Trọng lượng là gì? Mối liên hệ của trọng lượng và khối lượng

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về trọng lượng khi người ta sử dụng để tính toán số liệu của gang, thép… Nó là loại đại lượng được sử dụng nhiều nhất trong Vật Lý. Vậy trọng lượng là gì? Có mối liên hệ thế vào với khối lượng?

Trọng lượng là gì? 

Trọng lượng thường được hiểu là đang nói đến lực hấp dẫn đã tác động lên một vật thể được xác định. Nói cách khác, nó có liên quan đến lực hút của Trái Đất đến vật nào đó. Để tính toán người ta ký hiệu nó là P. 

Đây là một đại lượng mà học sinh cần phải biết khi học môn Vật Lý

Đơn vị của trọng lượng chính là Newton được ký hiệu bằng chữ N. Ký hiệu như thế là bởi được lấy theo tên của nhà Vật Lý học vĩ đại người Anh.

Ông có tên đầy đủ là Isaac Newton. Và cũng chính ông đã tìm ra trọng lực và chứng minh nó cho cả thế giới biết. Nhờ có phát minh của nhà khoa học đại tài mà đã giúp ích cho cuộc sống của con người rất nhiều. 

Công thức tính trọng lượng 

Theo như Vật lý lớp 6 nhận định rằng: Gọi P là trọng lượng của một vật có khối lượng bằng m được đặt ở nơi có gia tốc g. Lúc đó, ta sẽ có công thức xác định bằng biểu thức như sau: 

P= m.g 

Trong đó: 

– P chính là trọng lượng của vật xác định. Đơn vị đo là N. 

– g là gia tốc trọng trường của vật đó (Đơn vị là m/s2). 

– m chỉ đại lượng biểu trưng cho khối lượng vật nào đó (Đơn vị là kg). 

Với chương trình của bậc học THCS thì g sẽ được lấy giá trị bằng 9.81m/s2. Thường khi tính toán sẽ được làm tròn lên bằng 10m/s2. Do đó, sẽ có công thức viết lại như sau: P=10m. 

Công thức tính toán đơn giản, dễ nhớ

Qua công thức có thể thấy trọng lượng một vật sẽ phụ thuộc trực tiếp vào khối lượng cũng như gia tốc của vật. Thế nhưng khi xác định lại tại vật có khối lượng cố định. Trọng lượng chỉ có sự phụ thuộc duy nhất vào gia tốc g mà thôi. 

Để dễ hình dung, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ như sau: 

Tại một điểm trên bề mặt Trái Đất vật có khối lượng là 2kg. Đem so sánh khi vật đó ở trên mặt trăng thì có sự lớn hơn gấp 6 lần bình thường. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là bởi gia tốc của trọng trường trên Trái Đất cao gấp 6 lần so với khi ở trên mặt trăng. 

Có thể bạn quan tâm:
Trọng lượng riêng là gì? Phân biệt trọng lượng – khối lượng riêng

Điểm khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng

Không chỉ học sinh mà rất nhiều người khi tính toán xảy ra sự nhầm lẫn giữa trọng lượng và khối lượng. Nhiều người còn cho rằng chúng giống nhau và thay thế được cho nhau không gặp vấn đề gì.

Thế nhưng quan điểm này sai hoàn toàn vì khái niệm khác nhau và không thể tráo đổi. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự khác nhau, đã có một bảng khảo sát đánh giá đúng về nó. 

Hai đại lượng khác nhau và mối liên hệ giữa chúng
Tiêu chí  Trọng lượng  Khối lượng 
Khái niệm  Chính là độ lớn hay cường độ của lực hút Trái Đất đang tác dụng lên vật. Khi đó, nó phụ thuộc vào khối lượng vật đó và gia tốc trọng trường. 

Nếu như vật có khối lượng cố định thì trọng lượng sẽ dựa vào gia tốc trọng trường xác định. 

Nó là khối lượng để tạo ra vật chất đó. Dù ở bất cứ đâu, trong môi trường chân không nào thì giá trị luôn không có sự thay đổi. Ở trong môi trường nước cũng như vậy. 
Đơn vị  Đơn vị đo là Newton được ký hiệu bằng chữ N Có nhiều đơn vị đo: Tấn, tạ, yến, kg, g… 
Cách thức đo lường  Để xác định chính xác khối lượng thì cân là vật thường dùng  Sử dụng lực kế để đo lường 

Xem thêm: Khối lượng là gì? Những nội dung liên quan đến khối lượng

Mối liên hệ với khối lượng 

Đầu tiên, chúng ta nên biết công thức tính khối lượng bằng: m = P.g. Thực tế, trọng lượng và khối lượng của vật thường dựa trên mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mà thôi. Vì khi tính toán thì trọng lượng bằng tích giữa khối lượng và gia tốc. Công thức biểu đạt: P = mg. 

Vì vậy khối lượng sẽ tỉ lệ thuận với trọng lượng. Nếu khối lượng tăng thì trọng lượng cũng tăng và ngược lại. 

Như vậy, qua bài viết chắc hẳn mọi người đã hiểu trọng lượng là gì? Đồng thời còn có công thức tính, mối liên hệ với khối lượng. Hy vọng những thông tin mà camnangdienmay.net đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có thêm kiến thức để áp dụng khi học tập. 

Có thể bạn quan tâm:
Nhiễm từ là gì? So sánh tính chất nhiễm từ của Sắt và Thép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *