DHA là một Acid béo rất quan trọng đối với hệ thần kinh, thị giác, não bộ và cả cơ thể con người. Đặc biệt nó cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây là những kiến thức về DHA là gì, tác dụng của DHA và cả những cách bổ sung DHA hiệu quả cho cơ thể. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!
Contents
DHA là gì?
DHA là một cụm từ được viết tắt của Docosahexaenoic Acid. Đây là một loại acid béo không no thuộc nhóm acid béo Omega 3. Ngoài ra thuộc vào nhóm này nó cũng còn có các tiền tố khác của DHA như Acid béo Alpha-linolenic.
DHA có thể được cơ thể sản xuất tự nhiên nhưng chỉ với hàm lượng rất nhỏ và không đủ để cung cấp DHA cho cơ thể. Chính vì thế chúng ta cần phải bổ sung DHA thông qua những thực phẩm giàu DHA từ bên ngoài nhằm đáp ứng các nhu cầu khác của cơ thể.
Tác dụng của DHA
Đối với từng giai đoạn của con người DHA mang đến những tác dụng nhất định. Tác dụng của DHA được thể hiện cụ thể như sau:
Đối với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ thì mẹ cần phải đặc biệt chú ý tới việc bổ sung DHA cho con, đặc biệt là trong thời kỳ con là thai nhi và giai đoạn sơ sinh. Cung cấp đầy đủ DHA cho bé sẽ giúp:
– Bé được hoàn thiện, phát triển tốt nhất về các chức năng thị lực. Bởi thành phần cấu tạo của các tế bào võng mạc có chứa tỷ lệ DHA lớn.
– DHA rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ, vì trong chất xám của não bộ có chứa tỷ lệ cao loại acid báo này. Ngoài ra, DHA còn giúp tăng được độ nhạy của hệ thống nơron thần kinh, thúc đẩy tối đa quá trình truyền đạt thông tin.
Đối với mẹ đang trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến cáo phải bổ sung đầy đủ DHA cho cơ thể. Điều này không những đảm bảo cung cấp cho thai nhi đầy đủ DHA mà còn giúp mẹ bầu cũng giảm được các nguy cơ trầm cảm sau sinh, tiền sản giật hay tránh tình trạng sinh non trong quá trình mang thai.
Đối với những người trưởng thành
Đối với những người trưởng thành, bổ sung đầy đủ DHA giúp:
- Hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, tăng được lưu lượng máu lên não bộ.
- Phòng ngừa được các bệnh lý có liên quan tới tim mạch, từ đó giúp ổn định huyết áp.
- Làm chậm và ngăn ngừa chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
- Hỗ trợ tăng sức khỏe sinh sản đối với nam giới.
- Chống lại các chứng viêm ở cơ thể.
Những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu DHA
– DHA nằm trong nhóm những acid béo omega-3 cần thiết cho cơ thể. Vì thế nếu cơ thể thiếu DHA sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, có nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh tật và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cơ thể.
– Đối với những phụ nữ đang mang thai khi thiếu hụt DHA có thể sinh non, tiền sản giật, các vấn đề về xương và mãn kinh.
– Ở thai nhi và ở trẻ sơ sinh thiếu hụt DHA sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch của trẻ, có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, hen suyễn và hạn chế sự phát triển về trí não. Trẻ có thể bị IQ thấp, kém thông minh và chậm phát triển.
Liều lượng bổ sung DHA
Bổ sung DHA cho cơ thể bạn cũng phải tùy vào từng đối tượng trường hợp. Cụ thể:
Trẻ nhỏ
Từng giai đoạn của trẻ có thể bổ sung lượng DHA chênh lệch khác nhau như sau:
– Giai đoạn thai kỳ: trẻ cần khoảng 200mg/ngày.
– Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi: thường lúc này trẻ chủ yếu được cung cấp DHA qua sữa mẹ với liều lượng 17mg/100kcal.
– Đối với trẻ từ 1-6 tháng tuổi thì hàm lượng DHA cần thiết trong 1 ngày là 75mg/ngày.
Mẹ bầu trong thai kỳ
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia thì trong thai ký mẹ cũng cần bổ sung tối thiểu 200mg/ngày. Cho tới 3 tháng cuối thai kỳ lượng DHA có thể sẽ phải cung cấp cao hơn. Bởi đây là giai đoạn hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ nhất của thai nhi về cả não bộ và hệ thần kinh.
Người trưởng thành
Đối với những người trưởng thành, lượng DHA được khuyên dùng là từ 400-800 mg trong vòng 6 tháng.
Bổ sung DHA đúng cách
Để tăng cường bổ sung DHA cho cơ thể, một phương pháp vô cùng hữu hiệu đó là ăn nhiều các thực phẩm giàu DHA. Dưới đây là những thực phẩm giàu DHA mà bạn có thể tham khảo bổ sung:
Cá biển
Cá biển có chứa một lượng DHA dồi dào mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy, lựa chọn bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý cẩn thận, bởi trong một vài loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Các loại cá biển được khuyên nên dùng đó là cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,…
Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa
Nếu như bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn thực phẩm gì để bổ sung DHA thì sữa và các chế phẩm làm từ sữa cũng là một lựa chọn hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí lại dồi dào dinh dưỡng.
Trong sữa không chỉ chứa một lượng DHA lớn mà nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều protein, vitamin D, canxi,…cần thiết cho sự phát triển của bé.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, macca,…là nhóm hạt cung cấp rất nhiều DHA và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thay vì kết hợp ăn các nhóm thực phẩm khác, bạn cũng có thể sử dụng một ly sữa hạt vừa nhanh gọn lại thơm ngon dễ uống.
Rau xanh có màu sẫm
Trong quá trình mang thai hay trong giai đoạn mà trẻ bắt đầu tập ăn thì rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu. Ngoài cung cấp nhiều chất xơ, rau xanh còn cung cấp nguồn DHA lớn cần thiết cho sự phát triển ở cơ thể.
Các loại rau xanh dồi dào DHA có thể kể đến như là cải bina, súp lơ xanh, cải xoăn, bắp cải,…
Lòng đỏ trứng
Ăn lòng đỏ trứng thường xuyên cũng giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ DHA. Ngoài ra nó còn cung cấp một số chất cần thiết như sắt, protein,…
>>> Vitamin D3 là gì? Công dụng và cách bổ sung vitamin D3 cho cơ thể
Trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về DHA. Có thể thấy DHA có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Do đó lựa chọn nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ DHA là rất cần thiết. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có đầy đủ kiến thức, biết cách lựa chọn bổ sung đầy đủ DHA cho bản thân và những người thân trong gia đình.