Bộ đàm là gì? Các loại bộ đàm phổ biển, cách sử dụng

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại thì nhu cầu trao đổi thông tin của con người cũng ngày càng tăng. Thiết bị máy bộ đàm ra đời nhằm giải quyết nhu cầu đó. Vậy bộ đàm là gì? Có những loại bộ đàm phổ biến nào? Giá bộ đàm bao nhiêu? Theo dõi bài viết để được camnangdienmay.net giải đáp chi tiết nhé!

Máy bộ đàm là gì? Phân loại bộ đàm

Bộ đàm là gì?

Máy bộ đàm là loại thiết bị dùng để liên lạc và trao đổi thông tin do được trang bị khả năng thu phát hai chiều được sử dụng trong liên lạc thoại. Nguyên lí hoạt động của bộ đàm đó là hai hay nhiều bộ đàm truyền đạt thông tin qua giọng nói cho nhau trên cùng một tần số đã đăng kí và cài đặt trước đó.

Bộ đàm là gì?
Bộ đàm là gì?

Cách sử dụng máy bộ đàm cũng khá đơn giản. Nếu như bạn muốn liên lạc được thì hãy bấm và giữ nút PTT trong quá trình truyền tin. Thao tác bỏ ra khi muốn nghe tương tác từ máy bộ đàm khác.

Bộ đàm liên lạc được bao xa? là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Đối với bộ đàm vô tuyến phạm vi trò chuyện sẽ từ 0,5-10 km tùy thuộc vào công suất cao tần của bộ đàm. Công suất càng lớn thì phạm vi liên lạc càng xa. Với các môi trường ít vật cản liên lạc lên đến 10km. Còn với bộ đàm vệ tinh thì khoảng cách không phải là bài toán khó bởi ở đâu có sóng 3G, 4G hoặc wifi thì đều có thể liên lạc được không giới hạn khoảng cách.

Phân loại bộ đàm

Máy bộ đàm được phân loại dựa vào chức năng hoặc ngành nghề sử dụng. Sau đây là các loại máy bộ đàm cơ bản:

  • Dựa vào công suất cao tần hoặc nhu cầu sử dụng gồm 3 loại chính: bộ đàm cầm tay, bộ đàm trạm cố định và bộ đàm lưu động
  • Dựa vào ngành nghề: bộ đàm hàng hải, bộ đàm hàng không, bộ đàm công an, bộ đàm bảo vệ,…
  • Dựa vào mức độ kết nối: bộ đàm thông thường và bộ đàm trung kế
  • Dựa vào công nghệ: bộ đàm kỹ thuật số (digital hay vệ tinh) và bộ đàm kỹ thuật tương tự (analog)
  • Theo tần số sử dụng: Bộ đàm tần số UHF( 400 – 512 MHz), bộ đàm tần số VHF( 136 – 174 MHz), bộ đàm tần số HF (3 tới 30 MHz )
  • Theo thương hiệu: Xiaomi, Icom, Motorola, Kenwood,….

Ưu nhược điểm của bộ đàm cầm tay và điện thoại

Bộ đàm cầm tay hay máy điện thoại đều là các thiết bị hỗ trợ việc trao đổi thông tin trong cuộc sống hàng. Mỗi thiết bị đều có ưu và nhược điểm nhất định. Cùng đánh giá các ưu và nhược điểm của bộ đàm cầm tay và điện thoại dưới đây nhé!

Bộ đàm cầm tay

  • Có thể liên lạc với nhiều thiết bị cùng một lúc chỉ bằng thao tác nhấn và giữ nút PTT một cách nhanh chóng.
  • Phải có cùng tần số hoạt động thì các máy mới có thể truyền được thông tin với nhau
  • Người dùng không mất phí khi sử dụng
  • Người dùng không cần phải đăng ký mạng viễn thông từ đó không mất thêm chi phí vận hành. 

Điện thoại

  • Tại một thời điểm, điện thoại chỉ có thể liên lạc với một thiết bị
  • Phải lắp sim và nạp tiền thì mới sử dụng được, khá phức tạp về vấn đề hỗ trợ liên lạc nội mạng, ngoại mạng
  • Bắt buộc phải đăng ký mạng viễn thông
Bộ đàm và điện thoại khác nhau như thế nào?
Bộ đàm và điện thoại khác nhau như thế nào?

Đối tượng và phạm vi sử dụng bộ đàm

Đối tượng

  • Chính phủ, an ninh quân sự hay các cá nhân làm trong ngành cần có sự bảo mật cao
  • Các doanh nghiệp tư nhân chuyên làm các dịch vụ tổ chức sự kiện, bảo vệ an ninh tòa nhà, kho bãi…
  • Những người đi phượt, đi leo núi, du lịch ở những nơi sóng điện thoại yếu

Phạm vi

Máy bộ đàm dùng để làm gì và phạm vi ứng dụng như thế nào? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hiện nay, người ta ứng dụng bộ đàm chủ yếu trong các ngành, lĩnh vực sau:

  • Ngành Giáo dục: thực hiện công việc quản lý, giám sát học sinh trong trường học. Nhất là những buổi dã ngoại, việc sử dụng bộ đàm giúp đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng.
  • Ngành Dịch vụ: Bộ đàm là phương tiện liên lạc không thể thiếu trong quán ăn, nhà hàng, quán karaoke, khách sạn,… Các nhân viên sử dụng bộ đàm sẽ giúp cho công việc thực hiện dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.
  • Ngành bảo vệ an toàn trật tự, an ninh quốc gia: Ngày nay, xã hội vô cùng phức tạp với nhiều vấn đề như vi phạm an toàn giao thông, tội phạm hình sự,.. Do đó, sử dụng bộ đàm sẽ giúp cho các chiến sĩ công an có thể ứng phó kịp thời với các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh những nguy hiểm không đáng có.
Ứng dụng bộ đàm trong đời sống
Ứng dụng bộ đàm trong đời sống

Ngoài ra, hiện nay bộ đàm còn được sử dụng vào rất nhiều công việc khác, có thể kể đến như:

  • Điều hành, quản lý các chuyến bay trong ngành hàng không
  • Điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất tại nhà xưởng, khu công nghiệp,…
  • Vận hành, điều phối điện dân dụng
  • Phương tiện liên lạc trong các công trình xây dựng có quy mô vừa và lớn.

3 loại máy bộ đàm được sử dụng phổ biến hiện nay

Như đã nói, mỗi loại bộ đàm đều sở hữu ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, dựa vào điều kiện kinh tế cũng như mức độ sử dụng mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình loại bộ đàm phù hợp. Sau đây là 3 loại bộ đảm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay:

  • Bộ đàm cầm tay: Loại máy này có thể cầm trên tay và di chuyển trong quá trình sử dụng. Công suất của bộ đàm cầm tay thường không quá 6W và hoạt động bằng pin sạc
  • Bộ đàm lưu động: Loại bộ đàm này thường được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, tàu thuyền, xe,…có công suất dao động từ 25 đến 60W. Khi sử dụng bộ đàm lưu động thì anten sẽ được lắp trên nóc xe cùng bình ắc quy và nguồn điện.
  • Bộ đàm trạm trung tâm: thường được lắp tại các trạm điều hành, có công suất trên 40W và bộ phận anten phải được lắp trên cột rất cao.
3 loại bộ đàm được sử dụng phổ biến
3 loại bộ đàm được sử dụng phổ biến

Bộ đàm bao nhiêu tiền?

Giá bộ đàm bao nhiêu là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Trên thị trường, mức giá bộ đàm tùy loại thường dao động trong khoảng từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng tùy vào thương hiệu sản xuất, công suất, chức năng,…

Để biết rõ giá máy bộ đàm nhập khẩu bao nhiêu tiền thì chúng tôi đưa ra các loại máy bộ đàm thông dụng, kèm mức giá như sau:

  • Bộ đàm chuyên dùng cho bảo vệ: mức giá dao động khoảng từ 600.000 – 2.000.000 VNĐ. Các model có thể kể đến như Motorola GP-2000, Motorola GP-3188, Kenwood TK-3102
  • Bộ đàm dùng trong xây dựng: có mức giá từ 600.000 – 4.000.000 VNĐ với các model như Icom V80, HYT TC-700, Icom V82,…
  • Bộ đàm dùng trong quán bar, karaoke:  mức giá dao động từ 700.000 – 2.400.00 VNĐ với các dòng như Motorola GP-328 Plus, Icom IC V80,…
  • Bộ đàm dùng trong các khu du lịch: Mức giá dao động từ 1.900.000 – 4.000.000 VNĐ với các model phổ biến như Motorola GP-3688, Kenwood TK-328,…
  • Bộ đàm dùng trong sản xuất: mức giá từ 2.500.000 – 5.000.000 VNĐ với các model như IC-V80 UHF, Motorola GP-2000 UHF,…
Giá bộ đàm bao nhiêu?
Giá bộ đàm bao nhiêu?

Một số lưu ý về cách sử dụng bộ đàm

Nếu muốn liên lạc và truyền tải thông tin bằng các loại máy bộ đàm với nhau thì phải cài đặt chung tần số và kênh hoạt động. Do đó, với những người lần đầu áp dụng cách xài bộ đàm thì cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Trước khi sử dụng nên kiểm tra lại tình trạng pin, nếu pin yếu hay hết pin thì cần mang máy đi sạc ngay
  • Nên sử dụng tai nghe để hỗ trợ chất lượng âm thanh một cách tốt nhất, nhất là ở những nơi có nhiều tiếng ồn.
  • Khi chọn mua thiết bị thì bạn hãy test xem anten có khớp với loại bộ đàm mà mình mua không, việc sử dụng sai anten thì sẽ khiến cho bộ đàm dễ hỏng.

Trên đây là các thông tin chi tiết về thiết bị máy bộ đàm. Hy vọng, kiến thức mà chúng tôi chia sẻ hữu ích cho những ai đang có ý định mua và sử dụng bộ đàm. Truy cập camnangdienmay.net để biết thêm nhiều kiến thức mới và bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *