Hướng dẫn sử dụng bảng tra lực siết bu lông chính xác nhất

Làm thế nào để biết cách sử dụng bảng tra lực siết bu lông chính xác, cùng những tiêu chuẩn cụ thể về lực siết bu lông. Mời các bạn tham khảo nội dung mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ ở ngay bên dưới.

Tìm hiểu về đặc điểm lực siết bu lông 

Lực siết bu lông là gì?

Lực siết bu lông được hiểu là lực hữu ích, kết hợp với cánh tay đòn của một dụng cụ siết, tạo thành mô-men xoắn đủ lớn, để tác động lên đầu bu lông hoặc đai ốc. Từ đó, suất căng ban đầu được tạo ra trong thân bu lông, nhằm đảm bảo mối liên kết bằng bu lông khi kẹp chặt theo đúng yêu cầu về kỹ thuật.

Lực siết của bu lông thường bị tác động bởi hai yếu tố là: 

  • Đường kính bu lông.
  • Độ bền bu lông. Độ bền của bu lông được nhà sản xuất in trên mặt đỉnh của bu lông.
Siết bu lông bằng cánh tay đòn chuyên dụng
Siết bu lông bằng cánh tay đòn chuyên dụng

Mối liên kết giữa lực siết bu lông với kết cấu thép thông dụng

Mối liên kết thông dụng của lực siết bu lông với kết cấu thép thường được phân thành 3 loại chủ yếu:

  • Liên kết chịu cắt: là dạng liên kết thông qua lỗ của các tấm thép được ghép lại với nhau mà bulông phải chịu lực vuông góc với thân bu lông. Phân thân của bu lông sẽ chịu ứng suất cắt từ lực kéo trên các tấm thép.  Từ kiểu liên kết này,  người ta sẽ sử dụng những loại dụng cụ siết theo tiêu chuẩn thông dụng, cùng với lực siết của thợ lắp ráp.
  • Liên kết không trượt: tương tự như liên kết chịu cắt. Thế nhưng yêu cầu lực siết bu lông này lớn hơn, tạo ra độ ma sát giữa các bản thép có kích thước đủ lớn, không cho trượt từ lực kéo tác động lên tấm thép. 
  • Liên kết bu lông chịu kéo: chịu được lực dọc theo thân bu lông. Đây là dạng liên kết bu lông phổ biến ở thời điểm hiện tại trong các kết cấu cơ khí thông dụng. 

Chẳng hạn: các mối liên kết không trượt được sử dụng để lắp mặt bích tay xà, lắp bulong khung móng của cột thép monopole, lắp cần đèn, cột đèn nâng hạ, cột đèn tín hiệu hay cột đèn chiếu sáng các loại…

Từ các liên kết trên, có thể thấy, lực xiết bu lông đai ốc giữ một vai trò hết sức quan trọng quyết định tới chất lượng và hiệu quả trong công việc. Nếu việc xác định lực này không đạt tiêu chuẩn lực xiết cho bu lông và đai ốc thì tình trạng một số con ốc bulong không được chắc chắn, khi bị lỏng. Điều này làm cho các điểm tiếp nối, gắn kết giữa những bộ phận ở thiết bị bị không đạt chất lượng như yêu cầu.

siết chặt bulong và ốc vít
Sự liên kết giữa bu lông và kết cấu thép chuyên dụng chắc chắn

Ngoài ra, mỗi loại bu lông và ốc vít sẽ có một lực vặn theo tiêu chuẩn nhất định. Quy định của lực xiết bu lông sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn chung của quốc tế.

Cách sử dụng bảng tra lực siết bu lông

Xác định kích cỡ của bu lông

Trong bảng lực siết bu lông, bạn có thể quan sát được cột đầu tiên là cột thể hiện thông số của đường kính bulong. Kí hiệu là d.

Tại cột thứ 2 : được kí hiệu là s. Cột này thể hiện size của bulông hoặc kích thước quy chuẩn ecu vặn vào bulong.

Hai thông số đường kính và ecu hoàn toàn khác nhau. Có những người dùng gọi chỉ số theo kích cỡ đường kính, còn người khác gọi theo kích thước của Ecu.

Tuy vậy, các thông số về kích thước và đường kính bulong này có mối quan liên hệ với nhau bằng công thức:

s = 1.5 x d

Ví dụ: + Bulong M16 sẽ tương ứng với ecu size 24mm

           + Bulong M24 sẽ tương ứng với ecu size 36mm

Lưu ý: trong một số trường hợp kết quả không chẵn thì bạn được phép làm tròn và sử dụng kết quả đó.

Ví dụ: M5 x 1.5 = 7.5mm, sẽ được làm tròn lên là 8mm 

Tại cột thứ 3: có các thông số từ 4.8, 8.8… chính là độ cấp bền của bulong (thông số này sẽ được in trên đỉnh của bulong loại bulong bạn đang định siết chặt).

Bảng tra lực siết bu lông
Bảng tra lực siết bu lông

Xác định lực siết của bulong

Sau khi đã xác định được “d” và “s”, bạn nhìn trong bảng tra lực siết bu lông từ trái qua phải. 

Sau đó, bạn kết hợp với cột thông số độ cấp bền trong bảng tiêu chuẩn lực siết bu lông từ trên xuống. 

Khi đó, bạn sẽ tìm thấy ô giao nhau.

=> Kết quả tại ô giao nhau đó chính là lực siết bulong tiêu chuẩn mà bạn cần tìm (đơn vị: N.m).

Tuy nhiên, khi xác định lực siết bu lông lục giác chìm, tại hàng ngang thứ 3 từ trái sang phải chính là thông số size của bulong tương ứng. Thông số của bu lông này không thể áp dụng công thức “d x 1.5” , mà bạn phải tra theo bảng quy định lực siết bu lông, rồi thực hiện cách tìm lực siết bulong như trên.

súng bắng bulong ốc vít
Súng chuyên dụng để bắn bulong

Hy vọng từ bảng tra lực siết bu lông bạn dễ dàng tìm được thông số một cách nhanh chóng để áp dụng vào sử dụng máy siết bu lông vào công việc hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:
Học công nghệ ô tô ra làm gì? Những thông tin cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *