Jewels trong đồng hồ là gì? Jewels được sử dụng với tác dụng gì?

Để tạo thành một chiếc đồng hồ người ta sẽ cần sử dụng tới hàng trăm, hàng nghìn linh kiện. Một trong số đó là chân kính đồng hồ hay còn gọi là Jewels. Vậy bạn có biết Jewels trong đồng hồ là gì? Nó được sử dụng với chức năng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này, đừng bỏ qua nhé!


Bạn có biết Jewels trong đồng hồ là gì? Công dụng và phân loại của Jewels

Jewels trong đồng hồ là gì?

Jewels còn được hiểu là chân kính, đây là một trong những bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành. Chân kính trong đồng hồ bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ 18 với mục đích củng cố, gia tăng độ bền cho đồng hồ. 

Trước đó đồng hồ đeo tay đã được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên quá trình chuyển động bánh răng của đồng hồ tạo ra lực ma sát quá lớn khiến các bộ phận có liên quan bị ăn mòn nhanh chóng theo thời gian. Đó là lúc chân kính Jewels được nghiên cứu và đưa vào sử dụng. 

Chân kính Jewels được sử dụng chất liệu siêu bền nhằm chống lại yếu tố ăn mòn do hoạt động của bánh răng. Do đó chúng thường được sử dụng một số chất liệu như: Sapphire, kim cương, ruby hoặc garnet. Ngày nay nhiều hãng đồng hồ cũng đang nghiên cứu và sử dụng những loại chất liệu khác với độ bền tương tự như hợp kim nhôm…

Tìm hiểu về những loại chân kính đồng hồ phổ biến hiện nay cùng công dụng của Jewels

Jewels được tạo thành từ việc cắt gọt, gia công đá quý tùy theo kích thước cần sử dụng. Tuy nhiên hầu hết chúng đều có kích thước khá nhỏ, chân kính to nhất có thể có kích thước khoảng 2mm được sử dụng cho đầu trục bánh lắc lò xo.  Vậy có những loại cân kính đồng hồ nào? Công dụng của chúng ra sao?


Tùy vào mục đích cùng vị trí sử dụng mà chân kính đồng hồ sẽ có kích thước khác nhau

Một số loại chân kính đồng hồ phổ biến hiện nay

Theo thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu được, các loại chân kính được sử dụng tại những vị trí khác nhau sẽ có kích thước khác nhau. Cụ thể có những loại chân kính nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? 

– Chân kính bảo vệ sốc: Chân kính bảo vệ sốc hay còn được gọi với tên quốc tế là Shock Protection Jewels. Chân kính loại này thường không có hình dạng cụ thể mà bao gồm một tổ hợp chân kính được sử dụng nhằm hạn chế tác động lực, bảo vệ đồng hồ khi xuất hiện chấn động mạnh. 

– Chân kính dạng phiến, vuông hình chữ nhật hay Pallet Jewels. Loại chân kính này có hình viên gạch được sử dụng cho những điểm thường bị tác động hoặc va đập theo chiều ngang ví dụ như: hai đầu ngựa, trượt cò khóa hoặc bánh xe gai hay bánh thoát. 

– Chân kính dạng con lăn: Loại chân kính này còn được biết dưới tên gọi khác là Roller Jewels. Chúng thường có hình trụ và được sử dụng cho bệ bánh lắc cùng một số điểm thường bị tác động va đập kiểu trượt theo chiều ngang. 

– Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm: Là loại chân kính hình tròn, dẹt có lỗ khoan ở giữa. Loại này thường được sử dụng cho các trục bánh răng xoay có vận tốc nhỏ. Kích thước lỗ khoan sẽ phụ thuộc vào kích thước trục được sử dụng.

 – Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm (Cap Jewels) hay còn được gọi là chân kính mũ. Loại chân kính này có hình tròn, dẹt ở giữa có hoặc không có lỗ. Chúng thường được đặt áp vào 2 đầu trục quay. Khác với chân kính tròn có lỗ xuyên tâm, loại chân kính này có yêu cầu khá cao về độ sai số đồng thời chúng thường bị tác động bởi khá nhiều lực theo hướng dọc trục. 

Những ứng dụng tuyệt vời của chân kính Jewels

Chân kính Jewels được sử dụng lần đầu tiên với mục đích nâng cao độ bền của đồng hồ. Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu và phát triển, chân kính đồng hồ còn được sử dụng với khá nhiều ứng dụng khác, cụ thể như:

– Gia tăng độ chính xác trong quá trình vận hành của đồng hồ bằng việc cắt giảm lực ma sát giữa các chuyển động của các bộ phận bên trong. 


Không chỉ cải thiện độ bền mà Jewels còn giúp tạo điểm nhấn, tính thẩm mỹ cho đồng hồ

– Bên cạnh đó việc cắt giảm lực ma sát không cần thiết được sản sinh do hoạt động của bánh răng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao hiệu quả vận hành của đồng hồ. 

– Tạo hiệu ứng bắt mắt, sang trọng cho đồng hồ. 

– Góp phần gia tăng giá trị đồng hồ. 

– Đảm nhiệm chức năng chống sốc cho các bộ phận của đồng hồ dưới tác động va chạm của ngoại lực. 

Tham khảo thêm: Size đồng hồ là gì

Cần bao nhiêu Jewels cho một chiếc đồng hồ? 

Số lượng Jewels được sử dụng cho đồng hồ sẽ bị phụ vào thiết kế cùng chủ đích của nhà sản xuất. Dĩ nhiên việc được sử dụng càng nhiều chân kính đồng nghĩa với độ bền cùng tính chính xác của đồng hồ càng cao. Chính vì vậy số lượng chân kính được sử dụng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới giá bán đồng hồ. 


Cần sử dụng bao nhiêu Jewels cho một chiếc đồng hồ?


Thông thường người ta sẽ sử dụng khoảng 21 chân kính cho đồng hồ cơ, con số này được rút gọn đáng kể cho đồng hồ Quartz với số lượng chỉ từ 4 chiếc. cụ thể như sau:

– 4 Jewels được sử dụng cho những chiếc đồng hồ Quartz sử dụng đơm thuần 1 mặt. 

– 6 đến 7 Jewels được sử dụng cho đồng hồ pin với nhiều chức năng. 

– 17 là số Jewels sử dụng cho đồng hồ cơ sử dụng dây cót tay. 

– 21 là số chân kính được sử dụng cho đồng hồ sử dụng hệ thống dây cót tự động. 

– Một số model đồng hồ cơ đa năng sẽ được sử dụng số lượng Jewels từ 25 đến 27. 

– Với những bộ máy hoạt động phức tạp hơn, người ta có thể sử dụng số lượng Jewels lên tới 40. 

Vậy Jewels trong đồng hồ là gì? Hẳn bạn cũng đã nắm được cho mình những thông tin cần thiết về chức năng của Jewels cũng như một số loại Jewels đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng bạn đã có những phút giây thư giãn cùng bổ ích trong quá trình tham khảo bài viết trên đây. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *