Nếu đã trải qua chương trình học phổ thông, chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với khối lập phương. Bài viết hôm nay, camnangdienmay.net sẽ cùng bạn ôn lại khối lập phương là gì và những công thức diện tích, thể tích đúng nhất về khối lập phương. Mời các bạn cùng theo dõi!
Contents
Khối lập phương là gì?
Khối lập phương ở trong hình học được định nghĩa chính là một khối platon 3 chiều, được tạo nên từ 12 cạnh bằng nhau. Trong đó khối lập phương có tất cả 8 đỉnh và 6 mặt, đặc biệt 6 mặt này đều là hình vuông.
Khối lập phương chính là tập hợp tất cả những điểm nằm bên trong và bên trên cách mặt, cạnh, đỉnh này.
Một khối lập phương sẽ có những đặc điểm sau:
– Khối lập phương là hình khối lục diện vuông, là hình hộp chữ nhật có tất cả các cạnh bên luôn bằng nhau. Hay nó cũng được coi là khối mặt thoi vuông.
– Là hình khối mà có 6 mặt bên là hình vuông bằng nhau.
– Đường chéo các mặt bên của khối lập phương đều bằng nhau.
– Đường chéo của hình khối cũng có độ dài bằng nhau.
Các công thức liên quan đến khối lập phương
Công thức tính diện tích xung quanh khối lập phương
S(xq) = a×a×4
Trong đó:
S(xq): là diện tích xung quanh của hình lập phương.
a: là độ dài cạnh của hình lập phương
Ví dụ: Cho hình lập phương có cạnh là 6cm. Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó.
Giải: Diện tích xung quanh của hình lập phương là: S(xq) = 6×6×4 = 144 (cm2)
Công thức tính diện tích toàn phần của khối lập phương
S(tp) = a×a×6
Trong đó:
S(tp): là diện tích toàn phần hình lập phương
a: độ dài cạnh hình lập phương
Ví dụ: Tính diện tích toàn phần của một hình lập phương có cạnh là 5cm.
Giải: Diện tích toàn phần của hình lập phương là: S(tp) = 5×5×6 = 150 (cm2)
Công thức tính thể tích khối lập phương
V = a×a×a hoặc V = a3
Trong đó ta có:
V: là thể tích của hình lập phương, đơn vị là m3
a: là độ dài cạnh của hình lập phương
Ví dụ: Cho hình lập phương, có độ dài các cạnh bằng nhau và bằng 8cm. Tính thể tích của hình lập phương đó.
Giải: Thể tích hình lập phương là: 8×8×8=512 (cm3)
Cách để vẽ một khối lập phương
Để vẽ được một khối lập phương ABCDEFGH như trong hình ta sẽ lần lượt thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Vẽ mặt đáy khối lập phương bằng cách vẽ một hình bình hành ABCD. Hình bình hành này được gọi là mặt đáy của khối lập phương ABCDEFGH.
Bước 2: Lần lượt tại các góc của hình bình hành dựng các đường cao có độ dài A ta sẽ được các đường cao AE, BF, CG và DH đều bằng a.
Bước 3: Nối các đỉnh E, F, G, H ta sẽ được khối lập phương ABCDEFGH.
Chú ý: cần lưu ý các điểm và các cạnh bị che lấp sẽ sử dụng nét đứt để thể hiện. Các cạnh đó là AD, DC và HD.
Trên đây là những kiến thức về khối lập phương là gì và công thức tính thể tích diện tích của khối lập phương. Thông qua bài viết hy vọng các bạn đã nắm chắc được kiến thức này của khối lập phương, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu học tập của mình đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài viết tham khảo: Kênh phân phối trực tiếp là gì? Ưu điểm -nhược điểm