Jupiter là sao gì? Với những ai yêu thích và có niềm đam mê tìm hiểu về thiên văn thì chắc hẳn đã khám phá được nhiều thông tin về Jupiter là gì. Tuy nhiên, một số người mới tìm hiểu và chưa biết nhiều về hành tinh này. Vì vậy, chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá về sao Jupiter trong bài viết dưới đây!
Contents
- 1 Jupiter là sao gì?
- 2 Những bí ẩn ít người biết về sao Mộc (Jupiter)
- 2.1 Sao Mộc – hành tinh “khổng lồ” trong Thái Dương hệ
- 2.2 Jupiter không phải là một “ngôi sao”
- 2.3 Jupiter – hành tinh quay nhanh nhất trong Thái Dương hệ
- 2.4 Mây trên Sao Mộc chỉ có độ dày khoảng 50km
- 2.5 Vết đỏ lớn – Đặc trưng của Jupiter
- 2.6 Sao Mộc cũng có vành đai
- 2.7 Jupiter có từ trường lớn hơn Trái Đất 17 lần
- 2.8 Sao Mộc có đến 79 Mặt Trăng
- 2.9 Con người đã đưa tàu thăm dò lên Sao Mộc 9 lần
- 2.10 Có thể quan sát Sao Mộc (Jupiter) bằng mắt thường
Jupiter là sao gì?
Jupiter là sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong Thái Dương hệ. Người Hy Lạp đã lấy tên thần Zeus để đặt tên cho hành tinh này. Thần Zeus ngự trị trên ngai vàng tối cao, lãnh đạo các vị thần, cai quản đỉnh Olympia. Trong tiếng La Mã, vị thần này có tên là Jupiter nên người ta dùng nó để đặt cho sao Mộc.
Tìm hiểu đến đây, một số bạn có thể sẽ thắc mắc Jupiter là gì? Trong thần thoại Hy Lạp, Jupiter (Zeus) là vị thần của của bầu trời và sấm sét. Đồng thời, thần Zeus còn là cha đẻ của rất nhiều vị thần dũng mãnh như:
- Thần chiến tranh Ares (vị thần sao Hỏa)
- Thần thương mại và liên lạc Hermes (vị thần sao Thủy)
- Thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật Apollo
- …
Có lẽ vì sao Mộc là hành tinh có kích thước cực lớn nên nó đã được gọi theo tên của vị thần Jupiter vĩ đại. Quan sát qua kính thiên văn, sao Mộc vô cùng thanh tú, oai phong gióng như một vị vua. Mộc tinh được ví như người khổng lồ.
Những bí ẩn ít người biết về sao Mộc (Jupiter)
Như vậy là chúng ta đã biết Jupiter là sao gì sau khi tìm hiểu ở phần trên. Sao Mộc (Jupiter, Mộc tinh) đã được con người phát hiện ra từ thời xa xưa. Đây là đối tượng mà các nhà thiên văn, nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, chinh phục. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn những bí ẩn thú vị về hành tinh này.
Sao Mộc – hành tinh “khổng lồ” trong Thái Dương hệ
Tuy có lượng khí bằng một phần nghìn so với khí tại Mặt Trời, nhưng khối lượng của sao Jupiter lại nặng gấp 2,5 lần tổng khối lượng của các hành tinh trong Thái Dương hệ. Nếu xét riêng Trái Đất thì sao Mộc có khối lượng lớn hơn gấp 318 lần.
Nhưng nếu sao Mộc có địa khối lớn hơn thì nó sẽ có hình dạng nhỏ bé hơn. Bởi nếu khối lượng tăng thêm, mật độ vật chất trong sao hỏa sẽ dày đặc hơn. Đồng thời, các lực tương tác sẽ tự kéo những vật chất này vào với nhau nên hành tinh sẽ bị co lại.
Theo các ước tính, khối lượng của hành tinh này có thể tăng thêm 4 lần mà không bị co lại. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn đó thì kích thước của sao Mộc có thể bị thay đổi.
Jupiter không phải là một “ngôi sao”
Tuy chúng ta gọi là “Sao” Mộc, nhưng “ngôi sao” và “hành tinh” là 2 khái niệm không giống nhau. Hiện tại, ngôi sao gần Địa Cầu nhất là Mặt Trời.
Jupiter được các nhà thiên văn gọi là “Ngôi sao lỗi”. Tuy nó chứa nhiều khí Hydro và Heli, nhưng lõi lại không đủ khối lượng để tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Một ngôi sao có thể chiếu sáng được là nhờ phản ứng này.
Ví dụ như Mặt Trời – một ngôi sao thực thụ sẽ liên tục diễn ra các phản ứng bên trong tâm vì có áp lực và nhiệt độ rất lớn. Các phản ứng này xảy ra liên tục và tạo ra năng lượng cho những ngôi sao.
Để sao Mộc có thể tạo ra được các phản ứng này, trở thành một ngôi sao chính hiệu, khối lượng của nó cần tăng thêm 70 lần so với hiện tại. Vì vậy, Mộc tinh được phân vào hành tinh có chứa khí gas khổng lồ, mà không phải là một ngôi sao.
Jupiter – hành tinh quay nhanh nhất trong Thái Dương hệ
Để sao Mộc tự quay quanh trục của mình tốn thời gian chưa đến 10 tiếng. Vận tốc quay của hành tinh này vào khoảng 12.6km/s. Bởi nó không phải vật rắn, thêm vào đó là momen động lượng lớn, khiến phần xích đạo bị phình ra. Đường kính đi qua 2 cực nhỏ hơn đường kính xích đạo khoảng hơn 9000km.
Do Jupiter có khối lượng tổng thể lớn, nó là hành tinh duy nhất có tâm khối với Mặt Trời nằm ngoài thể tích Mặt trời. Nó mất 11,86 năm Trái đất để hoàn thành một vòng quanh ngôi sao chủ với khoảng cách tới Mặt Trời là 778 triệu km. Do vận tốc quay cực nhanh nên Sao Mộc sinh ra từ trường rất mạnh, tạo ra nhiều bức xạ nguy hiểm quanh bề mặt của nó.\
Nguyệt thực là gì? Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm
Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực diễn ra lúc nào?
Mây trên Sao Mộc chỉ có độ dày khoảng 50km
Tuy kích thước khổng lồ, nhưng các đám mây vào vệt bão mà con người quan sát được chỉ dày khoảng 50km. Những đám mây đó được hình thành từ các tinh thể Amoni vỡ ra tạo thành 2 tầng mây.
Các vật chất màu tối mà chúng ta thấy có thể là những hợp chất từ bên trong Jupiter nổi lên rồi phản ứng với ánh sáng Mặt Trời nên bị tối màu. Bên dưới các tầng mây là thành phần của yếu của Mộc tinh: Hidro và Heli.
Vết đỏ lớn – Đặc trưng của Jupiter
Vết đỏ lớn là một cơn bão khổng lồ, xoáy nghịch ở bán cầu Nam của Sao Mộc. Cơn bão này đã kéo dài ít nhất 340 năm. Cơn bão khổng lồ này có độ cao ước tính khoảng từ 12000 – hơn 16000km, đường kính khoảng 24000km.
Những năm đầu thế kỉ XX, lý thuyết vết đỏ lớn là một cơn bão được hình thành bởi sự hỗn loạn do Mộc tinh có vận tốc quay quanh trục quá nhanh đã được đưa ra. Nó được chứng minh là đúng sau khi tàu Voyager 1 đã thấy cận cảnh vào tháng 3/1979.
Sao Mộc cũng có vành đai
Nói đến vành đai xung quanh hành tinh, chúng ta thường nghĩ đến sao Thổ. Tuy nhiên, cả sao Thiên Vương và sao Mộc cũng sở hữu vành đai riêng.
Jupiter là hành tinh thứ 3 được tìm ra điều này bởi nó có vành đai rất mờ nhạt và không dễ quan sát. Vành đai của Mộc tinh được chia thành 3 vành đai nhỏ hơn. Nó gồm các phân đoạn là vòng ngoài, vòng chính giữa và Halo ở trong cùng.
Jupiter có từ trường lớn hơn Trái Đất 17 lần
Khi tìm hiểu Jupiter là sao gì, bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên về thông tin thú vị này. Sao Mộc là hành tinh có từ trường lớn nhất trong Thái Dương Hệ, do nó có thể dùng được la bàn. Sự tương tác giữa từ quyển và gió mặt trời làm xảy ra hiện tượng vành đai phóng xạ nguy hiểm. Hiện tượng này có thể khiến các tàu vũ trụ thăm dò ở đây bị thiệt hại.
Mộc tinh có bốn mặt trăng lớn nhất trong tất cả quỹ đạo của từ quyển, góp phần bảo vệ nó khỏi gió mặt trời. Từ trường của Jupiter cũng giúp bảo vệ các đợt phát xạ vô tuyến cực mạnh từ những vùng cực của hành tinh.
Sao Mộc có đến 79 Mặt Trăng
Jupiter được coi là hành tinh “đào hoa” nhất vì có tới 79 vệ tinh quay xung quanh. Nhưng, đó chỉ là những vệ tinh chính thống và đã đặt tên. Thực tế có hơn 200 vệ tinh tự nhiên có quỹ đạo xung quanh sao Mộc. Chúng thường có đường kính nhỏ hơn 10km và được tìm thấy sau năm 1975. Đó là thời điểm tàu thăm dò đầu tiên – Pioneer 10 tới khám phá hành tinh này.
Tuy Mộc tinh có rất nhiều mặt trăng, nhưng có 4 cái chính được chú ý nhiều hơn cả. Tên gọi chung của chúng là Galilean vì nó được tìm ra bởi nhà du hành vũ trụ Galileo Galilei. Tên của các mặt trăng này được đặt theo thứ tự về khoảng cách đến hành tinh chủ. Cụ thể là: Io, Europa, Ganymede và Callisto.
Con người đã đưa tàu thăm dò lên Sao Mộc 9 lần
Tháng 12/1973, NASA đưa con tàu Pioneer 10 lên khám phá sao Mộc lần đầu tiên. Tháng 12/1974 là con tàu Pioneer. Sau đó, vào năm 1979 là Voyager 1 và 2. Mãi cho đến tháng 12/ 1992, tàu Ulysses mới được đưa lên hành tinh này.
Năm 2000, tàu Cassini đã đến đây tiếp tục hành trình khám phá và đi qua sao Thổ. Gần đây nhất là vào năm 2007, NASA phóng tàu New Horizons lên hành tin này. Không dừng lại ở đây, hành trình khám phá sao mộc và các hành tình khác sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Có thể quan sát Sao Mộc (Jupiter) bằng mắt thường
Mặc dù Mộc tinh cách rất xa Trái Đất nhưng chúng ta vẫn có thể quan sát nó bằng mắt thường. Bởi Jupiter là hành tinh sáng thứ 3, kích thước lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Điều này đã giúp chúng ta không cần sự hỗ trợ của kính thiên văn mà vẫn có thể nhìn thấy sao Mộc.
Những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp cho các bạn Jupiter là sao gì? Mong rằng, chúng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về vũ trụ rộng lớn. Nếu yêu thích lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo về các hiện tượng thiên văn, hành tinh qua các bài viết khác của camnangdienmay.net nhé!