
GMV có lợi trong việc đo lường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế

Do đó chỉ số GMV thực chất sẽ không phản ánh được một cách chính xác được là doanh nghiệp đó đã thu được cụ thể là bao nhiêu giá trị, lợi nhuận từ việc bán sản phẩm.

Chẳng hạn như ví dụ ở bên trên mình đã lấy đó là tổng giá trị hàng hoá là 225 triệu đồng. Tuy nhiên chúng ta không thể khẳng định được lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp là 225 triệu đồng. Mà doanh thu, lợi nhuận thực sẽ là con số sau khi doanh nghiệp đó trừ đi chi phí dành cho việc sử dụng để bán hàng trên các nền tảng.

Từ đó có thể thấy được rằng GMV không phải là một số liệu hoàn hảo để dự đoán tốt, nó không dự đoán được chính xác so với doanh thu thuần. Tuy nhiên thì nó cũng sẽ phần nào giúp việc nhìn nhận và đánh giá tình trạng công ty được chính xác hơn. Thậm chí là ngay cả đối với nhiều những trang web thương mại điện tử thì doanh thu của trang web này không phải chỉ được tính dựa trên giá trị các mặt hàng trước khi bán.  

Xem thêm: 9 nguyên tắc vàng lập kế hoạch 2022? Ví dụ minh họa

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về GMV là gì trong kinh doanh cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của GMV trong kinh doanh. Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu hơn về chỉ số đặc biệt này từ đó áp dụng một cách chính xác nhất trong công việc cũng như trong quá trình nghiên cứu của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *