Lắp đặt tháp giải nhiệt là công việc quan trọng để đảm bảo cho hệ thống làm mát của nhà máy hoạt động bình thường, ổn định nhất. Đối với các hệ thống cooling tower phức tạp, doanh nghiệp bắt buộc phải thuê đội ngũ lắp đặt chuyên nghiệp về hỗ trợ. Tuy nhiên, với các cơ sở sử dụng tháp làm mát loại nhỏ thì cũng có thể tự lắp đặt nếu có kinh nghiệm hoặc nắm rõ quy trình lắp đặt tháp. Sau đây là hướng dẫn lắp tản nhiệt nước chi tiết mà bạn có thể tham khảo!
Contents
Hướng dẫn lắp tản nhiệt nước
Tháp giải nhiệt (cooling tower) là thiết bị làm mát cho máy móc, rất phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo. Bên cạnh các tính toán thiết kế tháp giải nhiệt phù hợp thì lắp đặt tháp giải nhiệt là công việc hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng vận hành của hệ thống.
Sau đây là hướng dẫn cụ thể:
Bước 1:
– Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện tháp hạ nhiệt, bao gồm: motor, đầu phun, đế bồn, vỏ bồn, ống phun, cánh quạt, tấm tản nhiệt, lưới chắn nước.
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp đặt và bắt vít.
Bước 2:
– Tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt nước, bắt đầu từ đế bồn.
– Đối với tháp hạ nhiệt loại lớn, người dùng phải sử dụng keo đặc trưng để gắn các mảnh đế bồn lại trước. Các model tháp loại nhỏ thì nhà sản xuất đã sản xuất đế bồn theo khối hoàn chỉnh nên không cần thực hiện khâu này.
Bước 3:
– Thực hiện lắp thanh đỡ và tấm tản nhiệt nước và màng PVC tháp giải nhiệt.
Bước 4:
– Lắp vỏ bồn cho tháp làm mát.
– Đối với mã tháp giải nhiệt công suất thấp, có thể lắp vỏ bồn trước rồi đặt lên.
– Đối với tháp giải nhiệt công suất cao, cần tiến hành ghép từng mảnh vỏ bồn lại với nhau. Chú ý bắt vít thật chặt giữa các mảnh vỏ tháp với đáy tháp và giữa các thanh ngang motor với tháp giải nhiệt.
Bước 5:
– Lắp đặt lưới xám (tấm chắn nước) để ngăn nước bị bắn tung tóe trong quá trình đưa tháp vào hoạt động.
Đây là quy trình chuẩn để lắp đặt tháp giải nhiệt. Tuân thủ nguyên tắc lắp đặt này sẽ giúp phát huy tối đa hiệu suất cũng như độ bền cho thiết bị làm mát mà doanh nghiệp sử dụng.
Lưu ý khi thực hiện lắp đặt tháp giải nhiệt
Bên cạnh những hướng dẫn lắp tản nhiệt nước, đơn vị cần chú ý một số vấn đề sau trong quá trình lắp đặt thiết bị:
Lắp đặt tháp giải nhiệt trong điều kiện thích hợp
Do quá trình lắp đặt tháp giải nhiệt có sử dụng đến keo nên tuyệt đối không được thực hiện dưới trời mưa. Nước sẽ làm các lớp keo mất đi độ bám dính chắc chắn vốn có, sẽ ảnh hưởng đến độ bền của tháp sau khi đưa vào hoạt động.
Lựa chọn vị trí lắp đặt tháp giải nhiệt hợp lý
Lựa chọn vị trí lắp tháp tản nhiệt không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm không gian mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của hệ thống làm mát. Cụ thể, không khí cần được lưu thông một cách thuận tiện cả khi đi vào và đi ra khỏi tháp, giảm thiểu tối đa dòng chảy ngược.
– Thông thường, tháp giải nhiệt nước sẽ được lắp trên mái nhà hoặc trên nền phẳng của các công trình có sức chịu lực cao. Những vị trí này sẽ đem lại môi trường lưu thông gió tốt hơn, tăng cao hiệu suất tản nhiệt cho tháp.
– Khi lắp tháp tản nhiệt, phải để khoảng cách song song giữa cửa hút gió của tháp với công trình lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần đường kính ngoài của thân tháp.
– Khi sử dụng một hệ thống cooling tower gồm nhiều tháp giải nhiệt thì phải đảm bảo có khoảng trống giữa các tháp để luồng khí lưu thông. Khoảng cách lý tưởng này bằng 2 lần đường kính tháp trở lên.
Môi trường lắp đặt tháp giải nhiệt sạch sẽ
– Không gian xung quanh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền và hiệu suất của các thiết bị làm mát. Khi lắp đặt cần chú ý tránh các khu vực có nhiều bụi bẩn để tránh cho tấm tản nhiệt bị muội và bụi bám, lâu ngày chúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của tháp.
– Không nên lắp đặt tháp tản nhiệt ở các khu vực gần bếp hoặc các thiết bị sinh nhiệt. Lượng nhiệt độ tản ra từ chúng sẽ làm nóng không khí xung quanh, khiến hiệu quả làm mát của tháp bị ảnh hưởng đáng kể.
Đảm bảo đất nền vững chãi
–Tháp làm mát là thiết bị có khối lượng lớn, chưa kể chúng sẽ chứa đựng dung lượng nước khổng lồ khi đi vào làm việc. Chính vì thế, khi thi công phải đảm bảo vị trí lắp đặt tháp là một mặt phẳng, có nền cứng và vững chắc nhất có thể.
– Đảm bảo cho các bu lông neo và chân tháp được gắn chặt, không bị rung lắc hay mất cân bằng.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn lắp đặt tháp giải nhiệt đúng chuẩn mà người dùng có thể tham khảo. Ngoài ra, để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất thì doanh nghiệp nên lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt như: Tháp giải nhiệt Tashin, Liang Chi, Kumisai,…