Câu cầu khiến và câu cảm thán đều được kết thúc bằng dấu chấm than. Nhưng ý nghĩa khi sử dụng có sự khác nhau hoàn toàn. Thế nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại và không biết cách sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và cách sử dụng của loại câu này đến các bạn.
Contents
Câu cầu khiến là gì?
Trong tiếng Việt câu cầu khiến hay còn được gọi với cái tên là câu mệnh lệnh. Khi sử dụng trong câu thường có những từ như: hãy, đừng, chớ… đứng phía trước động từ. Còn những từ như: thôi, nào, đi… đứng sau động từ. Loại câu này được sử dụng với ngữ điệu ra lệnh, đề nghị, yêu cầu cũng như khuyên bảo người nghe. Đó có thể là những điều nên làm hoặc không nên làm.
Sử dụng trong văn viết sẽ kết thúc bằng dấu chấm than. Trong trường hợp cần nhấn mạnh ngữ điệu cầu khiến thường sẽ kết thúc bởi dấu chấm.
Đặc điểm về hình thức trong câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh thường sẽ mang ngữ điệu cầu khiến trong một đoạn hội thoại. Ngữ điệu này sẽ xuất hiện từ việc sử dụng động từ hoặc những cụm động từ kèm thêm sắc thái nhấn mạnh. Loại câu này còn được sử dụng kèm với từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu ai đó. Ở một câu, từ cầu khiến thường được sử dụng xen kẽ đứng phía trước động từ hoặc phía sau của động từ trung tâm.
– Tại một câu nói hay văn viết, phần cuối câu nên sử dụng dấu chấm than để có thể nhấn mạnh ý nghĩa cả câu nói. Trong nhiều trường hợp người ta còn sử dụng dấu chấm để nhấn mạnh lại một lần nữa.
– Trong câu nói, ý nghĩa cả câu thường đề cập đến một điều kiện hoặc yêu cầu nào đó. Ngữ điệu trong câu cao hay thấp sẽ tùy vào việc người nghe ở địa vị nào, độ tuổi ra sao.
– Các từ thường được sử dụng bao gồm: đừng, thôi, ngay, đi…
– Thường câu mệnh lệnh sẽ là câu chứa ít từ và thường ngắn gọn.
– Sẽ sử dụng triệt để các động từ hay cụm động từ mang nghĩa nhấn mạnh hơn.
Câu cảm thán: Khái niệm & cách sử dụng hiệu quả
Câu trần thuật là gì? Cách đặt câu trần thuật đúng
Chức năng của câu cầu khiến
Loại câu này thường được mọi người sử dụng cả trong văn nói và văn viết trong đời sống hàng ngày. Vì nó được dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên nhủ hoặc đề nghị. Tùy vào mục đích yêu cầu mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp nhất.
Ví dụ: Các bạn trật tự!
- Cả lớp im lặng hết đi.
Đây là một câu mệnh lệnh với mục đích ra lệnh.
- Hãy ăn cơm đúng giờ
- Hãy làm đi trước khi đến hạn
Đây là loại câu mệnh lệnh có mục đích khuyên nhủ đối tượng nào đó.
- Chúng ta đi chơi đi
Câu này là loại câu với mục đích đề nghị một ai đó thực hiện một yêu cầu từ phía bản thân mình.
Bên cạnh những câu đã ví dụ phía đã đưa ra phía trên. Tại một số trường hợp giao tiếp cụ thể, câu mệnh lệnh còn được lược giản đi thành phần chủ ngữ. Những câu như thế thường được dùng để thể hiện sự gấp gáp, ra lệnh cho một bên khác.
Ví dụ như:
- Mở cửa!
- Nói đi!
- Nhanh lên!
- Khoan!
Cách sử dụng câu mệnh lệnh
Mọi người thường sử dụng câu mệnh lệnh thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Khi mọi người muốn đặt câu trong một số trường hợp chỉ cần thực hiện các bước dưới đây:
– Bước 1: Xác định được chính xác mục đích giao tiếp. Và bạn phải trả lời được câu hỏi: “Sử dụng câu mệnh lệnh để làm gì?”. Dùng vào mục đích ra lệnh, khuyên nhủ, đề nghị hay yêu cầu.
– Bước 2: Khi đã xác định mục đích của bản thân thì nhớ lựa chọn từ ngữ thích hợp để sử dụng. Nhớ phải dựa vào đối tượng muốn hướng đến mà lựa chọn từ ngữ cho thích hợp. Có như thế mới diễn tả được những yêu cầu mà câu mệnh lệnh muốn đưa đến cho người nghe, người đọc.
– Bước 3: Đối với từng trạng thái khác nhau cần phải chọn dấu câu cũng như từ đệm một cách phù hợp nhất. Không hẳn là câu mệnh lệnh phải dùng dấu chấm than.
– Bước 4: Đặt câu với những từ ngữ mang nghĩa cầu khiến.
– Bước 5: Đọc và chỉnh sửa cho đúng ngữ điệu muốn truyền tải đến người đọc và người nghe.
Một vài lưu ý khi sử dụng loại câu này cần chú ý
Câu mệnh lệnh thường đưa ra với mục đích yêu cầu, đề nghị. Do đó, khi sử dụng câu cần căn cứ vào đối tượng sẽ áp dụng để lựa chọn câu chữ cho thích hợp. Như thế có thể tránh được người nghe, người đọc hiểu sai vấn đề. Đồng thời cũng tránh được việc khiến bản thân bất lịch sự khi giao tiếp.
Muốn sử dụng dạng câu này thành thục nên lưu ý một số điều sau:
– Chỉ nên sử dụng khi yêu cầu người khác thực hiện công việc hay hành động nào đó. Thường sẽ là ra mệnh lệnh trực tiếp để người khác thực hiện công việc.
– Có thể sử dụng dạng câu này để nhờ vả sự giúp đỡ, trợ giúp từ một người nào đó khác.
– Khi muốn dùng những từ như: hãy, đừng, chớ, nên… thì nhớ phải thêm vào phía trước phần động từ của một câu.
– Các từ đi, thôi, nào… nên đặt ở cuối của một câu.
– Trường hợp một lời đề nghị có các từ như: xin, hãy, mong… sẽ được xuất hiện ở vị trí đầu mỗi câu.
– Không giống câu cảm thán, loại câu này được sử dụng trong văn bản hành chính và hợp đồng.
Như vậy, qua bài viết đã giới thiệu cho mọi người về định nghĩa, chức năng và cách sử dụng câu cầu khiến. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, mọi người đã biết cách sử dụng cho đúng trong từng ngữ cảnh.