Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường sử dụng đến khối lượng. Và khái niệm của nó chắc ai ai cũng biết và vô cùng quen thuộc trong môn Hóa học, Vật lý. Thế nhưng thời gian qua đi mọi người dần quên đi khối lượng là gì? Chính vì vậy trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau ôn lại kiến thức liên quan đến nó.
Contents
Khối lượng là gì?
Khi bạn cầm bất cứ vật gì trên tay và cảm thấy sức nặng của nó thì đó là khối lượng của vật. Vậy khối lượng là gì?
Định nghĩa về khối lượng
Có thể hiểu khối lượng của một vật chính là lượng chất đã tạo ra sản phẩm đó. Trong vật lý lớp 6 đã có những đề cập rất rõ: khối lượng là tính chất quan trọng của vật.
Tất cả mọi vật đang có trên Trái Đất đều xác định được khối lượng dù lớn hay nhỏ. Thế nhưng cần phân biệt rõ giữa khối lượng và trọng lượng. Hai khái niệm này hoàn toàn không giống nhau và dễ gây ra hiểu nhầm cho học sinh.
Tóm lại trọng lượng thuộc về một vật chính là một lực mà lực hấp dẫn đã tác động lên nó.
Khối lượng ký hiệu là gì?
Với những lý giải bên trên, mọi người đã hiểu định nghĩa về khối lượng. Ký hiệu thường gặp của đại lượng này là m hay M đều được. Các bạn có thể dùng cả hai ký hiệu bên trên nhưng hiện tại thì m được sử dụng nhiều hơn cả.
Muốn đo lường khối lượng người ta thường sử dụng đơn vị kilogam được ký hiệu là kg. Nó được đánh giá là đơn vị đo phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ thế những đơn vị nhỏ như: gam hay miligam cũng được đưa vào sử dụng. Còn lớn hơn kg sẽ có các đơn vị lớn như: tấn, tạ yến…
Một số cách quy đổi đơn vị:
– 1g = 0,001kg (Nó còn có tên gọi khác là lạng hay hectogam)
– 1mg = 0,001g
– 1 yến = 10kg
– 1 tạ = 100kg = 10 yến.
– 1 tấn = 1000kg = 100 yến.
Công thức tính khối lượng
Cách tính khối lượng của một chất bất kỳ được xác định bằng khối lượng riêng của chất tại vị trí đó nhân với thể tích. Trong đó khối lượng riêng sẽ có đơn vị là kg/m3 hay kg/cm3 theo tiêu chuẩn đo lường quốc tế.
Người ta muốn tính khối lượng một vật nhằm xác định rõ các chất cấu tạo ra vật đó. Bằng phương pháp đối chiếu kết quả những chất đã tính trước đó so với bảng khối lượng riêng đã có.
Công thức như sau: m = D.V
Trong đó có:
– D chỉ khối lượng riêng ( đơn vị: kg/m3)
– m là khối lượng riêng của vật (kg)
– V là thể tích của vật (m3)
Sẽ có khả năng hợp chất đó là đồng chất nên khối lượng ở mọi vị trí đều như nhau. Trường hợp đó sẽ tính bởi khối lượng trung bình.
Đặc điểm và tính chất của khối lượng
Những kiến thức này đã được học trong chương trình vật lý bậc Trung học cơ sở. Thế nhưng đến hiện nay ít ai còn hết được đặc điểm, tính chất… Nên mọi thứ sẽ được đề cập trong nội dung dưới đây.
Đặc điểm
Trong kiến thức lớp 6 đã đề cập đến định nghĩa của khối lượng. Nhưng đặc điểm của nó lại có trong nội dung học lớp 10. Và nó sẽ có 2 đặc điểm chính:
Đầu tiên, khối lượng là một đại lượng vô hướng dương và không có sự thay đổi tại mỗi vật. Vì vậy số đo của nó luôn luôn ở mức lớn hơn 0 và không có trường hợp số đo là âm. Bên cạnh đó, khối lượng của mỗi vậy luôn giữ nguyên không có sự thay đổi qua thời gian.
Thứ hai, khối lượng có tính chất cộng sẽ đồng nghĩa với việc. Khi bạn ghép nối hay sắp xếp nhiều vật lên nhau thì khối lượng của chúng tính bằng tổng và tăng lên.
Tính chất
– Khối lượng của một vật xác định chính là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ quán tính của vật chất đó.
– Khối lượng vật cũng chính là đặc trưng của mức độ vật đó hấp dẫn những vật thể khác. Vật nào khối lượng càng lớn sẽ tạo ra được một trường hấp dẫn lớn ở xung quanh.
Định luật bảo toàn khối lượng
Khối lượng toàn phần của một hệ vật lý kín sẽ xét trong hệ quy chiếu cố định và không đổi theo thời gian.
Có bao nhiêu loại khối lượng?
Hiện tại người ta xác định được có 2 loại khối lượng như sau:
– Khối lượng riêng: Theo định nghĩa thì khối lượng riêng của một vật là khối lượng thuộc về một đơn vị đo thể tích của chất đó. Hay có thể hiểu là khối lượng riêng của một chất là mật độ khối lượng đó.
Nó được ký hiệu là D và có công thức: D = m.V
Trong đó:
- D là khối lượng riêng (kg/m3)
- m là khối lượng
- V là thể tích của vật
Qua công thức trên chắc chắn ta thấy được một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khối lượng và khối lượng riêng. Nếu đối chiếu khối lượng riêng vật có với bảng khối lượng chất sẽ biết vật đó làm từ chất gì.
– Khối lượng nghỉ nghe khá lạ lẫm và ít ai biết đến sự tồn tại của nó. Nó là khối lượng của một chất điểm trong hệ nhưng nó đứng yên và có ký hiệu m0. Khối lượng nghỉ của vật hay còn có tên gọi là khối lượng quán tính. Giống như khối lượng riêng, nó có quan hệ chặt chẽ với khối lượng của vật.
Như vậy trong khuôn khổ bài viết đã lý giải lại cho mọi người biết khối lượng là gì? Đồng thời cũng đưa ra một số những thông tin liên quan đến khối lượng. Hy vọng với những kiến thức của camnangdienmay trên đây, các bạn học sinh sẽ hiểu và vận dụng đúng kiến thức đã học.