Chu di tam tộc là gì? Những vụ án chu di tam tộc chấn động

Nếu bạn đã từng xem phim cổ trang Trung Quốc về các triều đại nổi tiếng thì chắc chắn không thể không biết đến cụm từ “chu di tam tộc”. Vậy chu di tam tộc là gì? Có những vụ án chu di tam tộc nào chấn động ở Trung Quốc và Việt Nam? Theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Chu di tam tộc là gì?

  • “Chu”, Hán Việt là “tru”, (tiếng Hán là 誅): Giết nhiều người dựa trên tội trạng có sẵn
  • “Di” (tiếng Hán 夷): giết hết, ngày xưa ai có tội nặng thì hình phạt cao nhất là giết cả chín họ
  • “Tam” (tiếng Hán 三), có nghĩa là số 3
  • “Tộc” (tiếng Hán là 族: dòng dõi, con cháu

Theo đó, “chu di tam tộc” là người có tội trái với luật lệ nước nhà, trái với đạo lý sẽ phải chịu khung hình phạt cao nhất. Đây cũng là một trong những hình phạt cao nhất ở thời kỳ phong kiến của các triều đại Việt Nam và Trung Quốc.

Chu di tam tộc là gì?
Chu di tam tộc là gì?

Như thế nào là tam tộc?

“Tam tộc” có nghĩa là gì? Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về tam tộc. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản, “tam tộc” bao gồm “phụ mẫu” (cha mẹ), “huynh đệ” (anh em) và “thê tử” (vợ con).

Một nghiên cứu khác lại cho rằng “tam tộc” bao gồm “phụ” (cha), “mẫu” (mẹ) và “thê” (vợ). Ngoài ra, có thuyết khác lại nói “tam tộc” chính là “phụ” (cha”, “tử” (con) và “tôn” (cháu)

Tại sao lại phải chu di tam tộc?

Chu di tam tộc được biết đến là hình phạt cực kỳ tàn bạo trong thời kỳ phong kiến. So người chết trong hình phạt này cực lớn, có thể lên đến hàng trăm, thậm chí lên đến hàng nghìn người.

Trong khi đó, số người liên quan trong hình phạt này chưa chắc đã phạm tội hay tham gia vào vụ án nào đó. Chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, mỗi người bị tội nặng gây ảnh hưởng đến sự an nguy của cả dòng tộc.

Mặt khác, những phạm nhân gặp hình phạt chu di tam tộc còn được lưu danh vào thiên cổ, tội ác không thể tha thứ cũng như sông Hoàng Hà cũng không bao giờ gột rửa sạch được hết.

Có thể giải thích chu di tam tộc có nghĩa là gì đơn giản như sau:

  • Đây là tội trạng quá mức cho phép, không thể tha thứ, cần phải xử phạt băng tính mạnh để răn đe với những người khác
  • Đây là hành vi phạm tội có thể do dòng tộc cấu kết với nhau thực hiện, vì lợi ích đạt được sẽ được san sẻ cho cả dòng tộc nên mới cần phải xử tất cả những người có liên quan
  • Hình nhạt này sẽ tiêu diệt hết hậu họa về sau, tránh những người con cháu đời sau có thể quay lại để trả thù, hay còn được gọi là “diệt cỏ tận gốc”

Vụ án chu di tam tộc chấn động trong lịch sử Việt Nam 

Thảm án Lệ Chi Viên 

Cho đến nay, thảm án Lệ Chi Viên vẫn được xem là án oan sai “chu di tam tộc” lớn nhất tại Việt Nam. Trong Sử sách đã ghi lại, vào tháng 7/1442, vua Lê Thánh Tông đi tuần ở miền Đông và được Nguyễn Trãi tiếp đón ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi.

Ít lâu sau, vua về đến nghỉ ngơi ở Lệ Chi Viên cùng với vợ lẽ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ. Thị Lộ được vua Lê yêu quý bởi nhan sắc đẹp, văn chương hay nên luôn được hầu hạ cạnh vua. Khi nghỉ ngơi tại Lệ Chi Viên thì vua thức suốt đêm với bà và cho đến sáng thì băng hà một cách đột ngột. Lúc này vua Lê Thái Tông chỉ mới 20 tuổi.

Vụ án chu di tam tộc Nguyễn Trãi nổi tiếng
Vụ án chu di tam tộc Nguyễn Trãi nổi tiếng

Lúc đó, Nguyễn Thị Lộ đã bị triều đình quy vào tội giết vua, dẫn đến việc Nguyễn Trãi và gia đình phải chịu hình phạt chu di tam tộc. Và đây cũng là vụ án nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Đây cũng là câu trả lời lý giải cho câu hỏi vì sao Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc.

Mãi đến tận sau này, đến đời vua Lê Thánh Tông thì Nguyễn Trãi mới được rửa oan. Tuy nhiên sử sách lại không hề đề cập đến quá trình điều tra cái chết cũng như nguyên nhân tử vong hay thông tin về thủ phạm sát hại vua Lê Thái Tông.

Vụ án Cao Bá Quát bị chu di tam tộc

Cao Bá Quát sinh năm 1809, làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ bé, Cao Bá Quát đã nổi tiếng bởi sự thông minh, tài giỏi và chữ viết đẹp. Cho đến nay, người ta vẫn lưu truyền ông là người văn hay chữ tốt.

Giai đoạn từ năm 1854 đến 1855, chứng kiến cảnh người dân khốn khổ do mất mùa, hạn hán nên Cao Bát Quát đã đứng lên lãnh đạo nhân dân phát động khởi nghĩa chống lại sự quản lý của triều đình nhà Nguyễn.

Vụ án Cao Bá Quát bị tru di tam tộc
Vụ án Cao Bá Quát bị tru di tam tộc

Sau khi lãnh đạo quân liên tiếp thắng nhiều trận ở Thanh Oai, Ứng Hòa, Kim Bảng, năm 1855, ông tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân đi chiếm Yên Sơn và hi sinh trong trận này. Chính vụ việc này đã khiến cho vua Nguyễn phẫn nộ, ban lệnh chu di tam tộc nhà Cao Bát Quát và cấm lưu hành thơ văn của ông.

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc chu di tam tộc là gì, nêu ra những vụ án chu di tam tộc chấn động tại Việt Nam. Hy vọng, những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lịch sử nước nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *