Contents
Xi lanh thủy lực
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hệ thống truyền động thủy lực – khí nén được nghiên cứu và ngày càng có ứng dụng rộng rãi. Thiết bị được sử dụng cho nhiều loại máy móc trong các ngành nghề khác nhau như: cầu nâng ô tô, máy nén khí, máy móc dùng trong xây dựng, dây chuyền chế biến thực phẩm,…
Hệ thống truyền động thủy lực – khí nén được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, trong đó xi lanh thủy lực là bộ phận chính và đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy cụ thể xi lanh là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xi lanh thủy lực ra sao?
Xi lanh thủy lực là gì?
Xi lanh thủy lực là bộ phận chính trong hệ thống truyền động và tự động thủy lực. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thủy lực. Nó mang chức năng chuyển tải một vật bất kỳ từ vị trí này đến vị trí khác, giúp nâng hạ một sản phẩm nào đó như cửa đập thủy điện, tạo lực ép cho thiết bị nén,…
Phân loại xi lanh thủy lực theo chiều tác động
Có nhiều cách phân loại xi lanh thủy lực, trong đó phổ biến nhất là phân loại theo xi lanh theo chiều tác động. Cụ thể, chúng ta sẽ có hai loại xi lanh chính đó là:
– Xi lanh thủy lực một chiều: Loại ben thủy lực có lực tác động duy nhất từ một phía. Ta có thể nhận biết loại xi lanh 1 chiều thông qua lỗ cấp dầu duy nhất trên thân của xi lanh.
Xi lanh 1 chiều có hai loại là xi lanh có piston tự hồi về vị trí dựa vào lò xo bên trong và một loại hồi về vị trí dựa vào lực.
– Xi lanh thủy lực hai chiều: Loại này được sử dụng phổ thông hơn cả và cấu tạo đặc trưng với hai lỗ cấp dầu cho xy lanh. Để sử dụng được, ta cần có van phân phối đảo chiều.
Xi lanh thủy lực hai chiều được chia làm hai loại: xi lanh thủy lực mini và xi lanh thủy lực cỡ lớn.
Phân loại xi lanh thủy lực theo trọng lượng
– Xi lanh thủy lực 5 tấn: Loại kích này thường có trọng lượng chỉ từ 3 – 5kg, chuyên dùng để nâng hạ những vật có tải trọng tối đa 5 tấn. Hành trình của xi lanh thủy lực 5 tấn rơi vào khoảng 115mm.
– Xi lanh thủy lực 20 tấn: Cho phép tải trọng lên đến 20 tấn và hành trình nâng 500mm – 200mm. Mức độ chênh lệch sẽ tùy thuộc vào hãng sản xuất, yêu cầu sử dụng của từng công việc khác nhau.
– Xi lanh thủy lực 50 tấn: Sở hữu khả năng nâng đỡ các vật có tải trọng lớn tối đa là 50 tấn. Hành trình nâng còn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng đơn vị.
Cấu tạo xi lanh thủy lực
Việc nắm rõ cấu tạo của xi lanh thủy lực sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là cấu tạo chi tiết của một xi lanh thủy lực thông thường:
1/ Ống xi lanh:
Bộ phận ống xi lanh có dạng hình trụ tròn liền mạch. Ống xi lanh còn có tên khác là thùng xi lanh. Chức năng chính của nó là chứa đựng và giữ áp suất của xi lanh.
Ngoài ra, đây cũng là nơi chứa các piston. Ống được thiết kế mài nhẵn mịn nhằm tạo bề mặt hoàn thiện đạt từ 4 đến 15 microinch.
2/ Đế (nắp hình trụ):
Đế xi lanh thủy lực điện sẽ đi kèm với buồng áp suất ở một đầu. Phần đế được thiết kế nối liền với thân xi lanh bằng cách hàn xì, gắn bulong hoặc thanh tie. Đế xi lanh được nối với ống xi lanh bằng Seal tĩnh.
3/ Đầu xi lanh:
Cylinder head hay còn gọi là đầu xi lanh thủy lực – có chức năng đi kèm với buồng áp suất ở phía đầu còn lại. Đầu xi lanh được nối với xi lanh thông qua các bu lông hoặc thanh tie.
Ở giữa xi lanh và ống xi lanh là nắp o – ring. Tùy vào loại xi lanh thủy lực mà phần đầu xi lanh sẽ chứa niêm phong que thích hợp hoặc là một tuyến niêm phong.
4/ Piston (pít tông):
Pít tông hay Piston là chi tiết không thể thiếu của một hệ thống xi lanh thủy lực. Nhiệm vụ chính của piston là phân tách các vùng áp lực bên trong ống xi lanh. Piston thường được gia công cho phù hợp với các phốt, seal, kim loại đàn hồi. Cụ thể, tùy vào thiết kế mà con dấu (seal) có thể ở dạng đơn hoặc kép.
5/ Thanh piston:
Piston rod hay thanh piston thủy lực được cấu tạo bằng thép hoặc thép mạ crom cho độ bền và cứng cáp tối ưu. Chức năng chính của thanh piston là kết nối thiết bị truyền động với thành phần của máy móc để có thể thực hiện công việc theo yêu cầu.
Với loại xi lanh 2 đầu thì bên trong các ống xi lanh này, các thanh piston sẽ kéo dài từ hai phía piston đến hai đầu ống.
6/ Con dấu (seal):
Seal là con dấu của xi lanh thủy lực. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại seal như: con dấu Fluorocarbon viton (chịu nhiệt cao), con dấu Elastomer (chịu nhiệt thấp),…
Khám phá nguyên lý làm việc của xi lanh thủy lực
Tuy có cấu tạo từ khá nhiều chi tiết nhưng cách thức hoạt động của xi lanh thủy lực lại rất đơn giản:
Lực được áp dụng tại một thời điểm sẽ chuyển đến một địa điểm khác nhờ vào việc sử dụng một chất lỏng không nén được. Toàn bộ lực mà xi lanh tạo ra được đều là nhờ vào chất lỏng thủy lực (chất lỏng thường là dầu nhớt).
– Xi lanh thủy lực 1 chiều: Bơm thủy lực sẽ bơm dầu vào trong van phân phối để chuyển vào trong xi lanh. Dưới áp suất của dầu mà piston xi lanh thủy lực di chuyển và thực hiện biến chuyển năng lượng dầu thành động năng.
– Xi lanh thủy lực 2 chiều: Hai piston trên hai xi lanh sẽ kết nối với nhau thông qua một ống dẫn dầu thủy lực. Để phục vụ quá trình hoạt động của xi lanh, dầu sẽ được bơm đầy ống.
Khi có tác động lên piston số 1 thì lực đồng thời cũng tác dụng đến piston thứ 2. Vì dầu không nén được nên có khả năng truyền lực cực tốt, có thể cùng lúc tạo ra lực ở piston thứ 2 lớn nhất, chúng gây tác động ra bên ngoài từ đó thực hiện các công việc.
Lưu ý: Khi ta thay đổi kích thước xi lanh thủy lực thì công suất của hệ thống thủy lực sẽ thay đổi theo.
Xi lanh cầu nâng thủy lực
Một trong các ứng dụng nổi bật nhất của hệ thống xi lanh thủy lực chính là sử dụng trong cầu nâng hạ xe. Cụ thể ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về xi lanh cầu nâng 1 trụ và cầu nâng hai trụ:
Xi lanh của cầu nâng thủy lực còn được biết đến với tên gọi là ty nâng. Bộ phận này bao gồm các chi tiết chính như: piston, xy lanh, vòng đệm, gioăng làm kín. Ty nâng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận hàng một thiết bị cầu nâng hạ xe.
Xi lanh đảm nhiệm việc đẩy bàn nâng có chứa xe ô tô lên, thông qua lực đẩy từ áp suất khí nén đến từ máy nén khí. Áp lực của khí nén trong xi lanh sẽ đẩy nhớt và ty cầu lên, từ đó nâng chiếc xe lên dần dần.
Ty nâng là phần hoạt động nhiều nhất trong cầu nâng, bộ phận này liên tục cọ sát vào thành xi lanh của trụ cầu và nhớt. Vì thế, nếu không bảo quản đúng cách thì rất dễ làm nhớ bị rò rỉ ra bên ngoài, khiến áp lực trong xi lanh giảm và không khí không đủ để nâng hạ bàn nâng xe.
Trên đây là tổng hợp nội dung bài viết Xi lanh thủy lực là gì? Công dụng của xi lanh trong cầu nâng. Hy vọng bài viết thực sự mang đến cho bạn đọc các kiến thức máy móc bổ ích. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cầu nâng hạ xe, có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0989 937 282 để nhận hỗ trợ trực tiếp!
Xem thêm: