Cũng như các loại máy móc, thiết bị khác, sau một thời gian sử dụng bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí. Theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn các quy trình bảo dưỡng máy nén không khí đúng cách và hiệu quả nhất.
Contents
Tác dụng của việc bảo dưỡng máy nén khí
Quá trình sử dụng có thể làm cá bộ phận, linh kiện của máy nén bị mài mòn, hoen gỉ dẫn đến việc giảm hiệu suất làm việc cũng như tuổi thọ của máy.
Vì thế máy nén không khí cũng như các loại máy móc nói chung cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng máy khí nén định kỳ.
Bảo dưỡng để đảm bảo sự hoạt động ổ định của máy
Các chi tiết của máy có thể bị oxy hóa hoặc bị lỏng lẻo sau thời gian vận hành. Chúng rất dễ bị thay đổi vị trí khi gặp chấn động và làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Cũng như các loại bụi bẩn có thể trong và ngoài máy có thể dẫn tới hiện tượng tắc nghẽn ở bộ lọc dầu hoặc đường ống dẫn khí,…
Do đó, máy cần phải được thường xuyên lau chùi, kiểm tra và điều chỉnh các sai lệch để đảm bảo hiệu suất cũng như kéo dài tuổi thọ của máy và các linh kiện bên trong.
Bảo dưỡng máy nén khí để tiết kiệm chi phí vận hành và sửa chữa
Nếu không bảo dưỡng máy nén không khí thường xuyên, máy sẽ bị giảm tuổi thọ và xuất hiện tiếng ồn hoặc bị rung mỗi khi vận hành hoặc tiêu hao nhiều điện năng hơn.
Hơn nữa, khi kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí, bạn có thể sớm phát hiện ra những sai sót, sự cố để kịp thời sửa chữa trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhờ vậy mà bạn có thể giảm được chi phí sửa chữa hoặc thay thế linh kiện.
Máy nén không khí được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên sẽ luôn ở trạng thái vận hành tối ưu nhất.
Khi tiến hành bảo dưỡng máy khí nén, bạn cần đọc kỹ các hướng dẫn và yêu cầu an toàn của nhà sản xuất và đảm bảo ngắt nguồn điện khi thực hiện quá trình bảo dưỡng máy.
[Hướng dẫn] Cách sử dụng máy nén khí hiệu quả và an toàn
Những thông tin liên quan về van khí nén 5/2
Thời gian bảo dưỡng máy nén khí định kỳ
Bảo dưỡng máy nén giúp máy vận hành tốt hơn, nâng cao tuổi thọ cũng như tiết kiệm điện năng. Bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ theo những thời gian sau đây:
Thực hiện bảo dưỡng hàng ngày (sau 8h hoạt động)
Trong quá trình sử dụng máy, bạn thường xuyên kiểm tra máy để tránh những lỗi hoặc sự cố đáng tiếc xảy ra.
- Xuất hiện tiếng ồn bất thường
- Duy trì mức dầu luôn nằm giữa kính thăm dầu
- Xả van đáy bình chứa khí để xả nước ra ngoài. Thực hiện 4 hoặc 8h mỗi lần tùy theo độ ẩm không khí.
Bảo dưỡng máy nén khí theo tuần (tương đương 50h làm việc)
Mặc dù máy vẫn được bảo dưỡng mỗi ngày nhưng bạn vẫn cần ghi nhớ bảo dưỡng máy hàng tuần và thực hiện các công việc sau:
- Làm sạch bộ lọc khí vì nếu bộ phận này bị nghẹt không chỉ làm ảnh hưởng hiệu suất mà còn gây ra tình trạng quá nhiệt và giảm tuổi thọ của dầu nhớt trong máy
- Lau chùi làm sạch các linh kiện bên ngoài máy, đảm bảo các ống giải nhiệt của máy đều sạch sẽ
- Kiểm tra hoạt động của van an toàn
Kiểm tra máy nén không khí hàng tháng
Bạn cần thực hiện kiểm tra các bộ phận sau đây:
- Kiểm tra dầu nhớt và thay nếu cần thiết
- Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống khí, các van an toàn và dây van nối giữa các piston hoặc từ các đầu nén xuống bình để tránh bị thất thoát khí nén trong khi máy đang hoạt động.
- Kiểm tra dây đai có bị trùng hay không để điều chỉnh hoặc thay dây đai mới cho máy
Bảo dưỡng máy nén khí định kỳ quý (3 tháng)
- Thay dầu nhớt cho máy cứ 3 tháng 1 lần
- Kiểm tra các van, làm sạch muội than ở van và đầu máy
- Siết chặt lại các bu lông, đai ốc,…
- Kiểm tra chế độ không tải của máy
- Sau 1000h sử dụng (khoảng 6 tháng) có thể kiểm tra bình chứa dầu và thay mới lọc dầu nếu cần thiết.
Bảo dưỡng máy khí nén hàng năm
Để đảm bảo hoạt động tốt nhất của máy nén khí, sau 1 năm sử dụng, bạn nên kiểm tra các linh kiện, chi tiết máy, cố định lại ốc vít, thay thế mới các phụ tùng, lọc gió, lọc tách dầu. Đồng thời tra dầu hoặc mỡ vào vòng bi cũng như kiểm tra chế độ tự dừng của máy.
Khi bảo dưỡng máy nén không khí, bạn nên chú ý:
- Sử dụng loại nhớt hợp lý để tốc độ của máy tối ưu nhất (SAE 20 cho mùa đông và SAE 30 cho mùa hè)
- Thay dầu sau khi máy dừng hoạt động 15-20 phút
- Không đổ dầu cao hơn giới hạn trên cũng như vận hành máy khi dầu dưới mức giới hạn dưới
- Đôi svs máy mới, nên thay dầu vào 100h làm việc đầu tiên, sau đó là định kỳ 1000h/lần thay hoặc tùy theo điều kiện thông thoáng và độ ẩm để thay sớm hoặc muộn hơn.
Hướng dẫn bảo dưỡng một số bộ phận cần thiết
Tuy nhiên, nếu bạn không muốn bảo dưỡng toàn bộ các chi tiết của máy thì bạn có thể bảo dưỡng một số bộ phận cần thiết sau:
Hướng dẫn thay dầu bôi trơn máy nén
Nếu không thay dầu nhớt thường xuyên hoặc không đảm bảo đủ dầu cho máy thì sẽ làm giảm hiệu suất bôi trơn có thể làm dừng máy đột ngột hoặc làm hỏng động cơ, hỏng buồng nén,…
- Bạn nên sử dụng dầu chính hãng và 1 loại dầu cho 1 máy
- Dừng máy và để áp suất về 0 bar
- Xả hết dầu cũ ra ngoài
- Đổ dầu mới vào trong bình chứa dầu
- Kiểm tra mức dầu ở thước đo dầu khi đang tải nằm ở giữa hai vạch đỏ
Thay thế lọc hút, lọc dầu để bảo dưỡng máy nén khí
Lọc hút bị bẩn hoặc bị hỏng sẽ làm giảm áp lực và lưu lượng khí ở đầu ra, gây hỏng buồng nén và giảm tuổi thọ của dầu bôi trơn.
- Tháo lọc hút khỏi buồng
- Dùng khí nén khô loại bỏ bụi bẩn
- Vệ sinh bầu lọc bằng khăn và súng khí
Đối với lọc dầu, không thay thế kịp có thể làm nhiệt độ khí tăng cao gây dừng máy đột ngột và hỏng buồng nén. Do đó, bạn cần thay thế lọc dầu định kỳ
Tương tự, lọc tách dầu nếu không được thay thế và vệ sinh định kỳ sẽ làm tăng điện năng tiêu thụ, giảm áp suất của khí đầu ra và làm hao dầu máy.
Vệ sinh lọc gió của máy bơm hơi khí nén
Thay động cơ và dàn giải nhiệt
Động cơ là linh hồn của tất cả các loại máy móc, riêng đối với máy nén khí, nếu động cơ không được bảo dưỡng hỏng vòng bi dẫn tới bó cứng trục, động cơ không thể chạy, động cơ bị giảm khả năng cách điện có thể gây cháy nổ,…
- Vệ sinh động cơ thường xuyên, bơm mỡ khoảng 2000h/lần
- Thay vòng bi định kỳ.
Dàn giải nhiệt giúp giảm nhiệt độ khi đầu ra và giảm nhiệt độ trong máy. Nếu không vệ sinh dàn giải nhiệt và súc rửa bằng hóa chất định kỳ sẽ làm giảm khả năng bôi trơn của dầu (nếu nhiệt độ dầu cao) hoặc giảm khả năng tách nước của máy sấy khí (khi nhiệt độ khí ra cao).
Kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng máy. Bạn có thể tự bảo dưỡng máy ở nhà hoặc liên hệ với thợ sửa, trung tâm bảo hành với những hỏng hóc chuyên môn để được sửa chữa kịp thời.