Thiết bị nâng 1 trụ là loại được sử dụng phổ biến cho các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Hiện nay để sử dụng hiệu quả, người dùng rất chú trọng đến lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Bài viết này sẽ mang đến thông tin chi tiết nhất.
Contents
Vai trò của bản vẽ cầu nâng 1 trụ
Thiết bị nâng rửa xe 1 trụ hiện nay đang có 2 loại đó là loại nâng 1 trụ Việt Nam và Ấn Độ. Dựa vào bản vẽ, người dùng có thể xác định được các thông số cần thiết để đảm bảo cho quá trình vận hành và lắp đặt của thiết bị này.
Đối với loại 1 trụ Việt Nam có tỷ lệ kích thước như sau chiều dài là 2.1m. Cầu nâng 1 trụ Ấn Độ là 2.2m. Mức chênh lệch giữa hai loại này là 0,1m.
Chính vì vậy thông qua bản vẽ 1 trụ có thể tính toán, xác định được vị trí lắp đặt, cần đặc biệt lưu ý đến nền móng.
Để phù hợp với diện tích mặt bằng nhà xưởng, có 2 cách lắp được ứng dụng. Cụ thể được lắp đặt theo 2 cách đó là lắp âm nền và lắp kiểu nổi.
Để việc thi công lắp đặt trở nên dễ dàng và hiệu quả nhất, người dùng cần chuẩn bị bản vẽ cầu nâng 1 trụ. Trước khi tiến hành làm móng, bạn cần có tính toán và khảo sát vị trí lắp đặt.
Tìm hiểu 2 loại bản vẽ lắp đặt
Hiện nay có 2 kiểu lắp là lắp nổi và lắp âm nền. Cụ thể:
Bản vẽ kiểu lắp nổi
Đối với kiểu lắp này người dung cần chú ý đến đáy móng. Phần này phải được gia cố chắc chắn không bị lún khi sử dụng và đặc biệt cần phải làm đúng cao độ. Theo đó, người dùng cần dựa vào độ dài của ti giàn nâng 1 trụ Ấn Độ và Việt Nam để lắp một cách chính xác.
Đối với loại 1 trụ Ấn Độ
Với thiết bị này người dùng cần chú ý thông số về chiều dài rộng là 1,2m2, chiều sâu xuống là 2,5m.
Sau đó bạn tiến hành đổ 1 lớp bê tông mác 300 dày 30cm. Đảm bảo mặt bê tông đáy lên đến 2,2m.
Đối với thiết bị nâng 1 trụ Việt Nam
Tương tự như bản vẽ Ấn Độ, bản vẽ Việt Nam đảm bảo các thông số như sau:
– Thiết bị này có chiều sâu của trụ là 2,4m thấp hơn với chiều sâu khi sử dụng nâng Ấn Độ. Cần đổ thêm một lớp bê tông dày khoảng 30cm.
– Chiều cao của bê tông đáy lên mặt nền được hoàn thiện còn lại là 2,1m. Kích thước này dài vừa bằng độ dài của ty nâng sản xuất tại Việt Nam.
Bản vẽ kiểu lắp âm nền
Việc lắp đặt cầu nâng 1 trụ kiểu âm nền đòi hỏi nhiều kỹ thuật và kỹ năng hơn cầu nâng nền nổi. Do đó, khi thực hiện lắp đặt chúng ta cần chú ý đến các thông số sao cho khi hạ bàn nâng xuống sẽ vừa khít với mặt sàn.
Đối với thiết bị nâng 1 trụ Ấn Độ
Bản vẽ lắp âm nền được áp dụng khi sử dụng loại 1 trụ Ấn Độ với những thông số tính toán hợp lý. Cụ thể bạn cần đào một hố với độ sâu 2,65m và bề rộng là 1,2m.
Tiếp đến, việc thực hiện đổ 1 lớp bê tông dày khoảng 30cm, với thông số này được đánh giá là khá phù hợp. Sao cho từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền hoàn thiện cốt 0.00 là 2,35m.
Cụ thể, vị trí hạ bàn nâng cần được lắp đặt hợp lý sao cho vừa với kích thước của bàn nâng khi hạ xuống. Khoảng trống để đặt bàn nâng thường rơi vào khoảng diện tích là 2,1x 4,4m.
Đối với loại nâng 1 trụ Việt Nam
Đối với bản vẽ thiết kế thiết bị nâng Việt Nam kiểu âm nền bạn cần chú ý những thông số quan trọng như sau:
– Sử dụng loại ty nâng có chiều dài khoảng 2,1m.
– Tính toán độ cao từ mặt bê tông đáy lên đến nền nhà khi hoàn thiện là 2,25m. Độ cao này bao gồm 2,1m là phần chiều dài của ty nâng thủy lực 1 trụ và 15cm độ cao của phần âm nền.
Cấu tạo cầu nâng 2 trụ & Cách sử dụng cầu nâng 2 trụ hiệu quả
Cầu nâng cắt kéo: Ưu – Nhược điểm khi sử dụng thiết bị
Quy trình lắp đặt cầu nâng 1 trụ
Dựa vào những thông số cụ thể của bản vẽ cầu nâng 1 trụ, người dùng có thể tiến hành lắp đặt như sau:
– Tiến hành đưa ty của giàn nâng xuống móng cầu.
– Sử dụng thước thủy lực để cân bằng ty. Công đoạn này đòi hỏi kỹ thuật và là công đoạn quan trọng nhất của thiết bị nâng 1 trụ.
– Sau đó, lấp cát đầu bề mặt hố móng, cần thực hiện cách khéo léo tránh để cát ảnh hưởng đến sự cân bằng của ty nâng.
– Thiết kế lắp đặt hệ thống đường ống dẫn dầu để nối ty cầu với bình chứa dầu thủy lực. Công đoạn này cần được chú ý và tuyệt đối an toàn khi lắp đặt đường ống, tránh tình trạng bị rò rỉ dầu làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành.
Xem thêm: Thủy lực là gì? Các đặc điểm cơ bản của hệ thống thủy lực
– Tiến hành lắp đặt thanh đỡ vào bàn nâng, thanh dẫn dầu ô tô. Ngay sau khi lắp đặt các bộ phận cầu vào với nhau, tiến hành gia cố thêm một phần bê tông ở trên cổ của ben nâng rửa xe ô tô. Công đoạn này giúp cố định vị trí của thiết bị không bị nghiêng đổ.
Cần lưu ý thời gian lắp đặt cầu nâng 1 trụ, quá trình thi công hố móng phải đảm bảo thời gian từ 7-10 ngày trước khi lắp đặt.
Hệ thống khí nén tốt nhất nên sử dụng máy nén khí có công suất từ 5.5 HP trở lên, bình chứa khí từ 500L để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Lỗi thường gặp khi lắp đặt thiết bị nâng 1 trụ
Khi lắp đặt người dùng thường hay mắc phải một số lỗi như sau:
– Lỗi hố móng bị rộng: Nguyên nhân của việc này đó là giúp việc sử dụng máy xúc để đào móng không xác định chính xác chu vi của hố móng khiến miệng hố trở nên quá rộng. Điều này, người dùng cần đặc biệt lưu ý về kích thước hố móng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lắp đặt cầu nâng 1 trụ.
– Làm hố móng trước khi làm nền: Điều này ảnh hưởng đến việc lắp đặt trở nên khó khăn, gây ra nhiều hệ quả của việc sử dụng sau này.
– Hiện tượng thiếu sót khi làm đường rãnh dẫn nhớt. Trên thực tế quá trình gây thiếu sót đường rãnh dẫn nhớt không quá ảnh hưởng đến chất lượng. Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ thì lỗi này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống công trình và tốn nhiều thời gian thi công.
– Lỗi không đào hố móng theo đúng chiều sâu. Với mỗi model 1 trụ khác nhau sẽ có thông số về độ sâu không giống nhau. Nếu như người dùng đào các hố đều giống nhau sẽ tạo cho ben nâng không lắp đặt được đúng theo tiêu chuẩn quy định.
– Không kiểm tra kỹ hệ thống móng trước khi lắp đặt.
– Lỗi nguy hiểm khi việc lắp đặt không đúng vị trí và kỹ thuật lắp đặt. Điều này cần người thợ phải chú ý đến vấn đề này để thiết bị có thể hoạt động tốt nhất.
Những lưu ý khi thi công lắp đặt
Thông số về kích thước hố móng lắp âm hay nổi đều phụ thuộc vào bản vẽ. Tuy nhiên, người lắp đặt cần áp dụng vào thực tế về vị trí lắp đặt có phù hợp hay không.
Thông thường để chọn vị trí lắp đặt, bạn cần khảo sát những nơi có tầng địa chất phía dưới ổn định, không bị sụt lún để giúp thiết bị vận hành ổn định và chắc chắn.
Ở những nơi như sông, suối, biển,… Đây là những khu vực có nền đất yếu dễ xảy ra tình trạng sụt lún thay vì đổ lớp bê tông dày 30cm. Bạn có thể đổ dày hơn để đảm bảo độ dày nhất định khoảng 50-60cm, hoặc có thể gia cố phần phía dưới bằng cừ tràm để tạo độ chắc chắn cho móng.
Ngược lại những nơi có nền đất xung quanh hố bị sạt lở, dẫn đến việc đào hố móng trở nên khó khăn. Với những trường hợp này bạn có thể thêm ống cống xuống, đào đến đâu ta bỏ ống đến đó. Điều này giúp gia cố được phần đất có khả năng bị sạt lở.
Bản vẽ cầu nâng 1 trụ cần được tính toán hợp lý, các đơn vị bán cần cung cấp đầy đủ bản vẽ và hướng dẫn các thông số bắt buộc cần phải có. Ngoài việc chuẩn bị bản vẽ chu đáo, người lắp đặt cũng phải có kinh nghiệm để có thể xử lý những trường hợp cần thiết và nhanh chóng.
Bài viết này mang đến những thông tin chi tiết về cách để lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Đây là một trong những yếu tố cần thiết để có thể lắp đặt thành công một thiết bị nâng 1 trụ. Hy vọng bài viết này của camnangdienmay.net đã mang đến những thông tin cần thiết cho bạn đọc và người dùng chưa có kinh nghiệm.